Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai

Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD – Chronic Obstructive Pulmonary Disease) đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và là hậu quả của sự tiếp xúc lâu ngày với các chất và khí độc hại [1], [2]. Quá trình viêm, mất cân bằng của hệ thống proteinase, anti – proteinase, sự tấn công của các gốc oxy tự do, làm phá hủy cấu trúc đường thở cũng như là nhu mô phổi dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) trước và nay vẫn đang là một thách thức lớn về sức khỏe đối với y học toàn cầu , vì tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong ngày càng gia tăng, kèm theo đó là chi phí điều tri cao và hậu quả gây tàn phế của bệnh.
Trên toàn thế giới BPTNMT hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 và dự báo còn tăng lên trong những năm tới. Năm 1990, có khoảng 2,2 triệu người chết vì BPTNMT, chiếm 8% tổng số người chết do bệnh tật. Năm 2000 có tới 2,7 triệu người chết vì BPTNMT [3]. Tổ chức y tế thế giới dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng lên gấp 3-4 lần trong thập kỷ này và đến năm 2020, BPTNMT sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 [4]. Với tính chất tiến triển trầm trong như vậy, BPTNMT đang trở thành mối lo ngại về sức khỏe và là mục tiêu quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.
Mặc dù bệnh gây ảnh hưởng chủ yếu tại phổi song nó cũng gây ra nhiều bệnh lý toàn thân đặc biệt là bệnh lý tim mạch [5], [6], bệnh không những gây tổn thương tim phải mà còn ảnh hưởng đến chức năng tim trái, gây các rối loạn nhịp, thiếu máu cục bộ cơ tim, tắc mạch… [7]. Đồng thời BPTNMT thường xảy ra ở những người hút
thuốc lá , đây cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch [8]. Những ảnh hưởng về bệnh lý tim mạch do BPTNMT gây nên và kết hợp thêm với những bệnh lý tim mạch càng làm nặng thêm mức độ trầm trọng của bệnh, tăng ti lệ tử vong [9].
Các nghiên cứu về BPTNMT ở Việt Nam có nhiều, đề cập đến nhiều khía cạnh của bênh: triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, chức năng hô hấp… cũng có một số nghiên cứu đã đề cập đến các biểu hiện tim mạch của bệnh nhưng số lượng còn ít. Biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT được quan tâm ngày càng tăng cao trên thế giới và Việt Nam. Vì vậy, những nghiên cứu thêm là cần thiết để nâng cao sự hiểu biết và mối liên quan giữa chúng góp phần làm giảm biến chứng và tỷ lệ tử vong. Một trong những biện pháp đơn giản và có hiệu quả nhất có thể dùng đánh giá các biến chứng về tim mạch là sử dụng điện tâm đồ (ECG). Phương pháp này giúp phát hiện được các dấu hiệu rối loạn nhịp, giãn buồng nhĩ, giãn buồng thất và một số bệnh lý tim mạch khác kèm theo.
Trước thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai” nhằm các mục tiêu sau:
1.    Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
2.    Mô tả các đặc điểm bệnh lý trên điện tâm đồ (ECG) ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 
Danh mục tài liệu tham khảo Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai
1.    NHLBI/WHO (2003), Global strategy for the diagnosis, management and prevention of chronic obstructive pulmonary disease, Wordshop, report, 100.
2.    NHLBI/WHO (2006), Global strategy for the diagnosis, management and prevention of chronic obstructive pulmonary disease, Wordshop, report, 116.
3.    Lopez A.D, Shibuya K, Rao C, Mathers C.D. Hansell A.L, Held L.S, Schmid V and Buist S (2006), Chronic obstructive pulmonary disease: current burden and future projections, Eur Respir J, 27, 397 – 412.
4.    Chapman K.R, Mannino D.M, Soriano J.B, Vermeire P.A, Buits A.S, Thun M.J, et all. (2006), Epidermiology and costs of chronic obstructive pulmonary disease, Eur Respir I, 1888- 207.
5.    Falk J.A, Kadiev S., Criner G.J, Scharf S.M, Minao O.A., and Diaz P. (2008). Cardiac Disease in Chronic Obtructive Pulmonary Disease, Proceedings of the ATS, May 1, 5(4), pp. 543-548.
6.    Burghuber O.C., Brunner C.H., Schenk P. et al (1996). Pulsed Doppler echocardiography to assess pulmonary artery hypertension in chronic obstructive pulmonary disease. Monnaldi Arch Chest Dis, 48(2), pp.121¬125.
