Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2.Đái tháo đườngcũng như tiền đái tháo đườngcó khuynh hướng gia tăng trên toàn cầu. Các dữ liệu gần đây cho thấy các biến chứng của đái tháo đườngcó thể xuất hiện sớm ngay tại thời điểm chẩn đoán đái tháo đường, thậm chí ngay cả giai đoạn tiền đái tháo đường[41], [81], [90].Biến chứng thận là thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.Khoảng 1/3 người trưởng thành mắc đái tháo đường típ 2 mới được chẩn đoán đã có biểu hiện tổn thương thận.Điều này gợi ý rằng tiến trình tổn thương thận xảy ra trong giai đoạn sớm của đái tháo đường và cả tiền đái tháo đường [49], [73], [90], [94], [104].
Tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường được mô tả đầu tiên với biểu hiện ban đầu là sự tăng dần bài tiết albumin niệu từ vi lượng đến đại lượng, tiếp sau đó là sự giảm dần mức lọc cầu thận và cuối cùng dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối[44], [47]. Tuy vậy, các nghiên cứu gần đây cho thấy một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện bệnh thận mạn với mức lọc cầu thận giảm, trong khi sự bài tiết albumin niệu còn trong giới hạn bình thường.Do đó, liệu rằng có một dấu ấn tổn thương thận sớm hơn trước khicó biểu hiện tăng bài xuất albumin niệu hay không[55], [85].
Từ lâu albumin niệu được biết đến là một dấu hiệucủa tổn thương cầu thận, creatinine huyết thanh là dấu ấn sinh học truyền thống để đánh giá mức lọc cầu thận trong thực hành lâm sàng.Mặc dù đã có nhiều công thức được đưa ra và có sự chuẩn hóa về các phương pháp đo lường creatinine, tuy vậy mức lọc cầu thận ước đoán dựa vào creatinine vẫn còn có một sốhạn chế, đôi khi có những sai biệt so với mức lọc thực sự của cầu thận [33], [76], [124].
Đánh giá mức lọc cầu thận chính xác nhất là đo lường độ thanh thải các chất ngoại sinh được lọc duy nhất qua cầu thận nhưng không được tái hấp thu và bài tiết bởi ống thận. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp này ít khi được ứng dụng để đánh giá mức lọc cầu thậnmột cách thường quy[33].
Gần đây có nhiều nghiên cứu đã chứng minh cystatin C huyết thanh là một chỉ điểm sinh học có thể ứng dụng trong lâm sàng để ước đoán mức lọc cầu thận với độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn creatinine. Cystatin C có thể phát hiện giảm mức lọc cầu thận ở giai đoạn sớm khi mà albumin niệu, creatinine huyết thanh còn trong giới hạn bình thường[52], [76], [92], 122], [126], [142].
Trong một khía cạnh khác,các nghiên cứu gần đây cũng cho thấynồng độ cystatin C huyết thanh cao hơn ở những đối tượng tăng glucose máu so với nhóm glucose máu bình thường, tăng nồng độ Cystatin C có thể dự đoán được sự tiến triển đến tiền đái tháo đường ở những người glucose máu bình thường,và từ tiền đái tháo đường đến đái tháo đường típ2[51], [111].
Chính vì vậy, các nghiên cứu gần đây đang nỗ lực để hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh thận đái tháo đường, đồng thời tìm kiếm các dấu ấn sinh học mớinhằm phát hiện sớm các rối loạn,tổn thương thận, vàước đoán chính xác hơn mức lọc cầu thận để khắc phục những hạn chế của creatinine, từ đó có những can thiệpsớm nhằm ngăn cản và làm chậm sự tiến triển của tổn thương thận ở bệnh nhân tăng glucose máu.
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về vai trò của cystatin C huyết thanh trong đánh giá các tổn thương thận, đặc biệt ở bệnh nhân tăng glucose máu mạn. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Đánh giá nồng độ cystatin C huyết thanh và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2.
