Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên.Viêm nhiễm đường sinh dục là một trong những bệnh hay gặp ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ và là bệnh gặp nhiều nhất trong các bệnh phụ khoa [65], [115]. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản, lao động và chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Viêm nhiễm đường sinh dục còn là nguyên nhân vô sinh, chửa ngoài tử cung, sẩy thai và nhiều biến chứng khác. Bệnh cũng là yếu tố gây cản trở việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục [7], [50].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có khoảng 50% phụ nữ tuổi sinh đẻ trên thế giới bị viêm nhiễm đường sinh dục, tập trung nhiều ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [96], [115], [103]. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo ưu tiên kiểm soát và khống chế bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV [116].
Tại Việt Nam, tỉ lệ hiện mắc viêm nhiễm đường sinh dục chiếm tương đối cao, dao động từ 40 – 80% theo từng nghiên cứu [110], [111]. Theo một số nghiên cứu trước đây cho thấy: tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ khu vực biển đảo thành phố Hải Phòng là 46,5% [68]; ở Hà Nội là 37,0% [92]; ở Thừa Thiên Huế là 23,3% [41]. Điều đáng chú ý là tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ nông thôn thường tăng cao hơn so với một số vùng khác, ví dụ như ở vùng nông thôn chiêm trũng Hà Nam (58,4%); vùng nông thôn đồng bằng Hải Dương (52,0%); thậm chí ở phụ nữ dân tộc Thái vùng nông thôn miền núi Nghệ An (64,1%) [51].
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên Ở nước ta, chương trình phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV đã được thực hiện từ lâu [8], [9], [11], [57] nhưng nhìn chung hiệu quả của các chương trình này còn thấp, đặc biệt là tại các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa [65]. Tại các vùng này, phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, do những yếu tố bất lợi về điều kiện vệ sinh, điều kiện lao động, mức sống thấp [12], [65], [92]. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế [12], [65], kiến thức về viêm nhiễm đường sinh dục chưa cao [65], [63], [111] và sự tồn tại của bất bình đẳng giới [65] đã làm gia tăng tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại khu vực này.
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội của người nông dân ở mức trung bình [14]; công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế mà tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ có thể cao và có thể cần có những giải pháp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục hiệu quả dành cho phụ nữ nông thôn miền núi. Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao? Yếu tố nguy cơ nào tác động đến tỉ lệ bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ? Giải pháp nào để phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn miền núi Thái Nguyên hiệu quả? Xuất phát từ những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm dường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp”. Với các mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ nông thôn miền núi độ tuổi sinh đẻ có chồng tỉnh Thái Nguyên năm 2012.
2. Xác định một số yếu tố viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có chồng ở nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên.
3. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ nông thôn xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm dường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Duy Ánh (2009), “Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và mối liên quan với kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ có chồng tại Đông Anh”, Tạp chí Y học thực hành, 8 (668), tr. 53-55.
2. Nguyễn Duy Ánh (2009), “Thực trạng và yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ nữ có chồng độ tuổi 18 – 49 tại quận Cầu Giấy”, Tạp chí Y học thực hành, 8 (669), tr. 21-24.
3. Nguyễn Duy Ánh (2010), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của viêm nhiêm đường sinh dục dưới ở phụ nữ Hà Nội từ 18-49 tuổi đã có chồng, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Ánh (2013), Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành
phòng chống bệnh VNĐSDD của phụ nữ độ tuổi 18 – 49, có chồng tại xã Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học
Thái Nguyên.
5. Nguyễn Trọng Bài, Võ Văn Thắng (2011), “Các yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18-49 tuổi có chồng tại
huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2009″, Tạp chí Y học dự phòng, 121 (3), tr. 15-19.
6. Nguyễn Trọng Bài, Võ Văn Thắng (2011), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18-49 tuổi có chồng tại huyện Thới
Bình, tỉnh Cà Mau năm 2009″, Tạp chí Y học dự phòng, 121 (3), tr. 33-36.