7.    Salpeter S., Ormiston T., Salpeter E. (2004). Cardiovascular effects of beta-agonist in patients with asthma and COPD: a meta- analysis. Chest, 125, 2309-2321.
8.    Hunninghake D. (2005). Cardiovascular disease in COPD. Proc Am Thorac Soc,2,pp.44- 49.
9.    Sin D.D, Hand S.F.P (2005). COPD as to risk factor for cardiovascular morbidity and mortality, Proc Am Thorac Soc, 2, pp.8-11.
10.    Ngô Quý Châu (2012), Bệnh học nội khoa tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11.    GOLD (2006), Global strategy for diagnosis management and prevention of COPD, NHLBI/WHO data Correct.
12.    GOLD (2006), Global Strategy for diagnosis management and prevention of COPD, NHLBI/WHO Pocket guide.
13.    National Institute of Health (2003), Chronic obstructive pulmonary disease, NIH Publication, s.03, pp.5229.
14.    Charoenratanykul.S (2002), Impact of COPD in the Asia – Pacific region, Highlights of a symposium at the 7th APSR congress.
15.    Seale J.P (2001), the prevalence of COPD in Asia Pacific, COPD today: breathing new life into a global problem, Workshop: 8- 9 December 2001, Hongkong SAR.
16.    World Health Organization (1999), A comprehensive of mortality and disability from disease, injuries, and risk factors in 1990 and projected to 2020, World heath Report, Geneva, WHO.
17.    Ngô Quý Châu và cộng sự (2002). Tình hình chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Thông tin Y học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.50-57.
18.    Ngô Quý Châu và cộng sự (2006). Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư thành phố Hà Nội. Báo cáo đề tài nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Y tế.
19.    Ngô Quý Châu, Chu Thị Hạnh (2007). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong công nhân một số nhà máy công nghiệp Hà Nội., Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
20.    Phan Thu Phương, Ngô Quý Châu (2009). Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở khu vực ngoại thành, thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
21.    Ngô Quý Châu (2011), Bệnh hô hấp, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
22.    Cote C, G.Celli B.R (2005), Pulmonary rehabilitation and the BODE index in chronic obstructive pulmonary disease, Eur Respir J 26, 623.
23.    Williams V, Bruton A, Ellis-Hill C, McPherson K. (2009). The effect of pulmonary rehabilitation on perceptions of breathlessness and activity in COPD patients: a qualitative study.
24.    Fraser R.S, Muller N.M, Colman N et al. (1999), Chronic obstructive pulmonary disease, Fraser and Pare ‘s diagnosis of disease of chest, 4th Ed Philadelphia WW.B Saunders, Chap 552168 – 2263.
25.    Green R. H. (2001), A Randomesed controlled trial of four weeks versus seven weeks of pulmonary rehabilitation in COPD, Thorax 56 (2) 143¬145.
26.    J C Bestall, E A Paul, R Garnham, P W Jones, J A Wedzicha (1999), Usefilness of the Medical Research Council (MRC) dyspnoea scale as a measure of disability in patients with chronic obstructive pulmonary disease, 54:581-586 (July).
27.    Harrigan RA, Jones K (2002). ABC of clinical electrocardiography. Conditions affecting the right side of the heart. BMJ. 2002 May 18; 324 (7347): 1201 – 4. Review. PMID: 12016190.
28.    Hoàng Đức Bách (2008). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng đồ BNP ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
29.    Ngô Quý Châu, Nguyễn Thanh Hồi, Nguyễn Thị Hòa (2006). Bước đầu nhận xét đặc điểm lâm sàng và vai trò tư vấn ngắn trong điều trị BPTNMT. Tạp chí y học lâm sàng, số 11, tr.101-105.
30.    Trần Hoàng Thành, Đàm Văn Thoại (2008). Đặc điểm lâm sàng, cân lâm sàng của bệnh nhân COPD nữ giới điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị khoa học Bệnh viện Bạch Mai lần thứ 27, tr.135-140.
31.    Abroug F., Ounes B.L., Ncini N. (2006). Asscoiation of left heart dysfunction with severe exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease. Am JRespir Crit care Med, volume 174, pp.990-996.
32.    Global initiative for chronic obstructive lung disease (2014), www. goldcopd. org.
33.    Isa.Cerveri, Roberti Dore, Angelo Corsico (2004), Assessment of Emphysema in COPD – A Functional and Radiologic study, www. chestjournal. org.