2.2. Xác định mối liên quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ và giá trị dự báo bệnh thận đái tháo đường trên đối tượng nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cystatin C là một protein, được sản xuất bởi hầu hết các tế bào có nhân trong cơ thể với một tốc độ ổn định, thải trừ duy nhất qua cầu thận, không bài tiết thêm bởi ống thận, không có đường vào lại tuần hoàn sau khi lọc qua cầu thận.Cystatin C ít phụ thuộc vào các yếu tố ngoài thận như tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, khối cơ và một số bệnh lý đi kèm như creatinine.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục sơ đồ, hình ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về tiền đái tháo đường, đái tháo đường típ 2 4
1.1.1. Dịch tễ học tăng glucose máu 4
1.1.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường 4
1.1.3. Chẩn đoán đái tháo đường 5
1.2. Bệnh thận đái tháo đường 5
1.2.1. Dịch tễ học bệnh thận đái tháo đường 6
1.2.2. Tổn thương mô bệnh học của bệnh thận đái tháo đường 7
1.2.3. Diễn tiến của bệnh thận đái tháo đường 9
1.2.4. Bệnh sinh của bệnh thận đái tháo đường 15
1.2.5. Yếu tố nguy cơ của bệnh thận đái tháo đường 15
1.2.6. Chẩn đoán lâm sàng bệnh thận đái tháo đường 17
1.2.7. Chẩn đoán bệnh thận mạn 19
1.3. Tổng quan về cystatin C huyết thanh 20
1.3.1. Lịch sử phát hiện cystatin C huyết thanh 20
1.3.2. Cấu trúc và biểu lộ cystatin C 21
1.3.3. Chức năng sinh học của cystatin C 22
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ tuần hoàn cystatin C 23
1.4. Các phương pháp đo lường và ước đoán mức lọc cầu thận trong lâm sàng 24
1.4.1. Đo lường mức lọc cầu thận 26
1.4.2. Ước đoán mức lọc cầu thận 27
1.5. Vai trò của cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường, đái tháo đường típ 2 33
1.5.1. Vai trò Cystatin C ở đối tượng tiền đái tháo đường 33
1.5.2. Vai trò của Cystatin C ở bệnh nhân đái tháo đường 33
1.6. Các nghiên cứu liên quan đề tài 37
1.6.1. Các nghiên cứu trong nước 37
1.6.2. Các nghiên cứu ngoài nước 37
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.1. Nhóm chứng (nhóm tham chiếu) 39
2.1.2. Nhóm tiền đái tháo đường 39
2.1.3. Nhóm đái tháo đường típ 2 40
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 42
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 42
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu 43
2.2.5. Các biến số nghiên cứu 45
2.3. Xử lý số liệu 55
2.4. Đạo đức nghiên cứu 58
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. Một số đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 59
3.2. Nồng độ cystatin C huyết thanh và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tiền ĐTĐ, ĐTĐ típ 2 61
3.2.1. Nồng độ cystatin C huyết thanh ở các đối tượng nghiên cứu 61
3.2.2. Nồng độ cystatin C huyết thanh và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân ĐTĐ, ĐTĐ típ 2 62
3.2.3. Tương quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh với mức lọc cầu thận 65
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ bệnh thận ĐTĐ 68
3.3.1. Liên quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh với một số YTNC bệnh thận ĐTĐ ở các đối tượng nghiên cứu 69
3.3.2. Liên quan giữa một số YTNC bệnh thận ĐTĐ với nồng độ cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền ĐTĐ, ĐTĐ típ 2 76
3.3.3. Phân tích hồi quy binary logistic các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cystatin C huyết thanh ở nhóm tiền ĐTĐ, ĐTĐT2 78
3.4. Giá trị của cystatin C huyết thanh trong dự báo bệnh thận đái tháo đường 80
3.4.1. Giá trị của cystatin C huyết thanh trong dự báo albumin niệu ở nhóm tiền ĐTĐ, ĐTĐ típ 2 81
3.4.2. Giá trị của cystatin C huyết thanh trong dự báo giảm mức lọc cầu thận ở nhóm tiền ĐTĐ, ĐTĐ típ 2 84
