Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt được điều trị tại khoa Huyết học-Truyền máu, bệnh viện Bạch Mai năm 2015-2016

Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt được điều trị tại khoa Huyết học-Truyền máu, bệnh viện Bạch Mai năm 2015-2016

Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt được điều trị tại khoa Huyết học-Truyền máu, bệnh viện Bạch Mai năm 2015-2016.Thiếu máu là một hội chứng hay gặp trong nhiều bệnh, nhất là các bệnh về máu, là tình trạng giảm lượng Hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể [1]. Các nghiên cứu ước tính có 30% dân số thiếu máu. Thiếu máu gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng tỷ lệ ở trẻ em, phụ nữ cao hơn rất nhiều (26% trẻ em ở các nước đang phát triển, 77% trẻ em ở các nước kém phát triển bị thiếu máu) [2].


Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu, trong đó thiếu máu thiếu sắt là một trong những nguyên nhân thường gặp, chiếm đến 25-35% trong các trường hợp thiếu máu [3]. Thiếu máu thiếu sắt được quan tâm tới từ khá lâu. Trong các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt là vấn đề phổ biến và khó giải quyết. Mặc dù bệnh gây hậu quả xấu đối với sức khoẻ nhưng triệu chứng lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt tiềm ẩn, không nổi bật nên ít gây chú ý đối với mọi người. Trong chẩn đoán hội chứng thiếu máu, tìm nguyên nhân, phân loại và theo dõi điều trị phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, trong đó các kết quả về chỉ số hồng cầu hết sức quan trọng. Để tìm hiểu các chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt và những thay đổi các chỉ số này trong quá trình điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt được điều trị tại khoa Huyết học – Truyền máu, bệnh viện Bạch Mai năm 2015-2016” với 2 mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Mô tả một số chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt.
2. Bước đầu tìm hiểu sự thay đổi các chỉ số hồng cầu sau điều trị thiếu máu thiếu sắt.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    2
1.1. Quá trình sinh hồng cầu ở người trưởng thành bình thường    2
1.1.1. Sinh lý học hồng cầu    2
1.1.2. Quá trình sản sinh hồng cầu    4
1.1.3. Một số chỉ số hồng cầu    7
1.2. Quá trình chuyển hóa sắt ở người bình thường    8
1.2.1. Sơ bộ về vai trò của sắt trong cơ thể    9
1.2.2. Các dạng sắt và chu trình chuyển hóa sắt hàng ngày    9
1.2.3. Nhu cầu sắt của cơ thể    10
1.3. Khái niệm về thiếu máu, phân loại thiếu máu    11
1.3.1. Thiếu máu hồng cầu nhỏ và/hoặc nhược sắc    12
1.3.2. Thiếu máu hồng cầu bình thường, đẳng sắc    12
1.3.3. Thiếu máu hồng cầu to    12
1.3.4. Thiếu máu lưỡng hình    12
1.4. Tổng quan về thiếu máu thiếu sắt    12
1.4.1. Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt    12
1.4.2. Biểu hiện lâm sàng    13
1.4.3. Biểu hiện xét nghiệm    13
1.4.4. Điều trị    14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    15
2.1. Đối tượng nghiên cứu    15
2.2. Phương pháp nghiên cứu    15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    15
2.2.2. Các thông số nghiên cứu    15
2.2.3. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu    16
2.2.4. Nguyên lý một số kỹ thuật được áp dụng    16
2.2.5. Một số tiêu chuẩn đánh giá    18
2.3. Phương pháp xử lý số liệu    19
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu    19
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    20
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    20
3.1.1. Đặc điểm về giới    20
3.1.2. Đặc điểm về tuổi    21
3.1.3. Đặc điểm về nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt    22
3.2. Đặc điểm về xét nghiệm huyết học của đối tượng nghiên cứu    23
3.2.1. Phân loại mức độ thiếu máu theo HGB tại thời điểm trước điều trị    23
3.2.2. Đặc điểm các chỉ số hồng cầu    23
3.2.3. Đặc điểm chỉ số HCL và RDW trong thiếu máu thiếu sắt    25
3.3. Đặc điểm về sắt huyết thanh và sắt dự trữ của đối tượng nghiên cứu    26
3.3.1. Đặc điểm về sắt huyết thanh    26
3.3.2. Đặc điểm về sắt dự trữ    27
3.4. Đặc điểm xét nghiệm huyết học của các nhóm đối tượng tại các thời điểm điều trị    27
3.4.1. Đặc điểm kết quả sau điều trị của các nhóm đối tượng    27
3.4.2. Một số chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt sau điều trị    28
3.4.3. Đặc điểm hồng cầu của các nhóm đối tượng tại các thời điểm điều trị    29
Chương 4: BÀN LUẬN    32
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    32
4.1.1. Phân bố bệnh theo giới    32
4.1.2. Phân bố bệnh theo nhóm tuổi    32
4.1.3. Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt    33
4.2. Đặc điểm hồng cầu, sắt và Ferritin huyết thanh    35
4.2.1. Đặc điểm hồng cầu trưởng thành và hồng cầu lưới    35
4.2.2. Đặc điểm sắt và ferritin huyết thanh    37
4.3. Đặc điểm các chỉ số hồng cầu của đối tượng nghiên cứu tại các thời điểm điều trị    39
KẾT LUẬN    41
KIẾN NGHỊ    42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Nhu cầu sắt hàng ngày của cơ thể     11
Bảng 3.1: Tỷ lệ phân bố độ tuổi của đối tượng nghiên cứu    21
Bảng 3.2: Tỷ lệ các nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt    22
Bảng 3.3: Mức độ thiếu máu theo HGB tại thời điểm trước điều trị    23
Bảng 3.4: Đặc điểm các chỉ số của hồng cầu trưởng thành và HCL    23
Bảng 3.5: Đặc điểm các chỉ số hồng cầu theo các nhóm nguyên nhân    24
Bảng 3.6: Chỉ số về HCL và RDW của bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt    25
Bảng 3.7: Phân bố tỷ lệ % các mức nồng độ Ferritin    27
Bảng 3.8: Tỷ lệ các nhóm đối tượng sau điều trị    27
Bảng 3.9: Một số chỉ số hồng cầu của bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt sau điều trị    28
Bảng 3.10: Thay đổi một số chỉ số hồng cầu theo nguyên nhân gây bệnh    29
Bảng 3.11: Thay đổi một số chỉ sô hồng cầu theo mức độ thiếu máu    30
Bảng 3.12: Thay đổi một số chỉ số hồng cầu theo chênh lệch HGB sau điều trị    31
Bảng 4.1: So sánh một số chỉ số hồng cầu sau điều trị với  nghiên cứu khác    39

Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt được điều trị tại khoa Huyết học-Truyền máu, bệnh viện Bạch Mai năm 2015-2016

Leave a Comment