Nghiên cứu nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp
Luận án Nghiên cứu nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại Bệnh viện Trung ương Huế.Nhồi máu não đã và đang là một vấn đề thời sự cấp thiết của y học đối với mọi nước, mọi dân tộc, ở người cao tuổi và cả người trẻ tuổi, không phân biệt nam hay nữ, ở nông thôn hay thành thị. Nhồi máu não thường chiếm 80¬90% tỷ lệ tai biến mạch máu não ở các nước Âu Mỹ và các nước phát triển [67], [98], [146]. Ở Hoa Kỳ, theo thống kê năm 2009, tỷ lệ nhồi máu não chiếm 87% tai biến mạch máu não. Theo Donkor E. tại Ghana, tỷ lệ nhồi máu não chiếm 78,1% [49]. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhồi máu não tại Thành phố Hồ Chí Minh là 59,58% và tại Huế là 60,58% [7].
Nhồi máu não có thể gây tử vong nhanh chóng, nhưng cũng có thể để lại di chứng gây tàn tật là gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và xã hội [80]. Mặc dầu có nhiều tiến bộ đáng kể trên các phương tiện chẩn đoán, điều trị nội khoa hay ngoại khoa, nhưng tỷ lệ tử vong do nhồi máu não vẫn còn khá cao ở những nước phát triển và rất cao ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, có nhiều kỹ thuật để nghiên cứu, theo dõi nhồi máu não và dự đoán kết quả điều trị. Khám lâm sàng có nhiều hữu ích trong việc đánh giá chức năng thần kinh và hôn mê sau nhồi máu não nhưng ít giá trị trong đánh giá thể tích nhồi máu não. Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ giúp xác định vị trí, thể tích nhồi máu não và chỉ định điều trị thuốc tiêu sợi huyết và thuốc bảo vệ thần kinh để ngăn chặn phá hủy nhu mô não. Tuy nhiên, chẩn đoán hình ảnh tiến hành hằng ngày là điều không thực tế vì rất tốn kém và khó khăn trong việc di chuyển bệnh nhân nặng.
Vài kỹ thuật theo dõi đã được phát triển dựa trên việc đo lường nồng độ các chất chỉ điểm sinh học trong đó có protein S100B và enolase đặc hiệu tế bào thần kinh (NSE). Tuy nhiên, những chất này hầu hết được đo trong dịch não-tủy thông qua chọc dò ống sống, là một xét nghiệm có nguy cơ biến chứng cao, đặc biệt ở những bệnh nhân đang điều trị với heparin. Từ đó kỹ thuật đo nồng độ chất chỉ điểm tổn thương não trong máu được nghiên cứu, cho phép thực hiện nhiều lần, góp phần theo dõi diễn tiến bệnh tốt hơn [24], [73].
Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy vai trò của protein S100B và NSE trong việc chẩn đoán sớm và tiên lượng nhồi máu não trong khi chưa thấy tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính. Trong nhồi máu não các tế bào sao bị tổn thương sớm, phù não xuất hiện sớm và đầu tiên. Sự giảm áp lực oxy làm gián đoạn sự sản xuất ATP và dần dần dẫn đến sự mất K+, sự xâm nhập các ion Cl” và Na+ vào tế bào sao từ đó gây phù nề nhu mô thần kinh đệm. Phù não xuất hiện sớm vào khoảng 3 giờ sau khi nghẽn mạch và tiến tới tối đa trong 24 giờ, tồn tại và lan tỏa quá 72 giờ, làm hư hỏng tế bào sao, là tế bào làm nhiệm vụ trung gian chuyển hóa giữa mao mạch và tế bào thần kinh từ đó gây phóng thích protein S100 và NSE [3], [61], [62].
Tại Việt Nam chưa thấy có nghiên cứu nào về hai chất này, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp tại Bệnh viện Trung ương Huế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Khảo sát nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não trong giai đoạn cấp và giá trị của các chất này trong tiên lượng sống còn.
2.2. Xác định mối liên quan, tương quan giữa nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh với tuổi, huyết áp, một số kết quả cận lâm sàng và thang điểm Glasgow, thang điểm đột quỵ não của Viện Sức Khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIHSS) và thang điểm tàn tật Barthel.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
3.1.1. Protein S100B và NSE là hai chất chỉ điểm sinh học quan trọng của tổn thương tế bào thần kinh trong nhồi máu não. Cả hai chất này đều đóng vai trò theo dõi bệnh cũng đồng thời là các yếu tố tiên lượng. Việc xác định nồng độ của các chất này trong giai đoạn cấp của nhồi máu não giúp xác định chẩn đoán, tiên lượng, diễn tiến bệnh, đề ra chiến lược điều trị.