34.    Phan Thị Hạnh (2012). Nghiên cứu mức độ nặng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.
35.    Nguyễn Quỳnh Loan (2002), Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện quân y.
36.    Trần Hoàng Thành, Thái Thị Huyền (2006). Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng đợt cấp của 150 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai theo phân loại của Anthonisen. Tạp chí nghiên cứu khoa học, phụ trương 53 (5), tr.100-103.
37.    Nguyễn Chính Điện, Ngô Quý Châu (2011). Nghiên cứu một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghen mạn tính đợt cấp điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp BSCKII, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
38.    Ngô Thị Thu Hương (2005). Nghiên cứu phân loại mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD 2003 tại khoa Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ y học 90tr.
39.    Global initiative for chronic obstructive lung disease (2009): Management of COPD (Compoment 4: Manage Exacerbation, in: Global strategy for diagnosis, management an prevention of COPD ( Internet version, update 2009) Medical Communication Resource.
40.    Global initiative for chronic obstructive lung disease (2011): Management of COPD (Compoment 4: Manage Exacerbation, in: Global strategy for diagnosis, management an prevention of COPD ( Internet version, update 2011).
41.    Jone P.W (2009) Health Status and spiral of decline COPD 6: 59-63.
42.    Nguyễn Bá Hùng, Lê Văn Bàng, Văn Công Trọng (2001). Biến đổi điện tâm đồ và yếu tố nguy cơ thuốc lá ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí y học thực hành số 3, tr.27-30.
43.    Nguyễn Đình Tiến, Đinh Ngọc Sỹ (2000). Nghiên cứu đặc điểm điện tim trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Đại hội tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ VIII, Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam,2000, 1388-92.
44.    Đào Nam Lương (1999). Nghiên cứu lâm sàng, X-quangphổi, điện tim và chức năng hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính và hen phế quản. Luận án thạc sỹ khoa học y dược, Học viện quân y, 1999.
45.    Marie L. De Bruin (2013). Electrocardiographic Characteistics of Patients with Chronic Obstructive Pulmonary Disease, www. copdjournal. com.
46. Paolo Biagi, Luigi Abate (2007), Chronic obstructive pulmonary disease and cardiovascular diseases, Lmtemista/Medicmaclmicalts.
ĐẶT VẤN ĐỀ  Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai

Chương 1: Tổng quan    3
1.1.    Một số đặc điểm về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính    3
1.1.1.    Định nghĩa về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính    3
1.1.2.    Dịch tễ học    3
1.1.3.    Các yếu tố nguy cơ    4
1.1.4.    Cơ chế bệnh sinh    6
1.2.    Các đặc điểm lâm sàng    7
1.2.1.    Triệu chứng cơ năng    7
1.2.2.    Triệu chứng thực thể    9
1.3.    Cận lâm sàng    10
1.3.1.    Đo chức năng thông khí    10
1.3.2.    Chẩn đoán hình ảnh    11
1.3.3.    Các thăm dò khác    12
1.4.    Chẩn đoán BPTNMT    12
1.4.1.    Chẩn đoán xác định    12
1.4.2.    Chẩn đoán giai đoạn    13
1.5.    Các biến đổi trên điện tâm đồ    15
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu    21
2.1.    Đối tượng nghiên cứu và tiêu chuẩn lựa chọn    21
2.1.1.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    21
2.1.2.    Đối tượng nghiên cứu    21
2.1.3.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    21
2.1.4.    Tiêu chuẩn loại trừ    21
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    21 
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    21
2.2.2.    Các chỉ tiêu nghiên cứu    22
2.2.3.    Công cụ thu thập số liệu    23
2.2.4.    Xử lý số liệu    24
2.2.5.    Biện pháp khống chế sai số    24
Chương 3: Kết quả nghiên cứu    25
3.1.    Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu    25
3.1.1.    Phân loại đối tượng nghiên cứu theo tuổi    25