7. Bộ môn Sản (2014), Sản phụ khoa, Tài liệu giảng dạy sau đại học,
Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
8. Bộ Y tế 2000, Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản 2001 – 2010, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2002), Kế hoạch tổng thể quốc gia về Làm mẹ an toàn giai đoạn 2003 – 2010, Bộ Y tế, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2009), “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, Bộ Y tế, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (2012), “Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh giai đoạn 2011-2015”, Bộ Y tế, Hà Nội.
12. Bộ Y tế, Nhóm đối tác Y tế (2012), Báo cáo chung tong quan ngành y tế năm 2012: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Hà Nội.
13. Bộ Y tế, Nhóm đối tác Y tế (2013), Báo cáo chung tong quan ngành y tế năm 2013: Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, Bộ Y tế, Hà Nội.
14. Cục thống kê Thái Nguyên (2013), Niên giám thống kê 2012, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
15. Cục Y tế dự phòng và Môi Trường – Bộ Y tế (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, Bộ Y tế, Hà Nội.
16. Dương Thị Cương (2004), Bài giảng Sản phụ khoa, Tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. Trần Thị Đức, Cao Ngọc Thành (2007), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) tại một số xã của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Phụ sản, Số đặc biệt, tr. 181-193.
18. Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ (2004), Lâm sàng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19. Kim Bảo Giang, Hoàng Văn Minh (2011), “Sự cải thiện kiến thức về một số bệnh lây truyền qua đường tình dục của công nhân một số nhà máy may công nghiệp tại tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh sau một năm can thiệp truyền thông”, Tạp chí Y học thực hành, 759
(4), tr. 20-23.
20. Bùi Thị Thu Hà (2007), “Nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ từ 19¬49 tuổi phường Mai Dịch, Hà Nội năm 2005”, Tạp chí Y học thực hành,
12, tr. 93-96.
21. Cấn Hải Hà (2014), Thực trạng viêm nhiêm đường sinh dục ở phụ nữ 15¬49 tuoi có chồng tại xã Kim Quan – Thạch Thất – Hà Nội và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
22. Đỗ Hàm (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Hoàng Minh Hằng (2011), Đánh giá nhận thức của phụ nữ 15-49 tuổi về viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ Vĩnh Bảo, Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
24. Đoàn Huy Hậu, Nguyễn Văn Ba, Hoàng Văn Lương (2007), “Nghiên cứu nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ trong nhóm dân cư vạn chài du canh tại một số địa bàn khu vực phía Bắc Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, 4 (816), tr. 13-18.
25. Đỗ Mai Hoa (2009), “Hành vi tìm kiếm các hình thức khám chữa bệnh VNĐSD của phụ nữ tại Chí Linh, Hải Dương”, Tạp chí Y tế công cộng, 4 (4), tr. 11-17.
26. Nguyễn Thị Kim Hoa (2010), “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh nhiễm trùng đường tiểu”, Tạp chí Y học thực hành, 763 (4), tr. 115-117.
27. Đàm Khải Hoàn (2010), Dân số – chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
28. Đàm Khải Hoàn (2010), Huy động cộng đồng truyền thông ở miền núi phía Bắc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
29. Đàm Khải Hoàn (2010), Nghiên cứu thực trạng chăm sóc sản khoa thiết yếu tại tuyến xã thuộc huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp can thiệp, Đề tài cấp Đại học, Đại Học Thái Nguyên, mã số 2012 – TN05-10, Thái Nguyên.
30. Đàm Khải Hoàn (2013), Chẩn đoán cộng đồng, Tài liệu giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
31. Đàm Khải Hoàn (2013), Khoa học hành vi & Giáo dục nâng cao sức khỏe, Tài liệu giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
32. Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Thành Trung (2001), “Thực trạng chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở miền núi phía Bắc”, Kỷ yếu hội thảo Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc những vùng khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc, 12/2001, tr. 205-212.