3.1.2. Xét nghiệm định lượng nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não là một xét nghiệm có độ chính xác cao. Kết quả xét nghiệm giúp ta có thể định hướng chẩn đoán ngay cả khi hình ảnh chụp cắt lớp vi tính não chưa cho thấy tổn thương đồng thời cũng giúp đánh giá mức độ nặng của bệnh trong giai đoạn cấp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
3.2.1. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn vì đóng góp thêm yếu tố chỉ điểm cho việc chẩn đoán và tiên lượng của nhồi máu não.
3.2.2. Sự gia tăng nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh dự báo cho diễn tiến nặng và nguy cơ tử vong của bệnh nhân nhồi máu não cấp.
3.2.3. Qua việc định lượng nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh, có thể xác định mối liên quan, tương quan giữa nồng độ các chất này với các yếu tố khác như tuổi, huyết áp, một số kết quả cận lâm sàng và mức độ nặng trên lâm sàng qua các thang điểm Glasgow, thang điểm đột quỵ não của Viện Sức Khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIHSS) và thang điểm tàn tật Barthel.
4. Đóng góp luận án
Là luận án đầu tiên tại Việt Nam phối hợp nghiên cứu hai chất chỉ điểm sinh học này của tổn thương tế bào thần kinh trên bệnh nhân nhồi máu não.
Nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh tăng cao có ý nghĩa thống kê trong bệnh nhân nhồi máu não và là yếu tố tiên lượng của nhồi máu não trong giai đoạn cấp. Nguy cơ diễn tiến bệnh càng nặng khi nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh càng cao đặc biệt trong giai đoạn cấp. Đánh giá sớm nồng độ protein S100B và NSE sẽ giúp tiên lượng diễn tiến nặng của bệnh từ đó đề ra chiến lược điều trị thích hợp, giúp giảm thiểu tử vong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Văn Chương (2003), Đại cương về chẩn đoán định khu tổn thương hệ thần kinh, “Thực hành lâm sàng thần kinh học”, Tập 2, NXB Y học, tr.240-262.
2. Trần Thượng Dũng (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ sọ não và một số yếu tố nguy cơ của nhồi máu não cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế.
3. Nguyễn Văn Đăng (1998), “Tai biến thiếu máu cục bộ não”, Tai biến mạch máu não, NXB Y học, tr.76 – 128.
4. Nguyễn Đức Hoàng (2007), Nghiên cứu Homocysteine máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh Viện Trung Huế, Luận án Tiến sĩ Y khoa, Đại học Y Dược Huế.
5. Nguyễn Văn Khách (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học sọ não và yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
6. Hoàng Khánh (2009), “Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não”, Tai biến mạch máu não, NXB Đại học Huế, tr.41 – 219.
7. Hoàng Khánh, Tôn Thất Trí Dũng (2012), “Tăng huyết áp và tai biến mạch máu não”, Hội nghị đột quỵ toàn quốc lần thứ 3, Tạp chí Y học thực hành, số 811 – 812, tr.23-37.
8. Hoàng Khánh (2013), Thiếu máu cục bộ não hình thành, Thần Kinh Học, NXB Đại học Huế, tr.241 – 254.
9. Hồ Hữu Lương (1998), Sinh lý bệnh tuần hoàn não, Tai biến mạch máu não, NXB Y học Hà Nội, tr.25 – 56.
10. Hồ Hữu Lương (1998), Tiến triển và tiên lượng của tai biến mạch máu não, Tai biến mạch máu não, NXB Y học Hà Nội, tr. 138 – 148.
11. Hội Tim Mạch Học Quốc Gia Việt Nam (2011), Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch, NXB Y học, tr.1 – 24.
12. Huỳnh Văn Minh (2010), “Tăng huyết áp”, Tim mạch học, NXB Đại học Huế, tr.11 – 35.
13. Phan Việt Nga, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có hội chứng chuyển hóa”, Tạp chí YDược lâm sàng 108, tập 7, số đặc biệt, tr.253 – 260.
14. Nguyễn Hoàng Ngọc (2005), “Nhồi máu não”, Đột quỵ não, Chủ biên: Nguyễn Văn Thông, NXB Y học, tr.71 – 98.
15. Vũ Anh Nhị, Châu Nam Huân (2012), “Các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân đột quỵ não tại bệnh viện đa khoa Long An”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 7, số đặc biệt, tr.247 – 252.
16. Nguyễn Xuân Phách (1995), “Tương quan”, Thống kê y học, NXB Y Học, tr.109 – 129.
17. Lê Văn Phước (2012), Tai biến mạch máu não, Cộng hưởng từ sọ não, Chủ biên: Lê Văn Phước, NXB Y Học, tr. 58 – 83.
18. Nguyễn Viết Quang (2008), Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ interleukin- 6 và cortisol ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, Luận án Tiến sĩ Y Học, Đại học Y Dược Huế.
19. Rubin M.A. (Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn dịch, 2012), “Đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp”, Hồi sức cấp cứu, NXB Khoa học kỹ thuật, chương 52, tr.689 – 696.
