Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của nhồi máu thân não

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của nhồi máu thân não

Tai biến mạch não với những cơn đột quỵ não luôn là một thách thức của y học, một vấn đề thời sự trong y học, là căn nguyên gây tử vong đứng hàng thứ ba ở các nước đang phát triển chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở người trưởng thành. Di chứng nặng nề để lại cho bệnh nhân, gây ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như khả năng tái hội nhập vào đời sống cộng đồng.

Hằng năm, ở Hoa Kỳ có khoảng 700.000 – 750.000 bệnh nhân mới và tái phát và gây tử vong cho khoảng 150.000 người Mỹ.Tại một thời điểm bất kỳ, có 5,8 triệu người dân tại Hoa Kỳ bị đột quỵ não, chi phí cho các chăm sóc sức khỏe liên quan tới đột quỵ não tới gần 70 tỷ đô la Mỹ mỗi năm [50].

Ở Việt Nam, mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng có nhiều người mắc bệnh lý mạch máu não và tỷ lệ tử vong cao. Tại miền Bắc: Nguyễn Văn Đăng và cộng sự (1995) qua mẫu điều tra 976.441 người, thấy tỷ lệ hiện mắc điểm là 75,14/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 53,2/100.000 dân [7]. Nghiên cứu của Trần Văn Tuấn (2007) tại Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ hiện mắc của đột quỵ não là 100,4/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 8,5/100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 5/100.000 dân[36]. Nguyễn Văn Thắng (2007) nghiên cứu dịch tễ học tại Hà Tây thấy tỷ lệ mới mắc trong giai đoạn từ 2002 đến 2006 

dao động từ 27,7/100.000 dân đến 33,0/100.000 dân, tỷ lệ tử vong dao động từ 15,1/100.000 dân đến 25,5/100.000 dân [28]. Tại miền Nam: Lê Văn Thành, Nguyễn Thy Hùng và cộng sự (1994-1998) [8] điều tra dịch tễ đột quỵ não tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang thấy tỷ lệ hiện mắc: 425/100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 28-44%. Nghiên cứu của Đặng Quang Tâm (2005) tại Cần Thơ cho thấy tỷ lệ hiện mắc của đột quỵ não là 129/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 29,4/100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 33,53/100.000 dân [25]. Tại miền Trung: Nghiên cứu của Hoàng Khánh từ 1989- 1993 cho thấy tỷ lệ mới mắc tăng từ 16,3/100.000 dân năm 1989 lên 47,5/100.000 dân năm 1993, tỷ lệ mới mắc tăng từ 29,98 năm 1989 lên 106/100.000 dân năm 1994 [15]. Dương Đình Chỉnh (2007-2008) nghiên cứu tại Nghệ An thấy tỷ lệ hiện mắc là 355,9/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 104,7/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 65,1/100.000 dân [2].

Tai biến mạch não (TBMN) bao gồm chảy máu não (CMN), chảy máu dưới nhện và nhồi máu não (NMN). Trong đó tỷ lệ NMN cao hơn rất nhiều so với CMN và chảy máu dưới nhện. Ở các nước Âu- Mỹ và các nước có nền công nghiệp phát triển tỷ lệ CMN chỉ chiếm 10-15% TBMN nói chung, trong khi NMN chiếm đến 85- 90%. Ở châu Á tỷ lệ CMN có cao hơn các nước Âu- Mỹ nhưng không bao giờ chiếm ưu thế so với NMN [35]. Ở Việt Nam,theo Lê Văn Thành và cộng sự (1990) điều tra 2.962 bệnh nhân, nhóm CMN chiếm 40,42%,nhóm NMN chiếm 59,58%.Ở Huế,theo Hoàng Khánh tỷ lệ CMN là 39,42% và NMN là 60,58% [35].

Nhồi máu thân não là một thể nặng của TBMN tuy nhiên ở nước ta những nghiên cứu về nhồi máu thân não chưa có nhiều.Để góp phần thêm tìm hiểu về lâm sàng và hình ảnh học của đột quỵ não nói chung và những nét riêng biệt trong nhồi máu thân não chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của nhồi máu thân não nhằm mục tiêu sau:

1- Mô tả một số đặc điểm lâm sàng,hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ não của nhồi máu thân não.