33. Đàm Khải Hoàn, Hạc Văn Vinh, Đàm Thị Tuyết (2003), Nghiên cứu mô hình huy động giáo viên “cắm bản” tham gia công tác truyền thông – giáo dục sức khỏe sinh sản cho người dân vùng cao huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp bộ, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái
Nguyên.
34. Nguyễn Văn Học (2011), “Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại huyện Thanh Hà – Hải Dương năm 2007”, Tạp chí Y học Việt Nam, tr. 67-70.
35. Nguyễn Văn Học (2011), “Một số yếu tố liên quan tới bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 19 – 53 tuổi có chồng tại quận Hồng Bàng năm 2010”, Tạp chí Y học Việt Nam, 4 (1), tr. 50-53.
36. Nguyễn Văn Học, Vũ Quang Khải (2011), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương năm 2007”, Tạp chí Y học Việt Nam, 5 (1), tr. 34-37.
37. Nguyễn Văn Học, Đào Văn Lân (2009), “Một số yếu tố liên quan chính tới bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ từ 18-52 tuổi tại quận Kiến An, Hải Phòng năm 2009”, Tạp chí Y học thực hành, (789) 4, tr. 110-115.
38. Vũ Bá Hòe (2008), Xác định tỉ lệ mắc và nhận thức, thái độ, thực hành của phụ nữ 15-49 tuổi về viêm nhiêm đường sinh dục dưới tại huyện
Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng năm 2008, Luận án bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Thái Bình.
39. Đinh Thanh Huề, Lê Văn Tế (2004), “Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng, độ tuổi sinh đẻ ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình”, Tạp chí Y học thực hành, (658) 3, tr. 65-67.
40. Nguyễn Thị Huệ, Lâm Đức Tâm (2010), “Khảo sát kiến thức về vệ sinh phụ nữ với tình trạng viêm âm đạo tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ”, Tạp chí Y học thực hành, 12 (745), tr. 16-19.
41. Phạm Đình Hùng, Đinh Thanh Huề (2004), “Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ xã Hương Long thành phố Huế”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 27 (1), tr. 127-132.
42. Phạm Thị Khanh (2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuắn đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
43. Trần Thị Lài (2011), Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong diện tuổi sinh đẻ tỉnh Hậu Giang năm
2011, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Hậu Giang.
44. Nguyên Thị Liên (2010), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng từ 15 – 49 tuổi tại xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc năm 2009, Luận văn Chuyên khoa I – Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
45. Trần Thị Lợi (2009), “Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13 (Phụ bản 1), tr. 11-16.
46. Trần Uy Lực (2012), Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2012, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hải Phòng.
47. Nguyên Khắc Minh, Đinh Thanh Huề, Cao Ngọc Thành (2009), “Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm nhiêm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Tiên Phước-Quảng Nam 2007”, Tạp chí Yhọc thực hành, 662 (5), tr. 15-19.
48. Nguyên Hoàng Nam (2010), Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18-49 tuổi có chồng tại huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng năm 2010, Luận án bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Huế.
49. Trần Trọng Nghĩa (2011), Tìm hiểu về hiểu biết, thái độ, hành vi phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18-49 tại Tam An – Phú Ninh – Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
50. Phạm Bá Nha (2012), Viêm nhiễm đường sinh dục, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
51. Lê Thị Oanh, Lê Hồng Hinh (2001), “Tìm hiểu các căn nguyên vi khuẩn và ký sinh trùng gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ”, Tạp chí Y học thực hành, 865 (7), tr. 32-37.
52. Nguyễn Minh Quang (2013), Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp, Luận án tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội.
53. Nguyễn Minh Quang, Ngô Văn Toàn (2010), “Hiểu biết của người dân về các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục”, Tạp chí Y học thực hành, 751 (2), tr. 44-46.