20. Cao Thúc Sinh (2013), Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não do tăng huyết áp và hiệu quả điều trị của Lercanidipine bằng theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ., Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế.
21. Nguyễn Văn Thông (2005), Đột quỵ não, Đột quỵ não – Cấp cứu điều trị và dự phòng, NXB Y học, tr. 3 – 25.
22. Nguyễn Văn Thông, Đinh Thị Hải Hà, Nguyễn Hồng Quân và cs (2012),” Nhận xét tình hình tử vong của các bệnh nhân đột quỵ não tại trung tâm đột quỵ – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2003 đến tháng 6/2012”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 7, số đặc biệt, tr.23 – 35.
23. Nguyễn Đình Toàn (2011), Nghiên cứu nồng độ PAI-1 và TNFa ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
24. Nguyễn Đình Toàn, Hoàng Khánh, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Các chất chỉ điểm sinh học trong nhồi máu não”, Hội nghị đột quỵ toàn quốc lần thứ 3, Tạp chí Y học thực hành, số 811 – 812, tr.60-70.
25. Mai Duy Tôn (2012), Đánh giá hiệu quả điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp trong vòng 3 giờ đầu bằng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch Alteplase liều thấp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
TIẾNG ANH
26. Adams H.P, Zoppo G., Alberts M.J. et al (2007), Guidelines for the Early Management of Adults With Ischemic Stroke, Circulation; 115:e478-e534.
27. Ahmad O., Wardlaw J. et al (2012), “Correlation of Levels of Neuronal and Glial Biomarkers with Radiological Measures of Infarct Volume in Ischaemic Stroke, A Systematic Review”, Cerebrovasc Dis, 33, pp.47-54.
28. Ali M.S, Harmer M., Vaughan R. (2000), “Serum S100B protein as a biomarker of cerebral damage during cardiac sugery”, British journal of anesthesia, No 85, pp.287- 298.
29. Allam G. (2012), “Cerebral Venous Thrombosis”, Jones H.R., Netter’s Neurology, Elsevier Inc. Saunders, 2nd edition, pp.518-527.
30. Almandoz J.D., Pomerantz. S.R. (2011), “Imaging of Acute Ischemic Stroke: Unenhanced Computed Tomography”, González R.G., Acute Ischemic Stroke, Imaging and Intervention, Second Edition, Springer, pp.43-57.
31. Beer C., Blacker D. et al (2010), “Systemic biomarkers of inflammation are independently associated with S100B concentration: results of an observational study in subjects with acute ischaemic stroke”, Journal of Neuroinflammation, 7(71), pp.1 – 5.
32. Beran R. (2012), “Stroke”, Beran R., Neurology for general practitioners, Elsevier Australia, chapter 14, pp.149-159.
33. Bharosay A., Bharosay V.V., Varma M. (2012), Correlation of Brain Biomarker Neuron Specific Enolase (NSE) with Degree of Disability and Neurological Worsening in Cerebrovascular Stroke, Ind J Clin Biochem, 27(2), pp.186-190.
34. Brea D., Sobrino T., Blanco M. et al (2009), “Temporal profile and clinical significance of serum neuron-specific enolase and S100 in ischemic and hemorrhagic stroke”, Clin Chem Lab Med, 47(12), pp. 1513-1518.
35. Brott T., Marler J.R., Olinger C.P. et al (1989), “Measurements of Acute Cerebral Infarction: Lesion Size by Computed Tomography”, Stroke .;20, pp.871-875.
36. Brouns R., Vil B., Cras P. et al (2010), “Neurobiochemical Biomarkers of Brain Damage in Cerebrospinal Fluid of Acute Ischemic Stroke Patients”, Clinical Chemistry, 56(3), pp.451-458.
37. Brown W., Al-Khoury L. et al (2011), “Intravenous Thrombolysis”, Mohr J.P., Stroke: pathophysiology, diagnosis, and management, Section 6 -Therapy, 5th edition, Elsevier Inc, chapter 49, pp 945-970.
38. Qakmak V.A., Gunduz A., Karaca Y. et al (2014), “Diagnostic Significance of Ischemia-Modified Albumin, S100b, and Neuron- Specific Enolase in Acute Ischemic Stroke”, JAEM; 13, pp. 112-117.
39. Cata J.P., Abdelmalak B., Farag E. (2011), “Neurological biomarkers in the perioperative period”, British Journal of Anaesthesia, 107 (6), pp.1 – 15.
40. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2009), “Cigarette smoking among adults and trends in smoking cessation-United States 2008”, MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 58, pp. 1227-1232.
41. Chandra R.V., Law C.P., Yan B. et al (2011), Glasgow Coma Scale Does Not Predict Outcome Post-Intra-Arterial Treatment for Basilar Artery Thrombosis, AJNR Am J Neuroradiol 32, pp.576-580.
42. Chaves C. (2012), “Ischemic Stroke”, Jones H.R., Netter’s neurology, Elsevier Inc. Saunders, 2nd edition, pp 497-517.
