Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Nhân học là môn khoa học nghiên cứu về loài người bao gồm nhân học hình thể và nhân học văn hóa. Nhân học hình thể là chuyên ngành ra đời đầu tiên và sớm nhất của ngành nhân học [2]. Nhân trắc học là một bộ phận của nhân học hình thể, là một ngành khoa học nghiên cứu về các số đo cơ thể và sử dụng thuật toán thống kê để phân tích những kết quả đo được nhằm tìm ra quy luật về sự phát triển thể lực của người [46]. Nhân trắc học ngày nay trở thành một môn khoa học độc lập, nó được sử dụng rộng rãi trong đời sống và các lĩnh vực khác như: nhân chủng học, y học,… [29], [65], [86].
Đo lường cơ thể con người là một trong những phương pháp đánh giá tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng chung của một cá nhân hoặc dân số. Từ Đại hội quốc tế được tổ chức tại Geneva năm 1912 khi Công ước quốc tế về thống nhất các phép đo nhân trắc học trong cuộc sống được ký kết, việc đo đạc các số đo nhân trắc đòi hỏi phải tuân thủ các quy tắc quốc tế cụ thể [65].

Nghiên cứu các chỉ số về thể lực của con người nói riêng và đánh giá các chỉ số nhân trắc nói chung là một hoạt động hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu các lĩnh vực phát triển con người. Đây là một hoạt động làm cơ sở, tiền đề cho việc xây dựng các tiêu chuẩn về số đo, kích thước nhằm chế tạo, sản xuất những công cụ, phương tiện sinh hoạt hàng ngày [5], [8].
Trong lĩnh vực y học, người ta thường điều tra, đánh giá tình trạng thể lực và dinh dưỡng, thể lực và sức khoẻ… với những quy mô lớn nhằm mục đích tìm ra những biến đổi hình thái thể lực của cơ thể con người qua từng giai đoạn, từng nhóm tuổi, từng chủng tộc… để từ đó có những giải pháp tích cực, chủ động khắc phục những yếu tố tồn tại có ảnh hưởng đến sức khoẻ, nòi giống của con người [5], [40], [57], [67].2
Chúng ta biết rằng các chỉ số nhân trắc khác nhau tuỳ thuộc vào dân tộc, yếu tố môi trường, địa dư, điều kiện kinh tế xã hội,… do đó việc xác định các chỉ tiêu sinh học nói chung, trong đó có các chỉ số nhân trắc là một công việc quan trọng và cần được tiến hành thường quy [5].
Đo các số đo của cơ thể con người để tìm ra qui luật phát triển đã được nghiên cứu từ lâu và rất nhiều nơi trên thế giới [28]. Tổ chức y tế thế giới cũng có một nhóm nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng các quần thể tham chiếu phù hợp cho các thời kì và phù hợp tối đa cho càng nhiều nước càng tốt. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về các số đo và chỉ số nhân trắc cũng có rất nhiều, nhất là sau khi đất nước thống nhất. Nhưng các công trình này chủ yếu chỉ tập trung ở miền Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh [6], [7], [12].
Cho đến hiện nay ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có rất ít nghiên cứu về số đo và chỉ số nhân trắc. Các ứng dụng của số đo và chỉ số nhân trắc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều dựa vào các kết quả chung được công bố trên thế giới và các vùng khác. Câu hỏi đặt ra là các số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có gì khác với các nghiên cứu trước đây, các thành phố khác và trên thế giới không? Với mong muốn góp phần bổ sung vào kho số liệu còn ít ỏi của Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định các số đo nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm học 2018-2019.