54. Lê Thanh Sơn, Trần Thị Chung Chiến, Đoàn Huy Hậu (2007), “Đặc điểm nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và hiệu quả
mô hình can thiệp tại tỉnh Hà Tây”, Tạp chí Y Dược học quân sự, 32, tr. 14-17.
55. Lâm Đức Tâm, Nguyễn Thị Huệ (2011), “Khảo sát hành vi về vệ sinh phụ nữ với tình trạng Viêm âm đạo tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ”, Tạp chí Y học thực hành, 748 (5), tr. 39-41.
56. Lưu Thị Kim Thanh (2012), “Nghiên cứu bệnh nhiễm trùng sinh dục dưới của phụ nữ nông thôn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, tr. 50-60.
57. Thủ tướng chính phủ 2000, Quyết định số: 136/2000/QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010, Hà Nội.
58. Thủ tướng chính phủ 2011, Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg, Quyết định về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội.
59. Thủ tướng chính phủ 2011, Quyết định số: 2013/QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.
60. Lê Thanh Thúy (2005), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ có chồng tuổi 18 – 49 tai phường Mai Dịch quận Cầu Giấy Hà nội năm 2005, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
61. Ngô Đức Tiệp (2011), Thực trạng viêm nhiêm đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 19 – 49 tuổi có chồng tại quận Lê Chân, Hải Phòng năm 2011, Luận án bác sỹ chuyên khoa II Quản lý y tế, Trường Đại học Y Hải Phòng.
62. Tổng cục dân số – kế hoạch hóa gia đình and Quỹ dân số liên hợp quốc 2011, Nội dung chủ yếu về chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.
63. Tổng cục Thống kê (2011), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2011, Báo cáo kết quả, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội, tr. 137-140.
64. Trung tâm nghiên cứu và phát triển y tế cộng đồng (2004), Kết quả
nghiên cứu: Khảo sát thực trạng bệnh nhiêm khuẩn đường sinh sản, u
vú, ung thư cổ tử cung của phụ nữ Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và phát triển y tế cộng đồng, Hà Nội.
65. Trường Đại học Y tế công cộng (2009), Báo cáo đánh giá thực hiện chiến
lược chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 2001 – 2010, Hà Nội.
66. UNFPA (2008), Sinh đẻ của cộng đồng Dân tộc thiểu số – Nghiên cứu định tính tại tỉnh Bình Định, UNFPA, Hà Nội.
67. UNFPA (2008), Sức khỏe sinh sản của đồng bào Hmông tỉnh Hà Giang: Nghiên cứu nhân học y tế, UNFPA, Hà Nội.
68. Đỗ Thị Uyên (2012), Thực trạng nhiêm khuẩn đường sinh dục dưới và tổn thương tế bào học ở phụ nữ nhóm tuổi từ 19 – 65 tại 4 xã huyện An Lão, Hải Phòng năm 2012, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hải Phòng.