43. Chuang C.T., Guh J.Y., Lu C.Y., Chen H.C. and Chuang L.Y. (2015), S100B is required for high glucose-induced pro-fibrotic gene expression and hypertrophy in mesangial cells, International Journal of Molecular Medicine 35, pp.546-552.
44. Costine B.A., Clerkin P.B, Dodge C.P. et al (2012), “Neuron-Specific Enolase, but Not S100B or Myelin Basic Protein, Increases in Peripheral Blood Corresponding to Lesion Volume after Cortical Impact in Piglets”, J Neurotrauma. Nov 20,; 29(17), pp.2689-2695.
45. Dash D., Bhashin A., Pandit A.K. (2014), “Risk Factors and Etiologies of Ischemic Strokes in Young Patients: A Tertiary Hospital Study in North India”, Journal of Stroke;16(3),pp.173-177.
46. Dassan P., Keir G., Brown M.M. (2009), “Criteria for a clinically informative serum biomarker in acute ischaemic stroke: a review of S100B”, Cerebrovasc Dis. 27(3), pp.295-302.
47. Delgado P., Sabin J.A., Santamarina E. et al (2006), Plasma S100B Level After Acute Spontaneous Intracerebral Hemorrhage, Stroke,37, pp.2837-2839.
48. Donato R. et al (2009), “Review S100B’s double life: Intracellular regulator and extracellular signal”, Biochimica et Biophysica Acta, El sevier, 1793, pp.1008-1022.
49. Donkor E.S., Owolabi M.O., Bampoh P.O. et al (2014), “Profile and health-related quality of life of Ghanaian stroke survivors”, Clinical Interventions in Aging:9, pp.1701-1708.
50. Dzialowski I., Puetz V., Kummer R. (2011), “Computed Tomography- Based Evaluation of Cerebrovascular Disease, Mohr J.P., Stroke: Pathophysiology, Diagnosis, And Management, 5th Edition, chapter 45, pp.870-881.
51. Ezaki Y., Tsutsumi K., Onizuka M. et al (2003), Retrospective analysis of neurological outcome after intra-arterial thrombolysis in basilar artery occlusion, Surg Neurol, 60(5), pp.423-9.
52. Fagnart O.C., SIndlc J. M., Laterre C. (1988), Particle Counting Immunoassayof S100 Protein in Serum. Possible Relevance in Tumors and lschemic Disorders of the Central Nervous System, Clin. Chem., 34(7), pp. 1387-1391.
53. Foerch C.D., Mesnil de, Rochemont R. et al (2003), “S100B as a surrogate biomarker for successful clot lysis in hyperacute middle cerebral artery occlusion”, J Neurol Neurosurg Psychiatry, 74, pp.322-325.
54. Foerch C., Otto B. et al (2004), “Serum S100B Predicts a Malignant Course of Infarction in Patients With Acute Middle Cerebral Artery Occlusion”, Stroke, American Heart Association, 35, pp.2160-2164 .
55. Foerch C., Singer O. et al (2005), “Evaluation of Serum S100B as a Surrogate Biomarker for Long-term Outcome and Infarct Volume in Acute Middle Cerebral Artery Infarction”, Arch Neurol, American Medical Association, vol 62, pp. 1130-1134 .
56. Foerch C., Wunderlich M.T., Dvorak F. (2007), “Elevated Serum S100B Levels Indicate a Higher Risk of Hemorrhagic Transformation After Thrombolytic Therapy in Acute Stroke”, Stroke, 38, pp.2491-2495.
57. Fonarow G.C., Saver J.L., Smith E.E., et al (2012), Relationship of National Institutes of Health Stroke Scale to 30-Day Mortality in Medicare Beneficiaries With Acute Ischemic Stroke, J Am Heart Assoc;1, pp.42-50.
58. García G.S., Quevedo G.A., Sanchez P.M. (2012), “Serum neuron- specific enolase and S100 calcium binding protein B biomarker levels do not improve diagnosis of acute stroke”, J R Coll Physicians Edinb. ;42(3), pp.199-204.
59. Go A.S., Mozaffarian D., Roger V.L. et al (2014), Heart Disease and Stroke Statistics—2014 Update, Circulation;128:00-00, Chapter 13, pp. 138 – 149.
60. Graham S.H., Chen J. (2001), “Programmed cell death in cerebral ischemia”, J Cereb Blood Flow Metab, 21, pp.99-109.
61. Hajdukova L., Sobek O., Prchalova D. (2014), “Biomarkers of brain damage: S100B and NSE concentrations in cerebrospinal fluid. A normative study”, BioMedResearch International, ID 379071, pp.1-7.
62. Hansen H.B., Davidsen M., Thorvaldsen P. (2001), “Long-Term Survival and Causes of Death After Stroke”, Stroke.32,pp.2131-2136.