3.4.3. Phân tích hồi quy binary logistic các yếu tố nguy cơ dự báo bệnh thận đái tháo đường 91
Chương 4. BÀN LUẬN 95
4.1. Nồng độ cystatin C huyết thanh và mức lọc cầu thận ở các nhóm nghiên cứu 96
4.1.1. Nồng độ cystatin C huyết thanh ở các đối tượng nghiên cứu 96
4.1.2. Nồng độ cystatin c huyết thanh và mức lọc cầu thận ở các đối tượng nghiên cứu 101
4.1.3. Các công thức ước đoán mức lọc cầu thận dựa vào creatinine, cystatin C huyết thanh và xạ hình thận 104
4.2. Nồng độ cystatin C huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ bệnh thận ĐTĐ 108
4.2.1. Nồng độ Cystatin C huyết thanh theo giới tính ở các nhóm nghiên cứu 108
4.2.2. Nồng độ cystatin C huyết thanh theo nhóm tuổi ở các đối tượng nghiên cứu 111
4.2.3. Nồng độ Cystatin C huyết thanh theo chỉ số khối cơ thể, tình trạng béo phì dạng nam 113
4.2.4. Nồng độ cystatin C theo tình trạng tăng huyết áp ở các nhóm nghiên cứu 115
4.2.5. Nồng độ cystatinin C huyết thanh và tình trạng kiểm soát glucose, thời gian phát hiện bệnh ở nhóm ĐTĐT2 117
4.2.6. Nồng độ cystatinin C huyết thanh và tình trạng lipid máu ở nhóm tiền ĐTĐ, ĐTĐT2 118
4.3. Giá trị của cystatin C huyết thanh trong dự báo bệnh thận đái tháo đường 119
4.3.1. Giá trị của cystatin C huyết thanh trong dự báo bài xuất albumin niệu 119
4.3.2. Giá trị của cystatin C huyết thanh trong dự báo giảm mức lọc cầu thận 125
KẾT LUẬN 132
KIẾN NGHỊ 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Mức độ bài xuất Albumin niệu theo KDIGO 2012 18
Bảng 1.2. Phân độ giai đoạn CKD theo GFR (KDIGO 2012) 19
Bảng 1.3. Phân loại giai đoạn CKD theo GFR và albumin niệu 20
Bảng 1.4. Nồng độ cystatin C trong các dịch cơ thể ở người bình thường 24
Bảng 1.5. So sánh các tính chất của creatinine và cystatin C huyết thanh 29
Bảng 1.6. GFR ước đoán theo creatinine huyết thanhbằng công thức CKD-EPI 2009 30
Bảng 1.7. GFR ước đoán theo creatinine và cystatin C huyết thanh 32
Bảng 2.1. Phân độ béo phì theo BMI cho người châu Á 46
Bảng 2.2. Chẩn đoán mức độ bài xuất Albumin niệu 49
Bảng 2.3. Công thức CKD.EPI 2009-creatinine 53
Bảng 2.4. Công thức CKD.EPI 2012-cystatin C 53
Bảng 2.5. Công thức CKD.EPI 2012 creatinine-cystatin C 54
Bảng 2.6. Giai đoạn bệnh thận mạn theo mức lọc cầu thận (KDIGO 2012) 55
Bảng 3.1. Độ tuổi, giới tính, vòng bụng, BMIcủa các đối tượng nghiên cứu 59
Bảng 3.2. Tình trạng huyết áp, glucose huyết tương và HbA1Ccủa các đối tượng nghiên cứu 60
Bảng 3.3. Bilan lipid máu, albumin niệu của nhóm tiền ĐTĐ, ĐTĐT2 60
Bảng 3.4. Nồng độ cystatin C huyết thanh ở các nhóm nghiên cứu 61
Bảng 3.5. Tỷ lệ tăng nồng độ cystatin C huyết thanh ở các nhóm nghiên cứu 62
Bảng 3.6. Mức lọc cầu thận ở các nhóm nghiên cứu 62
Bảng 3.7. Mức lọc cầu thận theo nồng độ cystatin C huyết thanh 63
Bảng 3.8. Nồng độ cystatin C huyết thanh và GFR theo giai đoạn CKDở nhóm tiền ĐTĐ 63
Bảng 3.9. Nồng độ cystatin C huyết thanh và GFR (xạ hình thận) theo giai đoạn CKD ở nhóm ĐTĐT2 64
Bảng 3.10. Tương quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh với GFR theo các công thức ước đoán ở nhóm tiền ĐTĐ 65
Bảng 3.11. Tương quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh với GFR ước đoán, xạ hình thận ở nhóm ĐTĐT2 66
Bảng 3.12. Tương quan giữa các công thức ước đoán GFR với xạ hình thận ở nhóm ĐTĐT2 67
Bảng 3.13. Nồng độ cystatin C huyết thanh theo các nhóm tuổi 69
Bảng 3.14. Nồng độ cystatin C huyết thanh theo giới tính 70
Bảng 3.15. Nồng độ cystatin C huyết thanh theo tình trạng béo phì dạng nam 71
Bảng 3.16. Nồng độ cystatin C huyết thanh theo chỉ số khối cơ thể BMI 72
Bảng 3.17. Nồng độ cystatin C huyết thanh theo tình trạng huyết áp 73
Bảng 3.18. Nồng độ cystatin C huyết thanh theo tình trạng lipid máuở nhóm tiền ĐTĐ 74
Bảng 3.19. Nồng độ cystatin C huyết thanh theo tình trạng lipid máu ở nhóm ĐTĐT2 75