2. Xác định các chỉ số nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm học 2018-2019.
3. Đánh giá sự thay đổi của các số đo theo thời gian và xây dựng phương trình hồi quy tính các số đo theo tuổi và giới tính

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………. i
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ……………..iv
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………….. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………………………..ix
DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………………………..xi
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 4
1.1. Lịch sử phát triển nhân trắc học……………………………………………………….. 4
1.2. Một số mốc giải phẫu đo đạc nhân trắc …………………………………………….. 9
1.3. Các số đo và chỉ số nhân trắc…………………………………………………………. 14
1.4. Tình hình nghiên cứu về nhân trắc………………………………………………….. 24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………….. 36
2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………. 36
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 36
2.3. Thời gian- địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………… 36
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu được tính theo công thức: ……………………. 37
2.5. Các biến số ………………………………………………………………………………….. 39
2.6. Phương pháp – công cụ đo lường ……………………………………………………. 42
2.7. Qui trình nghiên cứu …………………………………………………………………….. 48
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ………………………………………………………. 48
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………… 50iii
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 54
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ……………………………………………… 54
3.2. Các số đo nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019 . 56
3.3. Các chỉ số nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019. 75
3.4. Sự thay đổi các số đo theo thời gian và phương trình hồi quy tính các số
đo theo tuổi………………………………………………………………………………………… 85
Chương 4 BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 81
4.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu……………………………………………….. 81
4.2. Các số đo nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019 . 82
4.3. Các chỉ số nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019. 96
4.4. Sự thay đổi các số đo theo thời gian và phương trình hồi quy tính các số
đo theo tuổi và giới tính trong theo dõi dọc………………………………………….. 102
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 114
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới,
và dành riêng cho người châu Á ……………………………………………………. 20
Bảng 1.2. Chỉ số Skélie ở người Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi. ………………….. 22
Bảng 2.1. Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo chuẩn dành riêng cho người châu
Á……………………………………………………………………………………………….. 41
Bảng 3.1. Tổng số lượng học sinh trong nghiên cứu ……………………………….. 54
Bảng 3.2. Số lượng chung học sinh theo tuổi …………………………………………. 54
Bảng 3.3 Số lượng học sinh theo dân tộc Kinh ………………………………………. 55
Bảng 3.4 Số lượng học sinh theo dân tộc Khơme……………………………………. 56
Bảng 3.5. Số lượng học sinh theo dân tộc Chăm…………………………………….. 57
Bảng 3.6. Số lượng chung học sinh theo tuổi trong theo dõi dọc………………. 58
Bảng 3.7. Trung bình chiều cao ngồi (cm) của học sinh ………………………….. 58
Bảng 3.8. Trung bình vòng đầu (cm) của học sinh………………………………….. 59
Bảng 3.9. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng đầu nữ……………………………………. 60
Bảng 3.10. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng đầu nam ……………………………….. 61
Bảng 3.11. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng ngực 2 nữ lứa tuổi dậy thì ………. 62
Bảng 3.12. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng ngực 2 nam lứa tuổi dậy thì ……. 62