63. Heizmann C.W., Fritz G. et al (2002), “S100 Proteins: Structure, Functions and Pathology”, Front Biosci, 1 (7), pp.1356-1368.
64. Herrmann M., Vos P. et al (2000), “Release of Glial Tissue – Specific Proteins After Acute Stroke: A Comparative Analysis of Serum Concentrations of Protein S-100B and Glial Fibrillary Acidic Protein”, American Heart Association, 31, pp.2670-2677.
65. Hill M.D., Jackowski G., Bayer N., Lawrence M., Jaeschke R. (2000), Biochemical biomarkers in acute ischemic stroke, CMAJ, 162(8), pp.1139-40.
66. Hjalmarsson C., Bjerke M., Andersson B., Blennow K. et al (2014), Neuronal and Glia-Related Biomarkers in Cerebrospinal Fluid of Patients with Acute Ischemic Stroke, Journal of Central Nervous System Disease, 6, pp.51-58.
67. Ingall T. (2004), “Stroke—Incidence, Mortality, Morbidity and Risk”, J Insur Med;36, pp.143-152.
68. Jain K.K. (2009), “The Handbook of biomarker”, Humana Press, pp.1¬19, pp.327-379.
69. Jauch E., Lindsell C. et al (2006), “Association of serial biochemical biomarkers with acute ischemic stroke”, Stroke, American Heart Association, Vol.37, pp.2508-2513.
70. Jauch E.C. (2005), “Diagnosis of Stroke: The Potential of serum biomarkers”, EMCREG-International, pp.61-66.
71. Jauch E.C. et al (2013), “Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke”, Stroke, American Stroke Association, 44, pp.870-947.
72. Jeon S.B., Koh Y., Choi H.A., Lee K. (2014), “Critical Care for Patients with Massive Ischemic Stroke”, Journal ofStroke;16(3),pp.146-160.
73. Jickling G. & Sharp F. (2011), “Blood Biomarkers of Ischemic Stroke”, NeuroTherapeutics, 8, pp.349-360.
74. Jung C.S., Lange B., Zimmermann M., and Seifert V. (2013), “CSF and Serum Biomarkers Focusing on Cerebral Vasospasm and Ischemia after Subarachnoid Hemorrhage”, Stroke Res Treat, ID 560305, pp. 1 – 6.
75. Jung M.H., Lee D.H., Kim C.W. (2011), “The S100B Protein Could Be Used as Adjuvant Diagnostic Tool in Acute Ischemic Stroke”, Korean J Crit Care Med, Nov;26(4), pp.217-220.
76. Juttler E., Hacke W. (2011), “Cerebral Infarction: Surgical Treatment”, Mohr J.P., Stroke: pathophysiology, diagnosis, and management, Section 6 -Therapy, 5th edition, Elsevier Inc, chapter 78, pp.1426-1439.
77. Kavalci C., Guldiken B., Ustundag S., Guldiken S. (2010), Association of renal dysfunction with stroke subtypes in acute stroke patients, Hong Kong j. emerg. med., 17(1), pp.22 – 26.
78. Krongold M., Almekhlafi M.A, Demchuk A.M. et al (2015), “Final infarct volume estimation on 1-week follow-up MR imaging is feasible and is dependent on recanalization status”, NeuroImage: Clinical 7,
pp. 1-6.
79. LaValley M.P. (2008), Logistic Regression, Circulation;117, pp.2395-2399.
80. Larner A., Coles A.J. et al (2011), “A-Z of Neurological Practice”, Springer-Verlag London Limited, Second Edition, pp.682-686.
81. Laskowitz D.T., Kasner S., Saver J. et al (2009), “Clinical usefulness of a biomarker-based diagnostic test for acute stroke. The biomarker rapid assessment in ischemic injury (BRAIN) study”, Stroke, Vol.40, pp.77-85.
82. Laterza O.F., Modur V.R. et al (2006), “Identification of Novel Brain Biomarkers”,Clinical Chemistry, Vol 52, No 9, pp.1713-1721.
83. Lázaro V.A., Quijano T., Martín R. (2013), “Hypoalbuminemia and other prognostic factors of mortality at different time points after ischemic stroke”, Nutr Hosp,28(2), pp.456-463.
84. Leclerc E., Sturchler E., Vetter S. (2010), “The S100B/Rage Axis in Alzheimer’s Disease”, Cardiovascular Psychiatry and Neurology, Volume 2010, pp.1-11.
85. Lima J.E., Takayanagui O.M., Garcia L.V. and Leite J.P. (2004), “Use of neuron-specific enolase for assessing the severity and outcome in patients with neurological disorders”, Braz JMed Biol Res, 37(1), pp.19 – 26.
86. Lynch J.R., Blessing R., White W.D. et al (2004), “Novel Diagnostic Test for Acute Stroke”, Stroke, 35; pp.57-63.
87. Mahoney F.I., Barthel D. (1965), “Functional evaluation: the Barthel Index”, Maryland State Medical Journal,14, pp.56-61.