69. Nguyễn Đức Vy (2006), Sản phụ khoa, Tài liệu giảng dạy sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
70. Phạm Thu Xanh (2014), Thực trạng nhiêm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi 18 – 49 tại khu vực biển, đảo thành phố Hải Phòng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
MỤC LỤC Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm dường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN li
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC HỘP THOẠI x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Khái quát về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 3
1.1.1. Khái niệm về viêm nhiễm đường sinh dục 3
1.1.2. Phân loại viêm nhiễm đường sinh dục 3
1.1.3. Nguyên nhân gây một số viêm nhiễm đường sinh dục thường gặp 3
1.1.4. Đặc điểm viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ 4
1.2. Đặc điểm dịch tễ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ 5
1.2.1. Viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ trên thế giới 5
1.2.2. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam 8
1.3. Một số yếu tố nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ 12
1.3.1. Nhóm yếu tố về hành vi sức khỏe người phụ nữ 12
1.3.2. Nhóm yếu tố môi trường và xã hội 13
1.3.3. Nhóm yếu tố về hệ thống y tế 15
1.3.4. Yếu tố nhân khẩu học và một số yếu tố khác 17
1.4. Mô hình phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục 20
1.4.1. Một số mô hình phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục trên thế giới 20
1.4.2. Phương pháp huy động cộng đồng 22
1.4.3. Một số mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe để phòng chống bệnh viêm
nhiễm đường sinh dục / lây truyền qua đường tình dục tại Việt Nam 26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 29
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 32
2.2.2. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu định lượng 33
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu định tính 37
2.3. Nội dung can thiệp cộng đồng 38
2.3.1. Các bước tiến hành can thiệp 38
2.3.2. Giải pháp can thiệp (Sơ đồ 2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu) 39
2.4. Chỉ số nghiên cứu 43
2.4.1. Phân nhóm các chỉ số nghiên cứu 43
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá các biến số 45
2.5. Phương pháp thu thập thông tin 50
2.5.1. Phần định lượng 50
2.5.2. Phần định tính 52
2.5.3. Vật liệu nghiên cứu 52
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 53
2.6.1. Kỹ thuật phân tích số liệu 53
2.6.2. Phương pháp khống chế sai số 53
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 54
Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. Dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ nông thôn miền núi độ
tuổi sinh đẻ có chồng Thái Nguyên 55
3.1.1. Tỉ lệ bệnh 55
3.1.2. Phân bố bệnh 56
3.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 60
3.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 60
3.2.2. Một số yếu tố nguy cơ với bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 66
3.3. Kết quả can thiệp 72
3.3.1. Thực hiện các bước tiến hành can thiệp 72
3.3.2. Kết quả các giải pháp can thiệp 76
3.4. Hiệu quả các giải pháp can thiệp 80
Chương 4. BÀN LUẬN 90
4.1. Đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ tuổi sinh đẻ có
chồng ở nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên 90
4.1.1. Tỉ lệ bệnh 90
4.1.2. Phân bố bệnh 91
4.2. Yếu tố liên quan đến bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 93
4.2.1. Yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục của đối tượng nghiên cứu 93
4.2.2. Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 98
4.3. Hiệu quả can thiệp 103
4.3.1. Kênh tiếp cận thông tin và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh VNĐSD tại
trạm y tế xã trước can thiệp 104
4.3.2. Hiệu quả sau can thiệp 106
KẾT LUẬN 112
KHUYẾN NGHỊ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC 128
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán một số bệnh viêm nhiễm đường sinh dục hay gặp . 49
Bảng 3.1. Phân bố tỉ lệ bệnh viêm nhiễm đường sinh dục theo lứa tuổi 56
Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ bệnh viêm nhiễm đường sinh dục theo trình độ học vấn 56
Bảng 3.3. Phân bố tỉ lệ bệnh viêm nhiễm đường sinh dục theo dân tộc 57
Bảng 3.4. Phân bố tỉ lệ bệnh viêm nhiễm đường sinh dục theo nghề nghiệp, điều
kiện kinh tế 57
Bảng 3.5. Phân bố tỉ lệ bệnh viêm nhiễm đường sinh dục theo qui mô gia đình và
khu vực sống 58
Bảng 3.6. Kiến thức của phụ nữ về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 60
Bảng 3.7. Thái độ của đối tượng nghiên cứu với bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