Bảng 3.13. Trung bình vòng eo (cm) chung của học sinh ………………………… 63
Bảng 3.14. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng eo nữ……………………………………. 64
Bảng 3.15. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng eo nam …………………………………. 65
Bảng 3.16. Trung bình vòng mông (cm) chung của học sinh……………………. 66
Bảng 3.17. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng mông nữ ………………………………. 67
Bảng 3.18. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng mông nam…………………………….. 68
Bảng 3.19. Chiều cao đứng (cm) nữ các dân tộc …………………………………….. 69vi
Bảng 3.20 Chiều cao đứng (cm) nam các dân tộc …………………………………… 70
Bảng 3.21. Chiều cao ngồi (cm) nữ các dân tộc ……………………………………… 71
Bảng 3.22. Chiều cao ngồi (cm) nam các dân tộc …………………………………… 72
Bảng 3.23. Vòng ngực 2 (cm) nữ các dân tộc…………………………………………. 73
Bảng 3.24. Vòng ngực 2 (cm) nam các dân tộc………………………………………. 74
Bảng 3.25. Tỉ lệ phần trăm phân loại chỉ số Skelie nữ …………………………….. 76
Bảng 3.26. Tỉ lệ phần trăm phân loại chỉ số Skelie nam ………………………….. 77
Bảng 3.27. Chỉ số QVC và Pignet nghiên cứu ngang………………………………. 78
Bảng 3.28. Chỉ số ngực và sinh lực theo tuổi nghiên cứu ngang ………………. 79
Bảng 3.29. Hiệu số ngực bụng và độ giãn ngực trong nghiên cứu ngang …… 80
Bảng 3.30. Chỉ số Skelie nữ các dân tộc………………………………………………… 81
Bảng 3.31. Chỉ số Skelie nam các dân tộc……………………………………………… 82
Bảng 3.32. Chỉ số Pignet nữ các dân tộc ……………………………………………….. 83
Bảng 3.33. Chỉ số Pignet nam các dân tộc……………………………………………… 84
Bảng 3.34. Tăng cân nặng (kg) trung bình của học sinh nữ ……………………… 85
Bảng 3.35. Tăng cân nặng (kg) trung bình của học sinh nam …………………… 86
Bảng 3.36. Tăng chiều cao đứng (cm) trung bình của học sinh nữ ……………. 86
Bảng 3.37. Tăng chiều cao đứng (cm) trung bình của học sinh nam …………. 87
Bảng 3.38. Tăng vòng ngực 2 (cm) trung bình của học sinh nữ………………… 87
Bảng 3.39. Tăng vòng ngực 2 (cm) trung bình của học sinh nam……………… 88
Bảng 3.40. Tăng vòng eo (cm) trung bình của học sinh nữ………………………. 88
Bảng 3.41. Tăng vòng eo (cm) trung bình của học sinh nam ……………………. 89
Bảng 3.42. Tăng vòng mông (cm) trung bình của học sinh nữ …………………. 89
Bảng 3.43. Tăng vòng mông (cm) trung bình của học sinh nam……………….. 90
Bảng 3.44. Hệ số tương quan (r)…………………………………………………………… 92vii
Bảng 4.1. Sự khác biệt cân nặng (kg) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng
tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước…………….. 82
Bảng 4.2. Sự khác biệt cân nặng của học sinh nam trong nghiên cứu chúng tôi
và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước. ………………… 83
Bảng 4.3. Sự khác biệt chiều cao đứng (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu
chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước…… 86
Bảng 4.4. Sự khác biệt chiều cao đứng (cm) của học sinh nam trong nghiên
cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước.
………………………………………………………………………………………………….. 87
Bảng 4.5. Sự khác biệt vòng đầu (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu
chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước…… 91
Bảng 4.6. Sự khác biệt vòng đầu (cm) của học sinh nam trong nghiên cứu
chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước…… 92
Bảng 4.7. Sự khác biệt vòng ngực (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu
chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước…… 93
Bảng 4.8. Sự khác biệt vòng ngực (cm) của học sinh nam trong nghiên cứu
chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước…… 94
Bảng 4.9. Khác biệt chiều dài chi dưới (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu
chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước…… 99
Bảng 4.10. Khác biệt chiều dài chi dưới(cm) của học sinh nam trong nghiên
cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước.
………………………………………………………………………………………………… 100
Bảng 4.11. So sánh sự tăng trưởng cân nặng (kg) của chúng tôi và trung tâm
kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) năm 2000………………………………… 103
Bảng 4.12. So sánh sự tăng trưởng chiều cao đứng (cm) của chúng tôi và
trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) năm 2000 …………………. 104
Bảng 4.13. So sánh sự tăng trưởng cân nặng (kg) của 2 nghiên cứu………… 110viii
Bảng 4.14. So sánh tăng trưởng chiều cao đứng (cm) của 2 nghiên cứu ….. 111
Bảng 4.15. So sánh sự tăng trưởng vòng ngực 2 (cm) của hai nghiên cứu .. 111
Bảng 4.16. So sánh sự tăng trưởng vòng eo (cm) của hai nghiên cứu ……… 112
Bảng 4.17. So sánh sự tăng trưởng vòng mông (cm) của hai nghiên cứu …. 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Trung bình cân nặng (kg) chung của học sinh ……………………… 56
Biểu đồ 3.2. Phân phối cân nặng (kg) của học sinh…………………………………. 56
Biểu đồ 3.3. Trung bình chiều cao đứng (cm) chung của học sinh ……………. 57
Biểu đồ 3.4. Phân phối chiều cao đứng (cm) nữ……………………………………… 57
Biểu đồ 3.5. Phân phối chiều cao đứng (cm) nam …………………………………… 58
Biểu đồ 3.6. Trung bình vòng ngực 2 (cm) chung của học sinh………………… 61
Biểu đồ 3.7. Cân nặng (kg) nữ các dân tộc …………………………………………….. 68
Biểu đồ 3.8. Cân nặng (kg) nam các dân tộc ………………………………………….. 69
Biểu đồ 3.9. Phân phối BMI của nữ………………………………………………………. 75
Biểu đồ 3.10. Phân phối BMI của nam………………………………………………….. 75
Biểu đồ 4.1. So sánh cân nặng nữ trong nghiên cứu của chúng tôi và WHO. 83
Biểu đồ 4.2. So sánh cân nặng nam trong nghiên cứu chúng tôi và WHO …. 84
Biểu đồ 4.3. So sánh chiều cao đứng của nữ nghiên cứu chúng tôi và WHO 87
Biểu đồ 4.4. So sánh chiều cao đứng của nam nghiên cứu chúng tôi và WHO
………………………………………………………………………………………………….. 88
Biểu đồ 4.5. Đường hồi qui tương quan chiều cao đứng theo tuổi của học sinh
nữ…………………………………………………………………………………………….. 105
Biểu đồ 4.6. Đường hồi qui tương quan chiều cao đứng theo tuổi của học sinh
nam………………………………………………………………………………………….. 105
Biểu đồ 4.7. Đường hồi qui tương quan vòng ngực 2 theo tuổi của học sinh nữ
………………………………………………………………………………………………… 106
Biểu đồ 4.8. Đường hồi qui tương quan vòng ngực 2 theo tuổi của học sinh
nam………………………………………………………………………………………….. 107
Biểu đồ 4.9. Đường hồi qui tương quan vòng eo theo tuổi của học sinh nữ 108x
Biểu đồ 4.10. Đường hồi qui tương quan vòng eo theo tuổi của học sinh nam
………………………………………………………………………………………………… 108
Biểu đồ 4.11. Đường hồi qui tương quan vòng mông theo tuổi của học sinh nữ
………………………………………………………………………………………………… 10

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mỏm cùng vai ……………………………………………………………………… 10
Hình 1.2. Đầu trên xương quay…………………………………………………………….. 11
Hình 1.3. Điểm cao nhất của mào chậu …………………………………………………. 12
Hình 1.4. Đỉnh đầu ……………………………………………………………………………… 13
Hình 1.5. Mặt phẳng Frankfort …………………………………………………………….. 13
Hình 1.6. Đo cân nặng…………………………………………………………………………. 15
Hình 1.7. Đo chiều cao đứng ……………………………………………………………….. 16
Hình 1.8 Đo chiều cao ngồi………………………………………………………………….. 17
Hình 1.9. Đo vòng đầu ………………………………………………………………………… 19
Hình 1.10. Đo đường kính ngang ngực………………………………………………….. 20
Hình 2.1. Cân đồng hồ ………………………………………………………………………… 42
Hình 2.2. Thước đo chiều cao Martin……………………………………………………. 43
Hình 2.3. Thước dây Martin…………………………………………………………………. 43
Hình 2.4. Compa trượt ………………………………………………………………………… 43
Hình 2.5. Tư thế đo chiều cao đứng………………………………………………………. 44
Hình 2.6. Đo chiều cao đứng ……………………………………………………………….. 45
Hình 2.7. Đo chiều cao ngồi…………………………………………………………………. 45
Hình 2.8. Đo cân nặng…………………………………………………………………………. 46
Hình 2.9. Đo vòng eo ………………………………………………………………………….. 4

Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Leave a Comment