3.1.2.    Phân bố bệnh theo giới    26
3.1.3.    Theo tiền sử hút thuốc    26
3.1.4.    Theo tiền sử bệnh tật    27
3.1.5.    Lý do vào viện    28
3.2.    Đặc điểm lâm sàng    29
3.2.1.    Các triệu chứng cơ năng    29
3.2.2.    Theo mức độ khó thở    29
3.2.3.    Các triệu chứng thực thể    30
3.3.    Các triệu chứng cận lâm sàng    30
3.3.1.    Phim chụp X-Quang tim phổi    30
3.3.2.    Đo chức năng thông khí phổi và phân độ giai đoạn nặng    31
3.3.3.    Phân độ giai đoạn theo GOLD 2011    32
3.3.4.    Điện tâm đồ    33
Chương 4: Bàn luận    34
4.1.    Đặc điểm chung    36
4.1.1.    Phân bố theo tuổi    36
4.1.2.    Phân bố bệnh theo giới    36
4.1.3 Theo tiền sử hút thuốc    36
4.1.4.    Theo tiền sử bệnh tật    37
4.1.5.    Theo lý do vào viện    38
4.2.    Đặc điểm lâm sàng    39
4.2.1.    Triệu chứng    cơ năng    39
4.2.2.     Phân độ mức độ khó thở theo MRC    39
4.2.3.    Các triệu chứng thực thể    39
4.3.    Đặc điểm cận lâm sàng    39
4.3.1.    Đo chức năng thông khí phổi    39
4.3.2.    Phân loại giai đoạn A,B,C,D theo COPD 2011    39
4.3.3.    Điện tâm đồ    41
4.4.    Đối chiếu giữa biến đổi điện tâm đồ và mức độ nặng của BPTNMT    43
KẾT LUẬN      45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
    DANH MUC VIET TẮT •
BN    Bệnh nhân
BPTNMT    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
CAT    Test lượng giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
COPD    (COPD Assessment Test) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
ECG    (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) Electrocardiography (Điện tâm đồ)
GOLD    Chiến lược toàn cầu phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
HPQ    (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease) Hen phế quản
FEV1    Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên. (Forced Expiratory Volume in the first second)
FEV1/FVC    Chỉ số Gaensler
FVC    Dung tích sống gắng sức ( Forced Vital Capacity)
MRC    Hội đồng nghiên cứu y khoa
RLMM    ( Medical Research Council) Rối loạn mỡ máu
VMDƯ    Viêm mũi dị ứng
WHO    Tổ chức y tế thế giới (World Heath Organization).

Bảng 1.1. Bảng đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở    13
Bảng 2.1:Thang điểm khó thở Mmrc    23
Bảng 3.1. Tiền sử hút thuốc    26
Bảng 3.2: Lý do vào viện (n=68)     28
Bảng 3.3: Các triệu chứng cơ năng    28
Bảng 3.4 : Tình trạng khó thở của nhóm nghiên cứu    29
Bảng 3.5: Triệu chứng thực thể (n=68)    30
Bảng 3.6 : Tổn thương trên phim chụp X-quang tim phổi    30
Bảng 3.7. Kết quả trên điện tâm đồ    33
Bảng 3.8. Các thay đổi trên điện tim về nhịp tim, trục điện tim    33
Bảng 3.9. Các thay đổi trên điện tim về nhĩ, thất    34
Bảng 3.10.Mối liên quan giữa bất thường ECG theo giai đoạn bệnh    34
Bảng 3.11. Liên quan giữa biến đổi ở từng giai đoạn theo GOLD 2011    35
Bảng 3.12. Bất thường điện tim gặp ở giai đoạn theo GOLD 2011    35 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 : Phân loại đối tượng nghiên cứu theo lứa tuổi    25
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới    26
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ tiền sử bệnh tật đã mắc trước đó (n=25)     27
Biểu đồ 3.4: Tình trạng khó thở của nhóm nghiên cứu theo MRC    29
Biểu đồ 3.5: Phân loại giai đoạn bệnh theo GOLD 2010    31
Biểu đồ 3.6: Phân loại giai đoạn bệnh theo GOLD 2011 (n=68)    32
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Chẩn đoán mức độ nặng của BPTNMT theo GOLD 2011    14
Hình 1.2: Sơ đồ cách mắc 3 chuyển đạo ngoại biên    15
Hình 1.3: Sơ đồ cách mắc 3 chuyển đạo đơn cực ngoại biên    16
Hình 1.4: Sơ đồ cách mắc 6 chuyển đạo trước tim    16
Hình 1.5: Hình ảnh rung nhĩ trên điện tâm đồ    19
Hình 1.4: Hình ảnh dày nhĩ phải, dày thất phải trên điện tâm đồ    20 
Đăt vấn đề

1 thought on “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi điện tâm đồ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai”

Leave a Reply to Huỳnh Lệ Thư Cancel reply