2- Mô tả liên quan giữa biểu hiện lâm sàng và hình ảnh tổn thương

trên hình ảnh học của nhồi máu thân não.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14

1.1. Tai biến mạch não 14

1.1.1. Định nghĩa theo Tổ chức Y tế Thế giới 14

1.1.2. Phân loại tai biến mạch não 14

1.2. Sơ lược giải phẫu sinh lý về tuần hoàn não 15

1.2.1. Hệ thống động mạch não 15

1.2.2. Hệ thống tĩnh mạch não 19

1.2.3. Tuần hoàn bàng hệ của não 19

1.2.4.Sinh lý tuần hoàn não 19

1.3. Nguyên nhân và cơ chế nhồi máu não 20

1.3.1. Nguyên nhân của thiếu máu não cục bộ 20

1.3.2. Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu não cục bộ 21

1.4. Các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch não 24

1.4.1. Nhóm yếu tố nguy cơ không biến đổi được 25

1.4.2. Nhóm yếu tố nguy cơ có thể biến đổi được 25

1.5. Lâm sàng cơn đột quỵ não 29

1.6. Các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán đột quỵ não 31

1.6.1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não 31

1.6.2 Chụp cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging=MRI) 32

1.6.3. Chụp mạch máu não 33

1.6.4. Một số xét nghiệm khác 33

1.7. Đặc điểm chung của nhồi máu thân não 34

1.7.1 Sơ lược giải phẫu khu vực não vùng thân não 34

1.7.2. Sơ lược tưới máu vùng thân não 37

1.7.3. Lâm sàng của nhồi máu thân não 38

1.8. Điều trị và dự phòng trong tai biến mạch máu não 39

1.8.1. Điều trị 39

1.8.2. Dự phòng 39

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1. Đối tượng nghiên cứu 41

2.1.1. Phương pháp chọn mẫu 41

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 41

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: 42

2.2. Phương pháp nghiên cứu 42

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 42

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 42

2.3. Xử lý số liệu 48

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49

3.1. Đặc điểm chungnhóm bệnh nghiên cứu 49

3.1.1. Tuổi và giới 49

3.1.2. Thời gian xảy ra đột quỵ não trong ngày 50

3.1.3. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh nhân nhồi máu thân não 52

3.1.4. Thời gian từ khi khởi bệnh cho đến khi nhập viện 53

3.2. Đặc điểm lâm sàng 54

3.2.1. Tiền triệu 54

3.2.2. Cách khởi phát 54

3.2.3. Các triệu chứng giai đoạn khởi phát 55

3.2.4. Hoàn cảnh khởi phát 56

3.2.5. Các triệu chứng chính khi vào viện 56

3.3. Đặc điểm hình ảnh học 59

3.3.1. Đặc điểm chụp CLVT 59

3.3.2. Đặc điểm chụp CHT 61

3.4. Mô tả liên quan giữa biểu hiện lâm sàng và hình ảnh học của nhồi máu thân não 64

3.4.1. Kích thước và vị trí tổn thương 64

3.4.2 Mô tả liên quan giữa nhồi máu thân não và rối loạn ý thức theo

thang điểm Glasgow 65

3.4.3 Mô tả liên quan nhồi máu thân não với liệt vận động, rối loạn

cảm giác 65

3.4.4 Liên quan nhồi máu thân não với rối loạn nuốt 67

3.4.5 Liên quan nhồi máu thân não với các hội chứng dây thần kinh

sọ não 67

3.4.6 Liên quan nhồi máu thân não với tiến triển của bệnh 69

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 70

4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 70

4.1. l.Tuổi và giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 70

4.1.2. Tần suất xảy ra theo giờ trong ngày 72

4.1.3. Tần suất xảy ra theo tháng trong năm 72

4.1.4. Thời gian khởi bệnh đến khi vào viện 73

4.1.5. Các yếu tố nguy cơ 74

4.2. Đặc điểm lâm sàng nhồi máu thân não 77

4.2.1. Tiền triệu 77

4.2.2. Cách khởi phát 77

4.2.3. Hoàn cảnh khi bị bệnh 78

4.2.4. Đặc điểm lâm sàng khi khởi phát 78

4.2.5. Triệu chứng lâm sàng giai đoạn toàn phát 79

4.3. Một số đặc điểm về hình ảnh học 83

4.3.1. Thời gian từ lúc khởi phát bệnh cho đến lúc chụp CLVT sọ não 83

4.3.2. Vị trí tổn thương trên phim chụp CLVT 84

4.3.3. Kích thước tổn thương trên phim chụp CLVT 84

4.3.4. Hình ảnh trên CLVT 85

4.3.5 Thời điểm chụp CHT 73

4.3.6. Vị trí tổn thương trên phim chụp CHT 85

4.3.7. Kích thước tổn thương trên phim chụp CHT 86

4.4. Mô tả liên quan giữa biểu hiện lâm sàng và hình ảnh học của nhồi máu thân não 87

4.4.1 Kích thước và vị trí tổn thương 87

4.4.2 Liên quan giữa nhồi máu thân não và rối loạn ý thức theo thang

điểm Glasgow 88

4.4.3 Mô tả liên quan nhồi máu thân não với liệt vận động,rối loạn

cảm giác 88

4.4.4 Liên quan nhồi máu thân não với rối loạn nuốt 89

4.4.5 Liên quan nhồi máu thân não với các hội chứng dây thần kinh

sọ não 90

4.4.6 Liên quan nhồi máu thân não với tình trạng nặng của bệnh 91

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment