NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ hsCRP VÀ TNFα HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH CÓ HAY KHÔNG CÓ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ hsCRP VÀ TNFα HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH CÓ HAY KHÔNG CÓ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH.Bệnh mạch vành là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong ở các nước đã phát triển cũng như các nước đang phát triển. Bệnh mạch vành gây ra do tiến triển của các mảng xơ vữa trong đông mạch vành. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được với các bệnh đi kèm và các hâu quả đáng kể trên hệ thống. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay đứng thứ tư trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới và là bệnh lý duy nhất trong 10 bệnh lý hàng đầu vẫn còn tiếp tục gia tăng[158]. Trong thời gian từ năm 1970 đến năm 2002, tỷ lệ tử vong do đột quỵ giảm 63% và tử vong do bệnh tim mạch giảm 52% trong khi tỷ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng 100%[158].
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý phức tạp gồm các biểu hiện tại phổi và các biểu hiện ngoài phổi. Sự liên kết giữa các biểu hiện tại phổi và các biểu hiện ngoài phổi vẫn còn chưa được biết rõ và các biểu hiện ngoài phổi trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được gọi là các ảnh hưởng hệ thống của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính[26]. Do đó, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay được xem là một bệnh lý đa thành phần, bệnh hệ thống[30],[39],[55].
Các chứng cứ hiện nay cho thấy viêm hệ thống, được biểu hiện qua sự gia tăng nồng đô của các chất chỉ điểm viêm trong máu như protein phản ứng C, yếu tố hoại tử u alpha, đóng vai trò quan trọng trong các hâu quả trên hệ thống của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bao gồm yếu các cơ ngoại biên, rối loạn chức năng tim, dinh dưỡng…Hơn nữa, các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng hay có các bệnh lý đi kèm đáng kể như bệnh lý tim mạch không những gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị bệnh mà còn góp phần vào sự gia tăng tàn tật cũng như tử vong của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nghiên cứu TORCH cho kết quả là trong 911 trường hợp tử vong có 35% do nguyên nhân hô hấp (75% sau một đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), 26% do các biến cố tim mạch trong đó biến cố bệnh mạch vành là quan trọng nhất, 21% do ung thư, 10% do các nguyên nhân khác và 7% không rõ nguyên nhân[166].
Cả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh mạch vành có cùng các yếu tố nguy cơ quan trọng như thói quen hút thuốc lá, tuổi gia tăng và đều là bệnh lý viêm mạn tính. Nhiều nghiên cứu thấy có phối hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên các bệnh nhân có bệnh mạch vành và ngược lại. Bệnh mạch vành có thể gặp với tần suất từ 7 -13% các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gặp trong 26 – 35% các bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bô. Tần suất của bệnh tim thiếu máu cục bô gia tăng cùng với đô nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đạt đến 60% trên các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển. Tình trạng hút thuốc lá và viêm hệ thống mức đô thấp được coi là cơ chế chính gắn kết giữa hai bệnh lý này. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dường như là yếu tố nguy cơ tử vong độc lập trên các bệnh nhân có bệnh mạch vành. Các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hay nhập viện điều trị bệnh tim thiếu máu cục bô có kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ tử vong trong 3 năm cao hơn 50% so với các bệnh nhân không có kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ngược lại, bệnh mạch vành là nguyên nhân hàng đầu của tử vong của các bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức đô nhẹ – trung bình[152].
Có nhiều nghiên cứu về vai trò của các yếu tố viêm hs-CRP, TNF-a trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng như trên bệnh mạch vành. Tuy nhiên, ít có tài liệu về các yếu tố chỉ điểm viêm này trên các bệnh nhân có bệnh lý phối hợp của cả bệnh mạch vành và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nồng đô hs-CRP và TNF-a huyết thanh ở bệnh nhân bệnh mạch vành có hay không có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” với các mục tiêu:
1. Xác định nồng đô hs-CRP và TNF-a ở ba nhóm bệnh mạch vành, bệnh mạch vành kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
2. Khảo sát mối liên quan và tương quan giữa hs-CRP và TNF-a ở các nhóm bệnh nhân trên với một số yếu tố nguy cơ, FEV1 và mức đô tổn thương mạch vành theo thang điểm Gensini.
– Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của luận án + Ý nghĩa khoa học
Qua nghiên cứu hs-CRP và TNF-a sẽ cung cấp thêm các thông tin mới về nồng đô các chất gây viêm hệ thống này trên bệnh nhân bệnh mạch vành, bệnh mạch vành kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đồng thời, nghiên cứu này cũng giúp đánh giá các mối liên quan của tổn thương hệ đông mạch vành khi có hiện diện của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
+ Ý nghĩa thực tiễn
Xét nghiệm hs-CRP và TNF-a trên bệnh nhân bệnh mạch vành, bệnh mạch vành kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể giúp đánh giá mức đô viêm hệ thống. Qua đó góp phần vào việc đánh giá mức đô nặng của bệnh và dự phòng các biến chứng của bệnh mạch vành, bệnh mạch vành kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, biểu đồ và sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
-Tính cấp thiết của đề tài 1
-Mục tiêu nghiên cứu của luân án 3
-Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của luân án 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan về bệnh mạch vành 4
1.2 Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 12
1.3 Mối liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh mạch vành …17
1.4 Tổng quan về hs-CRP và TNF-a 28
1.5 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 41
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1 Đối tượng nghiên cứu 47
2.2 Phương pháp nghiên cứu 51
2.3 Phương pháp xử lý số liệu 61
2.4 Đạo đức nghiên cứu 63
CHƯƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 64
3.1 Đặc điểm của các nhóm nghiên cứu 64
3.2 Nồng đô hs-CRP và TNF-a trong các nhóm nghiên cứu 75
3.3 Khảo sát mối liên quan và tương quan giữa nồng đô hs-CRP và TNFa với các yếu tố nguy cơ, đặc điểm của bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính và bệnh mạch vành có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 77
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 87
4.1 Đặc điểm của các nhóm nghiên cứu 87
4.2 Nồng đô hs-CRP và TNF-a trong các nhóm nghiên cứu 107
4.3 Khảo sát mối liên quan và tương quan giữa nồng đô hs-CRP và TNF-a với các yếu tố nguy cơ, đặc điểm của bệnh mạch vành có bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính 111
KÉT LUẬN 120
KIÉN NGHỊ 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 1.1 Vị trí tổn thương ở phổi và sự hiện diện của các loại tế bào viêm .. 15
Bảng 1.2 Đánh giá đô nặng của BPTNMT dựa theo hô hấp ký 16
Bảng 2.1 Hệ số theo vị trí mạch vành tổn thương tính điểm Gensini 49
Bảng 2.2 Phân chia giai đoạn bệnh của BPTNMT 50
Bảng 3.1 Tỷ lệ % bệnh nhân trong các nhóm nghiên cứu 64
Bảng 3.2 Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu 64
Bảng 3.3 Tỷ lệ % giới tính của đối tượng nghiên cứu 65
Bảng 3.4 Tình trạng hút thuốc lá trong nghiên cứu 66
Bảng 3.5 Tương quan FEV1 với lượng thuốc lá hút (số gói-năm) 66
Bảng 3.6 Liên quan hút thuốc lá giữa nam và nữ giới 67
Bảng 3.7 BMI của các đối tượng nghiên cứu 67
Bảng 3.8 Phân loại BMI của các nhóm nghiên cứu 68
Bảng 3.9 Glucose huyết tương của các nhóm nghiên cứu 68
Bảng 3.10 Ket quả lipid máu trong các nhóm nghiên cứu 69
Bảng 3.11 Tỷ số TG/HDL-c trong các nhóm nghiên cứu 70
Bảng 3.12 Tỷ số TG/HDL-c và BMV 70
Bảng 3.13 FEV1 trong các nhóm nghiên cứu 71
Bảng 3.14 Phân đô nặng của BPTNMT của nhóm BPTNMT thành 2 nhóm
nhẹ-trung bình và nặng-rất nặng 72
Bảng 3.15 Số mạch vành tổn thương 1 nhánh và nhiều nhánh (> 2 nhánh)
trong nhóm BMV 72
Bảng 3.16 Các nhánh mạch vành tổn thương trong nhóm BMV 72
Bảng 3.17 Phân nhóm thang điểm Gensini trong nhóm BMV 73
Bảng 3.18 Các giai đoạn bệnh của BPTNBMT trong nhóm
BMV + BPTNMT 73
Bảng 3.19 Vị trí đông mạch vành tổn thương trong nhóm
BMV + BPTNMT 74
Bảng 3.20 Số mạch vành tổn thương 1 nhánh và nhiều nhánh (> 2 nhánh)
trong nhóm BMV + BPTNMT 74
Bảng 3.21 Thang điểm Gensini trong nhóm BMV + BPTNMT 75
Bảng 3.22 Nồng đô hs-CRP trong các nhóm nghiên cứu 75
Bảng 3.23 Nồng đô TNF-a trong nhóm nghiên cứu 76
Bảng 3.24 Liên quan nồng đô hs-CRP và TNF-a với giới 77
Bảng 3.25 Liên quan nồng đô hs-CRP và TNF-a với hút thuốc lá 77
Bảng 3.26 Tương quan hs-CRP và TNF-a với FEV1 78
Bảng 3.27 Tương quan nồng đô hs-CRP và TNF-a với đô nặng của BMV
theo thang điểm Gensini của nhóm BMV 79
Bảng 3.28 Tương quan hs-CRP và TNF-a với thang điểm Gensini trong
nhóm BMV + BPTNMT 80
Bảng 3.29 Tương quan giữa nồng đô hs-CRP và nồng đô TNF-a với FEV1
trong nhóm bệnh mạch vành có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 82
Bảng 3.30 Số điểm Gensini của nhóm BMV và nhóm BMV + BPTNMT …. 82 Bảng 3.31 Phân tích đa biến với các yếu tố nguy cơ kinh điển của bệnh mạch vành và các yếu tố nghiên cứu (hs-CRP, TNF-a, BPTNMT) với bệnh
mạch vành 83
Bảng 3.32 Liên quan giữa BPTNMT và nhánh mạch vành tổn thương 84
Bảng 3.33 Liên quan BPTNMT với số mạch vành tổn thương (1 nhánh và nhiều nhánh) 85
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Hình ảnh trên CT 3 chiều của ĐMC xuống và hệ mạch vành 5
Hình 1.2 Các thay đổi sinh lý bệnh của BPTNMT 15
Hình 1.3 Viêm trong BPTNMT góp phần gây các biến cố tim mạch 22
Hình 1.4 Cơ chế bệnh sinh chung của BPTNMT và BMV với trọng tâm là viêm hệ thống gây tổn thương và sửa chữa mô, dẫn đến hâu quả là làm tổn
thương nhu mô và biểu hiện lâm sàng 27
Hình 1.5 Phân tử C Reactive Protein 29
Hình 1.6 Kích thích và sinh tổng hợp các protein phản ứng pha cấp trong
viêm 30
Hình 1.7 CRP tham gia vào quá trình gây xơ vữa đông mạch 31
Hình 1.8 CRP tham gia vào quá trình bệnh sinh mảng xơ vữa 32
DANH MỤC CÁC BIẺU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố tuổi trong nghiên cứu 65
Biểu đồ 3.2 Tương quan giữa nồng đô hs-CRP với % FEV1 78
Biểu đồ 3.3 Tương quan giữa nồng đô TNF-a với % FEV1 78
Biểu đồ 3.4 Tương quan nồng đô hs-CRP với đô nặng của tổn thương mạch
vành theo thang điểm Gensini trong nhóm BMV 79
Biểu đồ 3.5 Tương quan nồng đô TNF-a với đô nặng của tổn thương mạch
vành theo thang điểm Gensini trong nhóm BMV 80
Biểu đồ 3.6 Tương quan giữa đô nặng tổn thương mạch vành với nồng đô
hs-CRP trong nhóm BPTNMT+BMV 81
Biểu đồ 3.7 Tương quan giữa đô nặng của tổn thương mạch vành với nồng đô TNF-a trong nhóm BPTNMT+BMV 81
Biều đồ 3.8: Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ với bệnh mạch vành … 84
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ
1. Trần văn Thi, Lê văn Bàng, Hoàng thị Thu Hương (2013): “Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tổn thương mạch vành”, Tạp chỉ YDược học, Trường Đại học YDược Huế, 15, 178-185.
2. Trần văn Thi, Lê văn Bàng, Hoàng thị Thu Hương (2014): “Nghiên cứu nồng đô hs-CRP và TNF-a ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có bệnh mạch vành”, Tạp chỉ Y Dược học, Trường Đại học YDược Huế, 22+23, 48-56.
TÀI LIÊU THAM KHẢO
TIÉNG VIỆT
1. Trần Viết An, Nguyễn Cửu Lợi, Lê thị Bích Thuận, Trần Hữu Dàng
(2010), “Nghiên cứu giá trị nồng đô hs-CRP và số lượng bạch cầu trong dự báo tổn thương đông mạch vành”. Y học Việt Nam, tr 581-586.
2. Lê văn Bàng, Phan thị Hồng Diệp, Trần Man (2009), Bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính. Hô hẩp học – Giáo trình Sau Đại học. NXB Đại học Huế, tr 92-123.
3. Lê văn Bàng, Phan thị Hồng Diệp, Trần Man (2009) Viêm trong Bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính. Hô hẩp học – Giáo trình Sau Đại học. NXB Đại học Huế, tr 348-376.
4. Hồ Anh Bình (2009), Nghiên cứu Hiệu quả của Phương pháp Đặt giá đỡ
trực tiếp Động mạch vành trong Điều trị Bệnh động mạch vành. Luân án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế – Đại học Huế.
5. Lê Chuyển, Lê thị Bích Thuận, Nguyễn Hải Thủy (2013), Cấu trúc và
tác dụng sinh học của CRP. Protein phản ứng C (CRP) và Bệnh lỷ xơ vữa động mạch. NXB Đại học Huế, tr 9-70.
6. Nguyễn Minh Đức, Nguyễn văn Trí, Hồ Thượng Dũng, Nguyễn Đức
Công (2011), “Mối liên quan giữa Nồng đô hs-CRP với Tổn thương giải phẫu Đông mạch vành qua chụp mạch vành cản quang ở bệnh nhân có Bệnh đông mạch vành”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 15(1), tr 123-129.
7. Phạm Trung Hà, Diệp Quảng Minh (2011), “Khảo sát Nồng đô hs-CRP
ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bô”. Y học TP. Hồ Chỉ Minh, 15(2), tr 281-286.
8. Nguyễn Đức Khánh (2007), Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ hs-
CRP (high-sensitivity C-Reactive Protein) và ton thương giải phâu của
động mạch vành qua chụp động mạch vành cản quang trong hội chứng vành cẩp. Luân văn tốt nghiệp bác sĩ nôi trú, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
9. Lương Ngọc Khuê, Hoàng Văn Minh (2011), “Nghiên cứu Tần suất và
Mức đô người hút thuốc lá ở người Việt Nam”. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(2), tr 94-100.
10. Lương thị Kim Liên, Trần Thành Vĩnh, Lê Ngọc Hùng và cs (2010), “Nồng đô C— Reactive Protein siêu nhạy ở bệnh nhân hôi chứng mạch vành cấp”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 14(2), tr 676-684.
11. Nguyễn Cửu Lợi (2010), “Nghiên cứu tần suất rối loạn tỉ TG/HDL ở bệnh nhân Bệnh mạch vành”, Y học Việt Nam, Số đặc biệt 11/2010, tr 658-662.
12. Huỳnh văn Minh, Phạm Như Thế, Nguyễn Anh Vũ và cs (2010), Vữa xơ đông mạch, Tim mạch học. NXB Đại học Huế, tr 106-117.
13. Huỳnh văn Minh, Phạm Như Thế, Nguyễn Anh Vũ và cs (2010), Suy mạch vành, Tim mạch học. NXB Đại học Huế, tr 118-128.
14. Đoàn văn Phước, Ngô Quý Châu (2012), “Biểu hiện tim mạch và Rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Hâu Giang”. Nghiên cứu Yhọc, 80(3).
15. Nguyễn Ngọc Phương Thư, Nguyễn Thanh Hiền, Dương Hiệp Hồ, và cs (2012), “Tỷ lệ các loại bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1), tr 27-31.
16. Lê thị Bích Thuận, Huỳnh văn Minh (2005), Nghiên cứu biến đổi protein phản ứng C (CRP) trong bệnh mạch vành. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
17. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2008), Dịch tễ, bệnh sinh và yếu tố nguy cơ của xơ vữa đông mạch. Bệnh học Tim mạch. NXB Y học TP Hồ Chí Minh, tr 68-77.
18. Lê Xuân Trường, Nguyễn thị Băng Sương, Đỗ thị Thanh Thủy và cs (2013), hs-CRP. Những xét nghiệm hóa sinh hiện đại sử dụng trong lâm sàng. NXB Y học,TP Hồ Chí Minh, tr 115-126.
19. Tô Minh Tuấn, Huỳnh văn Minh, Lê văn An (2009), “Nghiên cứu nồng đô TNF alpha huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi bị Hôi chứng vành cấp”. Y học Thực hành, 648+649, tr 179 – 185.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com