NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ
Đào Quốc Việt1; Nguyễn Tiến Bình2; Nguyễn Thị Phi Nga3
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định mật độ xương, tỷ lệ loãng xương ở đối tượng thừa cân béo phì. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 341 trường hợp có BMI ≥ 23 so sánh với nhóm chứng 129 người có 18 ≤ BMI < 23. Kết quả:
– Giá trị trung bình của mật độ xương cổ xương đùi (toàn bộ, vùng cổ chính danh) và xương cột sống thắt lưng ở nhóm nghiên cứu (0,97 ± 0,15 g/cm2; 0,91 ± 0,15 g/cm2 và 1,15 ± 0,22 g/cm2) cao hơn nhóm chứng (0,88 ± 0,13 g/cm2; 0,83 ± 0,12 g/cm2 và 1,06 ± 0,18 g/cm2).
– Tỷ lệ giảm mật độ xương, loãng xương vị trí cổ xương đùi (toàn bộ, vùng cổ chính danh) và xương cột sống thắt lưng ở nhóm nghiên cứu (12,3%; 25,5% và 31,7%) thấp hơn nhóm chứng (27,9%; 45,7% và 48,8%).
– Z-score trung bình ở nhóm nghiên cứu (0,94 ± 0,99; 0,72 ± 0,96; 0,46 ± 1,32) cao hơn nhóm chứng (0,39 ± 1,0; 0,27 ± 0,91; 0,03 ± 1,33).
– Z-score trung bình tại vị trí cổ xương đùi ở người có mật độ xương bình thường của nhóm nghiên cứu (1,19 ± 0,78; 1,11 ± 0,75) cao hơn nhóm chứng (0,81 ± 0,82; 0,83 ± 0,75).
– Tỷ lệ giảm mật độ xương và loãng xương cổ xương đùi (total, neck), xương cột sống thắt lưng ở nhóm có BMI 23 – 24,9 (21,5%; 41,9%; 45,2%) cao hơn nhóm BMI ≥ 25 (8,9%; 19,4%; 26,6%).
Kết luận: ở người thừa cân béo phì, mật độ xương cao hơn, trong khi tỷ lệ loãng xương thấp hơn so với người có BMI bình thường

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ

Leave a Comment