(n = 1200) 62
Bảng 3.8. Thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ 64
Bảng 3.9. Nguồn truyền thông về phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
mà phụ nữ tiếp cận được 65
Bảng 3.10. Tỉ lệ phụ nữ được tư vấn và hài lòng với chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh viêm nhiễm đường sinh dục tại trạm y tế xã 65
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa một số yếu tố thuộc về bản thân với bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục 66
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh với
bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 67
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa một số dịch vụ với bệnh viêm nhiễm đường sinh
dục của người phụ nữ 68
Bảng 3.14. Tổng hợp các yếu tố nguy cơ đến bệnh VNĐSD ở người phụ nữ nông
thôn Thái Nguyên 69
Bảng 3.15. Thái độ của các phụ nữ với một số giải pháp dự kiến xây dựng để
phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục (n = 1200) 73
Bảng 3.16. Kết quả cải thiện năng lực cho cán bộ tham gia mô hình phòng chống
viêm nhiễm đường sinh dục trước và sau tập huấn 77
Bảng 3.17. So sánh sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành tốt của phụ nữ về
phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ở 2 xã nghiên cứu 83
Bảng 3.18. So sánh hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về
phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ở 2 xã nghiên cứu 84
Bảng 3.19. Sự thay đổi tình trạng vệ sinh phòng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
của phụ nữ ở xã can thiệp (xã Thành Công) 84
Bảng 3.20. Sự thay đổi tình trạng vệ sinh phòng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
của phụ nữ ở xã đối chứng (xã Phúc Thuận) 85
Bảng 3.21. Hiệu quả can thiệp đối với tình trạng vệ sinh phòng bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục của phụ nữ ở 2 xã nghiên cứu 85
Bảng 3.22. Sự thay đổi chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục tại trạm y tế xã can thiệp (xã Thành Công) 86
Bảng 3.23. Sự thay đổi chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục tại trạm y tế xã đối chứng (xã Phúc Thuận) 86
Bảng 3.24. Hiệu quả can thiệp đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
VNĐSD của phụ nữ ở 2 xã nghiên cứu 87
Bảng 3.25. Sự thay đổi tỉ lệ hiện mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ 2 xã nghiên cứu 87
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
•
Hình 2.1. Bản đồ địa lý tỉnh Thái Nguyên 31
Sơ đồ 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu 33
Sơ đồ 2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu 40
Hình 3.1. Biểu đồ tình hình bệnh VNĐSD của phụ nữ tham gia nghiên cứu 55
Hình 3.2. Biểu đồ căn nguyên bệnh VNĐSD của phụ nữ nông thôn 55
Hình 3.3. Biểu đồ phân loại mức độ kiến thức về phòng chống bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục 62
Hình3.4. Biểu đồ phân loại mức độ thái độ về phòng chống bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục 63
Hình 3.5. Biểu đồ phân loại mức độ thực hành về phòng chống bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục 64
Hình 3.6. Sơ đồ mô hình phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 79
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh mức độ kiến thức về phòng chống viêm nhiễm đường
sinh dục trước và sau can thiệp tại xã can thiệp (xã Thành Công) 80
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh mức độ kiến thức về phòng chống viêm nhiễm đường
sinh dục trước và sau can thiệp tại xã đối chứng (xã Phúc Thuận) 81
Hình 3.9. Biểu đồ so sánh mức độ thái độ về phòng chống viêm nhiễm đường sinh
dục trước và sau can thiệp tại xã can thiệp (xã Thành Công) 81
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh mức độ thái độ về phòng chống viêm nhiễm đường sinh
dục trước và sau can thiệp tại xã đối chứng (xã Phúc Thuận) 82
Hình 3.11. Biểu đồ so sánh mức độ thực hành về phòng chống viêm nhiễm đường
sinh dục trước và sau can thiệp tại xã can thiệp (xã Thành Công) 82
Hình 3.12. Biểu đồ so sánh mức độ thực hành về phòng chống viêm nhiễm đường
sinh dục trước và sau can thiệp tại xã đối chứng (xã Phúc Thuận) 83
DANH MỤC HỘP THOẠI
Hộp 3.1. Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục hiện nay 59
Hộp 3.2. Hành vi phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục của người phụ
nữ chưa tốt 70
Hộp 3.3. Công tác phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục tại địa
phương 70
Hộp 3.4. Yếu tố vệ sinh môi trường chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục tại
địa phương 71
Hộp 3.5. Hiệu quả của mô hình can thiệp ở xã Thành Công 88
Nguồn: https://luanvanyhoc.com