88. Marangos P.J. (1988), Neuron-Specific Enolase: A neural and
neuroendocrine protein, Marangos P.J., Neuronal and glial proteins: Structure, Funtion, and Clinical application, Academic press, chapter 6, pp.119 – 136.
89. Marrone L.C., Brunelli J.P., Saute R.L. et al (2014), “Cardioembolic Sources in Stroke Patients in South of Brazil”, Thrombosis, ID 753780, pp.1-4.
90. Martens P., Raabe A., Johnsson P. (1998), “Serum S-100 and Neuron- Specific Enolase for prediction of Regaining Consciousness after Global Cerebral Ischemia”, Stroke, 29(11), pp.2363-2366.
91. Matsuo R., Kamouchi M., Fukuda H. (2014), “Intravenous Thrombolysis with Recombinant Tissue Plasminogen Activator for Ischemic Stroke Patients over 80 Years Old: The Fukuoka Stroke Registry”, Plos One, 9(10), pp.1 – 7.
92. Michetti F., Corvino V., Geloso M.C. (2012), “The S100B protein in biological fluids: more than a lifelong biomarker of brain distress”, J. Neurochem 120, pp.644 – 659.
93. Missler U., Wiesmann M., Friedrich C. et al (1997), “S-100 Protein and Neuron-Specific Snolase Concentrations in Blood as Indicators of Infarction Volume and Prognosis in Acute Ischemic Stroke”, Stroke, 28(10), pp.1956-1960.
94. Montaner J., Perea-Gainza M., Delgado P. et al (2008), “Etiologic Diagnosis of Ischemic Stroke Subtypes With Plasma Biomarkers”, Stroke, vol 39 (8), pp.2280 -2287.
95. Moonis M., Kumar R., Henninger N. et al (2014), “Pre and Poststroke Use of Statins Improves Stroke Outcome”, Indian J Community Med, Oct Dec; 39(4), pp.214-217.
96. Moshayedi H., Ahrabi R., Mardani A. et al (2014), “Association between non-alcoholic fatty liver disease and ischemic stroke”, Iran J Neurol 2014; 13(3), pp.144-148.
97. Moskowitz M. (2011), “Pathophysiology”, Mohr J.P., Stroke: pathophysiology, diagnosis, and management, 5th edition, Elsevier Inc, pp.2-185.
98. Naval N. and Bhardwaj A. (2011), Ischemic Stroke, Bhardwaj A., Handbook of Neurocritical Care, Springer Science+Business Media, Second Edition, Chapter 20, pp.341-353.
99. Niewada M., Czlonkowska A. (2014), “Prevention of ischemic stroke in clinical practice: a role of internists and general practitioners”, Pol Arch Med Wewn, 124 (10), pp.540-548.
100. Ogawa A., Mori E., Minematsu K. et al (2007), “Randomized trial of intraarterial infusion of urokinase within 6 hours of middle cerebral artery stroke: the middle cerebral artery embolism local fibrinolytic intervention trial (MELT) Japan”, Stroke, 38(10), pp.2633-9.
101. Oh S.H., Lee J.G, Na S.J et al (2002), “The effect of Initial serum Neuron- Specific Enolase level on clinical outcome in acute carotid artery territory infarction”, Yonsei Medical Journal, 43(3), pp.357 – 362.
102. Oh S.H., Lee J.G., Na S.J. et al (2003), “Prediction of early clinical severity and extent of neuronal damage in anterior-circulation infarction using the initial serum neuron-specific enolase level”, Arch Neurol, 60(1), pp.37-41.
103. Orynska M.K., Tomasiuk R., Friedman A. (2010), “Neuron-specific enolase and S 100B protein as predictors of outcome in ischaemic stroke”, NeurolNeurochir Pol, 44(5), pp.459-63.
104. Pan Y., Chen Q., Zhao X. et al (2014), “Cost-Effectiveness of Thrombolysis within 4.5 Hours of Acute Ischemic Stroke in China”, Plos One, October, 9(10), pp.1 – 8.
105. Pandey A., Saxena K., Verma M., and Bharosay A. (2011), “Correlative study between neuron-specific enolase and blood sugar level in ischemic stroke patients”, JNeurosci Rural Pract, 2(1), pp.50-54.
106. Papa L. (2012), “Exploring the Role of Biomarkers for the Diagnosis and Management of Traumatic Brain Injury Patients”, Publisher InTech, pp.89-106.
107. Park S.Y., Kim J., Kim O.K. et al (2013), “Predictive value of circulating interleukin-6 and heart-type fatty acid binding protein for three months clinical outcome in acute cerebral infarction: multiple blood biomarkers profiling study”, Critical Care, 17 (2), pp.1 – 9.
108. Pendlebury S., Giles M., Rothwell P. (2009), “Pathophysiology of acute cerebral ischemia, Transient Ischemic Attack and Stroke”, Cambridge University Press, pp.49-54.
109. Pendlebury S., Giles M., Rothwell P. (2009), “The clinical features and differential diagnosis of acute stroke, Transient Ischemic Attack and Stroke”, Cambridge University Press, pp.113-132.
110. Prencipe M., Culasso F., Rasura M. et al (1998), “Long-term Prognosis After a Minor Stroke 10-Year Mortality and Major Stroke Recurrence Rates in a Hospital-Based Cohort”, Stroke;29, pp. 126-132.
111. Rana A.Q., Morren J.A. (2013), “Stroke and TIA, Neurological Emergencies in Clinical Practice”, pringer-Verlag London, Chapter 18, pp. 141-155.
112. Rech T.H., Vieira S.R., Nagel F. et al (2006), “Serum neuron-specific enolase as early predictor of outcome after in-hospital cardiac arrest: a cohort study”, Crit Care,10(5), pp.1 – 6.
113. Reynolds M., Kirchick H., Dahlen J. et al (2003), “Early Biomarkers of Stroke”, Clinical Chemistry, 49:10, pp.1733-1739.
114. Roche Diagnostics (2007), NSE, Elecsys and cobas e analyzers, pp. 1 – 4.
115. Roche Diagnostics (2010), S100, Elecsys and cobas e analyzers, pp.1 – 4.
116. Rothermundt M., Peters M. et al (2003), “S100B in Brain Damage and Neurodegeneration, Microscopy Research and Technique”, Research Group “Apoptosis and Cell Death”, Germany, 60, pp.614-632.
117. Rundek T., Sacco R.L. (2011), “Prognosis after Stroke”, Mohr J.P., Stroke: Pathophysiology, Diagnosis, And Management, 5th Edition, Elsevier Inc, chapter 15, pp.219 – 241.
118. Saeed S., Andreassen U.W., Fromm A. (2014), “Early Vascular Aging in Young and Middle-Aged Ischemic Stroke Patients: The Norwegian Stroke in the Young Study”, Plos One, 9(11), pp. 1 – 6.
119. Schaarschmidt H., Prange H.W, Reiber H. (1994), “Neuron-specific enolase concentrations in blood as a prognostic parameter in cerebrovascular diseases”, Stroke, 25(3), pp.558-65.
120. Schellinger P.D., Bryan R.N., Caplan L.R. et al (2010), “Evidence-based guideline: The role of diffusion and perfusion MRI for the diagnosis of acute ischemic stroke”, Neurology;75, pp.177-185.
121. Schiemanck S.K., Post M.W., Witkamp T.D. et al (2005), Relationship between ischemic lesion volume and functional status in the 2nd week after middle cerebral artery stroke, Neurorehabil Neural Repair, 19(2), pp.133-8.
122. Selakovic V. (2003), “Neuron-specific enolase in cerebrospinal fluid and plasma of patients with acute ischemic brain disease “, Med Pregl, LVI (7-8), pp.326 – 332.
123. Silva G., Koroshetz W. et al (2011), “Causes of Ischemic Stroke”, Gonzalez R.G., Acute Ischemic Stroke, Imaging and Intervention, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Second Edition, pp 25-42.
124. Sims J.R., Gharai L.R., Schaefer P.W. (2009), “ABC/2 for rapid clinical estimate of infarct, perfusion, and mismatch volumes”, Neurology, 72(24), pp.2104-10.
125. Singhal A., Lo E.H. et al (2011), “Ischemic Stroke: Basic Pathophysiology and Neuroprotective Strategies”, Acute Ischemic Stroke, Imaging and Intervention, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Second Edition, pp. 1-25.
126. Sofijanova A., Piperkova K. et al (2012), “S100B Protein in Serum as a Prognostic Biomarker for Brain Injury in Term Newborn Infants with Hypoxic Ischemic Encephalopathy – New Strategy for Early Brain Damage”, Macedonian Journal of Medical Sciences, 5(4), pp.416-422.
127. Sridharan S.E., Unnikrishnan J.P., Sukumaran S. et al (2009), “Incidence, Types, Risk Factors, and Outcome of Stroke in a Developing Country”, Stroke;40, pp.1212-1218.
128. Staykov D., Gupta R. (2011), “Hemicraniectomy in Malignant Middle Cerebral Artery Infarction”, American Stroke Association, 42, pp.513-516.
129. Stolz E., Gerriets T., Kluge A. et al (2004), “Diffusion-weighted magnetic resonance imaging and neurobiochemical biomarkers after aortic valve replacement: implications for future neuroprotective trials?”, Stroke, 35(4), pp.888-92.
130. Streitbürger D.P., Katrin Arelin K., Kratzsch J. et al (2012), “Validating Serum S100B and Neuron-Specific Enolase as Biomarkers for the Human Brain – A Combined Serum, Gene Expression and MRI Study”, Plos One 7(8), pp. 1 – 8.
131. Sulter G., Steen C., Keyser J. (1999), “Use of the Barthel Index and Modified Rankin Scale in Acute Stroke Trials”, Stroke .;30, pp. 1538-1541.
132. Sun Y., Lee S.H., Heng B.H., Chin V.S. (2013), “5-year survival and rehospitalization due to stroke recurrence among patients with hemorrhagic or ischemic strokes in Singapore”, BMC Neurology, 13:133, pp. 1 – 8.
133. Toni D., Sacco R.L., Brainin M., Mohr J.P. (2011), “Classification of Ischemic Stroke”, Mohr J.P., Stroke: Pathophysiology, Diagnosis, And Management, 5th Edition, Elsevier Inc, chapter 20, pp.293-306.
134. Üstündag M., Orak M., Güloglu C. et al (2011), “The Role of Serum Osteoprotegerin and S-100 Protein Levels in Patients with Acute Ischaemic Stroke: Determination of Stroke Subtype, Severity and Mortality”,The Journal of International Medical Research, 39, pp.780 – 789.
135. Vu Q.M., Le Q.B., Frossard E., Vlek L.G. (2014), Socio-economic and biophysical determinants of land degradation in Vietnam: An integrated causal analysis at the national level, Land Use Policy 36, pp.605- 617.
136. Weimar C., König I.R., Kraywinkel K. et al (2004), “Age and National Institutes of Health Stroke Scale Score within 6 hours after onset are accurate predictors of outcome after cerebral ischemia: development and external validation of prognostic models”, Stroke, 35(1), pp.158-62.
137. Whiteley W. (2008), “Blood Biomarkers in the Diagnosis of Ischemic Stroke: A Systematic Review”, Stroke, 39, pp.2902-2909.
138. WHO (2010), The Alcohol, Smoking and Substance Involvement Screening Test (ASSIST), pp.12.
139. Wiesmann M., Missler U., Gottmann D. and Gehring S. (1998), “Plasma S- 100b Protein Concentration in Healthy Adults Is Age- and Sex¬Independent”, Clinical Chemistry, 44(5), pp.1056-1058.
140. Williams G.R., Jiang J.G. (2000), “Development of an Ischemic Stroke Survival Score”, Stroke;31, pp.2414-2420.
141. Wu Y.C., Zhao Y.B. (2004), “Correlation between serum level of neuron- specific enolase and long-term funtional outcome after acute cerebral infarction, Prospective Stud”, Hong Kong Med J , 10(4) pp.251- 254.
142. Wunderlich M., Ebert A. et al (1999), “Early Neurobehavioral Outcome After Stroke Is Related to Release of Neurobiochemical Biomarkers of Brain Damage”, Stroke , American Heart Association, 30, pp.1190-1195.
143. Yanez R.M., Sobrino T, Arias S et al (2011), “Early biomarkers of clinical-diffusion mismatch in acute ischemic stroke”, Stroke, 42(10), pp.2813-8.
144. Yardan T., Erenler A., Baydin A. et al (2011), “Usefulness of S100B Protein in Neurological Disorders”, J Pak Med Assoc, 61(3), pp.276-281.
145. Zaheer S., Beg M., Rizvi I. et al (2013), “Correlation between serum neuron specific enolase and functional neurological outcome in patients of acute ischemic stroke”, Ann Indian Acad Neurol, 16(4), pp. 504-508.
146. Zahuranec D.B., Hassan G. (2010), “Stroke and other vascular disorders”, Oxford American Handbook of Neurology, Oxford University Press Inc., Chapter 5, pp.137-177.
147. Zimmer D., Weber D. (2010), “The Calcium-Dependent Interaction of S100B with its protein targets”, Cardiovascular Psychiatry and Neurology, Volume 2010, pp.1-17.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về nhồi máu não 4
1.2. Các chất chỉ điểm sinh học 11
1.3. Tình hình nghiên cứu về protein S100B, NSE trong và ngoài nước 29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
3.1. Đặc điểm chung 60
3.2. Đặc điểm của protein S100B và NSE ở bệnh nhân nhồi máu não giai
đoạn cấp và giá trị trong tiên lượng sống còn 65
3.3. Mối liên quan, tương quan giữa nồng độ protein S100B và NSE
huyết thanh với tuổi, huyết áp, một số kết quả cận lâm sàng, thang điểm 79
Chương 4. BÀN LUẬN 95
4.1. Đặc điểm chung 95
4.2. Đặc điểm của protein S100B và NSE ở bệnh nhân nhồi máu não giai
đoạn cấp và giá trị trong tiên lượng sống còn 107
4.3. Mối liên quan, tương quan giữa nồng độ protein S100B và NSE
huyết thanh với tuổi, huyết áp, một số kết quả cận lâm sàng, thang điểm 122
KÉT LUẬN 134
KIÉN NGHỊ 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com