Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang áp dụng

Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang áp dụng

Đề tài khoa học cấp Bộ Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang áp dụng.Liên Hợp Quốc đã dự báo, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ già hóa, vì thế tại nhiều nước trên thế giới hiên đang rất quan tâm đến vấn đề già hóa dân số và đang tìm biên pháp để giảm những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề này. Năm 1995, tỷ lê người cao tuổi trên toàn thế giới là 9% thì vào năm 2025 Quỹ dân số của Liên Hợp Quốc dự báo sẽ là 14%. Ớ Việt Nam, theo số liêu tổng điều tra dân số 1979, 1989, 1999, tỷ lệ người cao tuổi (60 tuổi trở lên ) đã tăng từ 7,1% đến 7,25 và 8,2% trong tổng dân số, gần đến ngưỡng của già hóa dân số mà thế giới quy định. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề già hoá dân số, từ nhiều năm trước đây Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến người cao tuổi đặc biệt năm 1995, Ban Bí thư Trung ương Đảng công sản Việt Nam đã ra chỉ thị số 59- CT/TW, ngày 17 tháng 9 năm 1995 về chăm sóc người cao tuổi; Quyết định số 121/1998/QĐ-TTg ngày 9 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Uỷ ban năm Quốc tế Người cao tuổi Việt Nam; Chỉ thị số 34/ 1998/ CT-TTg ngày 30/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức hoạt đông Năm Quốc tế Người cao tuổi. Năm 2000, Chủ tịch Nông Đức Mạnh thay mặt ủy ban Thường vụ Quốc Hôi đã ký Pháp lệnh Người cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10 và Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 30/2002/NĐCP ngày 26 tháng 3 năm 2002 Quy định và hướng dẫn thi hành môt số điều của Pháp lệnh người cao tuổi. Mới đây, ngày 05 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 141/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.

Mặc dù đã có Pháp lệnh của Quốc Hôi, Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ song việc phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi chưa làm được nhiều. Đó cũng do chưa có chính sách tổng thể, giải pháp đồng bô và kèm theo các chế đô cụ thể cho các đối tượng người cao tuổi ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam. Xuất phát từ tính bức xúc của vấn đề người cao tuổi, môt số cuôc điều tra cơ bản, môt số đề tài nghiên cứu khoa học về người cao tuổi đã và đang được triển khai, những công việc này góp phần thiết thực giúp cho Nhà nước hoạch định các chính sách, xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện tốt công tác về người cao tuổi, góp phần an sinh và phát triển kinh tế – xã hôi. Đồng thời qua đó cung cấp luận cứ khoa học giúp Đảng, Chính phủ và các Bô, ban, ngành trong việc xây dựng chính sách phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới.

Báo cáo kết quả nghiên cứu gồm:

–    Tổng thuật, phân tích tình hình về người cao tuổi ở Việt Nam, có so sánh trong và ngoài nước.

–    Báo cáo kết quả phân tích xử lý thứ cấp số liệu điều tra cơ bản NCT.

–    Kết quả điều tra khảo sát tình hình người cao tuổi vùng đặc trưng, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt.

–    Kết quả nghiên cứu có can thiệp mô hình, đánh giá mô hình trọng điểm “Khu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi”; Khuyến nghị và giải pháp đề xuất từ các mô hình đang thực hiện.

–    Kết luận khuyến nghị của kết quả nghiên cứu.

IV.    Phương pháp luân nghiên cứu:

1.    Tổng thuật, khai thác thông tin, tài liệu.

Lựa chọn, biên dịch và tổng thuật các tài liệu về những hoạt đông và bài học kinh nghiệm về vấn đề người cao tuổi ở các nước. Lựa chọn các vấn đề theo mục đích, yêu cầu của đề tài.

2.    Xử lý số liệu thứ cấp kết quả các cuộc điều tra cơ bản về người cao tuổi, lựa chọn phương pháp, mô hình nghiên cứu.

Đề tài khai thác nguồn số liệu của môt số tỉnh thuộc phạm vi khảo sát của cuôc điều tra cơ bản về người cao tuổi của Hôi người cao tuổi Việt Nam do Bô Kế hoạch- Đầu tư hỗ trợ, khai thác nguồn thông tin số liệu để xử lý thứ cấp phục vụ phân tích thực hiện theo mục tiêu của đề tài nghiên cứu đề ra.

3.    Phương pháp nghiên cứu định lượng theo chuyên đề.

Đề tài chọn Thái Bình là địa bàn đặc trưng sẽ tiến hành điều tra, khảo sát chuyên đề bổ trợ cho kết quả nghiên cứu từ xử lý thứ cấp kết quả điều tra cơ bản về người cao tuổi. Tại Thái Bình, đề tài chọn 1 huyện và thành phố Thái Bình để nghiên cứu, khảo sát. Mỗi huyện, thị chọn 2 xã, phường hoặc thị trấn. Mỗi xã/phường điều tra 50 phiếu. Số phiếu điều tra ở mỗi huyện là 100. Tổng số phiếu điều tra ở tỉnh Thái Bình là 200. Đề tài tổ chức điều tra định lượng qua phiếu điều tra phỏng vấn đã được thiết kế sẵn theo nôi dung của đề tài. Các xã/phường điều tra lập danh sách người cao tuổi trong xã, dựa vào danh sách đã được lập, chọn ngẫu nhiên đối tượng để điều tra.

4.    Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm).

Phương pháp khảo sát điền dã thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm nhằm thu thập những nguyện vọng của người già và các ý kiến đề xuất của các

Leave a Comment