Bảng 3.20. Nồng độ cystatin C huyết thanh theo các khoảng thời gian phát hiện bệnh ở nhóm ĐTĐ típ 2 75
Bảng 3.21. Nồng độ cystatin C theo chỉ số HbA1c ở nhóm ĐTĐT2 76
Bảng 3.22. Liên quan giữa các YTNC cơ bệnh thận ĐTĐ vớinồng độ cystatin C huyết thanh 76
Bảng 3.23. Tương quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ bệnh thận ĐTĐ 77
Bảng 3.24. Hồi quy binary logistic đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cystatin C huyết thanh ở nhóm tiền ĐTĐ 78
Bảng 3.25. Hồi quy binary logistic đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cystatin C huyết thanh ở nhóm ĐTĐT2 79
Bảng 3.26. Hồi quy binary logistic đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cystatin C huyết thanh ở nhóm ĐTĐT2 80
Bảng 3.27. Nồng độ cystatin C và mức độ bài xuất albumin niệu ở nhóm tiền ĐTĐ 81
Bảng 3.28. Nồng độ cystatin C huyết thanh và mức độ bài xuất albumin niệu ở nhóm ĐTĐT2 81
Bảng 3.29. Tương quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh với bài xuất albumin niệu 82
Bảng 3.30. Độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong ROC của cystatin C trong dự báo tăng bài xuất albumin niệu ở nhóm tiền ĐTĐ 83
Bảng 3.31. Độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong ROC của cystatin C trong dự báo tăng bài xuất albumin niệu ở nhóm ĐTĐ típ 2 83
Bảng 3.32. Độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong ROC của cystatin C trong dự báo giảm nhẹ GFR 85
Bảng 3.33. Độ nhạy, độ đặc hiệu, AUC-ROC của cystatin C trong dự báo giảm nhẹ GFR theo công thức CKD.EPI 2012 creatinine-cystatin C 86
Bảng 3.34. Độ nhạy, độ đặc hiệu, AUC-ROC của cystatin C trong dự báo giảm nhẹ GFR theo xạ hình thận 87
Bảng 3.35. Độ nhạy, độ đặc hiệu, AUC-ROC của cystatin C trong dự báo giảm GFR < 60 ml/phút/1,73m2 theo CKD.EPI 2012 creatinine-cystatin C 88
Bảng 3.36. Độ nhạy, độ đặc hiệu, AUC-ROC của cystatin C, creatinine trong dự báo GFR < 60 ml/phút/1,73m2 theo xạ hình thận 89
Bảng 3.37. Tỷ lệ bệnh thận mạn dựa vào GFR < 60 ml/phút/1,73m2 theo các công thức ước đoán ở nhóm ĐTĐT2 90
Bảng 3.38. Hồi quy binary logistic các YTNC dự báo bệnh thận ĐTĐ dựa vào tỷ số ACR ở nhóm tiền ĐTĐ 91
Bảng 3.39. Hồi quy binary logistic các YTNC dự báo bệnh thận ĐTĐ dựa vào tỷ số ACR ở nhóm ĐTĐ típ 2 92
Bảng 3.40. Hồi quy binary logistic đơn biến các YTNC dự báo bệnh thận ĐTĐ dựa vào GFR < 60 ml/phút/1,73m2 ở nhóm ĐTĐT2 93
Bảng 3.41. Hồi quy đa biến binary logistic các YTNC dự báo bệnh thận ĐTĐ dựa vào GFR < 60 ml/phút/1,73m2 ở nhóm ĐTĐT2 94
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa nồng độ cystatin C với GFR ước đoán theo công thức CKD.EPI 2012 creatinine-cystatin C ở nhóm tiền ĐTĐ 65
Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa nồng độ cystatin C với GFR theo xạ hình thận ở ĐTĐT2 66
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa GFR ước đoán theo công thức CKD.EPI-cystatin C với xạ hình thận 67
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa GFR ước đoán theo công thức CKD.EPI creatinine-cystatin C với xạ hình thận 68
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa nồng độ cystatin C với albumin niệu ở nhóm ĐTĐT2 82
Biểu đồ 3.6. Giá trị dự báo tăng bài xuất albumin niệucủa cystatin C, creatinine 84
Biểu đồ 3.7. Giá trị của cystatin C trong dự báo giảm nhẹ GFR 85
Biểu đồ 3.8. Giá trị của cystatin C trong dự báo giảm nhẹ GFR theo công thức CKD.EPI 2012 creatinine –cystatin C 87
Biểu đồ 3.9. Giá trị của cystatin C trong dự báo giảm nhẹ GFRtheo xạ hình thận 88
Biểu đồ 3.10. Giá trị của cystatin C trong dự báo giảm GFR < 60 ml/phút/1,73m2 theo công thức CKD.EPI 2012 creatinine-cystatin C 89
Biểu đồ 3.11. Giá trị của cystatin C huyết thanh trong dự báo giảmGFR < 60 ml/phút/1,73m2 theo xạ hình thận 90
Nguồn: https://luanvanyhoc.com