Nghiên cứu sự biến đổi một sốchỉ tiêu miễn dịch và nồng độ dioxin ởnạn nhân chất da cam/ dioxin sau điều trị bằng phương pháp giải độc không đặc hiệu

Nghiên cứu sự biến đổi một sốchỉ tiêu miễn dịch và nồng độ dioxin ởnạn nhân chất da cam/ dioxin sau điều trị bằng phương pháp giải độc không đặc hiệu

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu sự biến đổi một sốchỉ tiêu miễn dịch và nồng độ dioxin ởnạn nhân chất da cam/ dioxin sau điều trị bằng phương pháp giải độc không đặc hiệu.Ở Việt Nam, vấn đề phơi nhiễm các loại hoá chất độc hại rất đáng lo ngại. Bên cạnh những người mắc các bệnh lý do nhiễm độc hóa chất nghề nghiệp và lạm dụng hoá chất trong sinh hoạt, còn có một số lượng lớn các nạn nhân của các chất diệt cỏ có lẫn dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam. Từ năm 1960 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã phun rải khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ ở miền Nam Việt Nam, gây ảnh hưởng đến môi trường và hàng triệu người dân Việt Nam [1]. Trong các chất diệt cỏ đã được sử dụng, có quá nửa là chất da cam, một hỗn hợp của 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid và 2,4-dichlorophenoxyacetic acid. Trong quá trình sản xuất chất da cam, xuất hiện một sản phẩm phụ hay tạp chất là dioxin. Trong các loại dioxin, 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD) là loại dioxin có độc tính cao nhất [2], [3].

Đã có một số công trình nghiên cứu về những biến đổi miễn dịch ở những người phơi nhiễm dioxin. Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu về biến đổi miễn dịch gắn với việc điều trị giải độc và đánh giá sự biến động nồng độ dioxin trước và sau điều trị.
Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới vẫn chưa có phương pháp giải độc đặc hiệu đối với nhiễm độc dioxin. Các phương pháp được nghiên cứu, áp dụng là các phương pháp giải độc không đặc hiệu nhằm hạn chế hấp thu chất độc, tăng cường đào thải, hạn chế những tổn thương của cơ thể do chất độc gây ra như: nâng cao thể trạng, chống suy mòn, tăng cường khả năng miễn dịch, chống căng thẳng, chống ôxy hóa, bảo vệ gan, giải độc tố, liệu pháp vitamin và vật lý trị liệu [4], [5], [6].
Một số tác giả có đề cập đến phương pháp giải độc của Hubbard có khả năng giúp cơ thể tăng đào thải các chất như chì, thủy ngân và một số kim loại nặng khác. Đặc biệt phương pháp này còn có thể đào thải một số chất tương tự dioxin và một số đồng phân của dioxin ra khỏi cơ thể [7]. Chương trình giải độc này do L. Ron Hubbard và đồng sự nghiên cứu và ứng dụng nhằm huy động và tăng cường quá trình thải các xenobiotic lưu trong tổ chức mỡ, làm giảm lượng độc chất tích tụ trong cơ thể. Với việc đưa vào cơ thể nhiều vitamin, dầu thực vật theo một phác đồ chặt chẽ, khoa học, phương pháp Hubbard còn có thể kích thích các đáp ứng miễn dịch có lợi ngoài việc đào thải chất độc. Chương trình giải độc tố này đã được ứng dụng rộng rãi ở một số nước và có hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, đối với nhiễm độc dioxin, chưa có tác giả nào nghiên cứu áp dụng phương pháp này.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự biến đổi một sốchỉ tiêu miễn dịch và nồng độ dioxin ởnạn nhân chất da cam/ dioxin sau điều trị bằng phương pháp giải độc không đặc hiệu” với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu miễn dịch, nồng độ dioxin ở người phơi nhiễm chất da cam/dioxin ở Đà Nẵng trước và sau khi áp dụng phương pháp giải độc theo nguyên lý của Hubbard.
2. Đánh giá mối tương quan giữa sự biến đổi nồng độ dioxin trong máu và phân với các chỉ tiêu miễn dịch ở các đối tượng nghiên cứu trên.

MỤC LỤC Nghiên cứu sự biến đổi một sốchỉ tiêu miễn dịch và nồng độ dioxin ởnạn nhân chất da cam/ dioxin sau điều trị bằng phương pháp giải độc không đặc hiệu

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dioxin và các hợp chất tương tự dioxin 3
1.2. Đặc tính của dioxin 7
1.3. Cơ chế tác động của dioxin đối với con người 7
1.4. Khả năng gây bệnh của dioxin 10
1.5. Những rối loạn bệnh lý do dioxin gây ra 13
1.5.1. Những rối loạn miễn dịch 13
1.5.2. Những rối loạn chức năng gan 16
1.5.3. Những rối loạn nội tiết và chuyển hóa 16
1.5.4. Những rối loạn bệnh lý ở da và mô dưới da 17
1.5.5. Những rối loạn bệnh lý hệ thần kinh 18
1.5.6. Những rối loạn bệnh lý hệ tuần hoàn 18
1.5.7. Những rối loạn bệnh lý hệ hô hấp 19
1.5.8. Những rối loạn bệnh lý hệ tiêu hóa 19
1.5.9. Những dị tật bẩm sinh và bất thường sinh sản 19
1.5.10. Các bệnh ung thư 20
1.5.11. Các ảnh hưởng khác của dioxin 21
1.6. Các giải pháp phòng ngừa nhiễm dioxin và phục hồi sức khỏe cho người bị phơi nhiễm 22
1.6.1.Hạn chế dioxin và các hợp chất tương tự dioxin xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa 22
1.6.2.Tăng nhanh quá trình đào thải dioxin và các hợp chất tương tự dioxin ra khỏi cơ thể 22
1.7. Phương pháp giải độc tố Hubbard và ứng dụng 23
1.7.1. Qui trình giải độc theo phương pháp Hubbard 24
1.7.2. Khả năng ứng dụng trong nhiễm độc nghề nghiệp và phơi nhiễm dioxin 28
1.8. Các biện pháp điều trị cơ chế tác hại của dioxin và tăng cường sức đề kháng của cơ thể 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.2.2.Vật liệu nghiên cứu 35
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 35
2.2.4. Các kỹ thuật nghiên cứu 37
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 44
2.3.1. Địa điểm 44
2.3.2. Thời gian 44
2.4. Phương pháp nghiên cứu 44
2.4.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp với tiến cứu, có can thiệp 44
2.4.2. Biện pháp can thiệp 45
2.4.3. Xử lý số liệu 50
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 51
2.6. Sơ đồ nghiên cứu 52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 53
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 53
3.2. Các chỉ số sinh hoá, huyết học sau điều trị giải độc 56
3.2.1. Các chỉ số sinh hoá 56
3.2.2. Các chỉ số huyết học 58
3.3. Nồng độ dioxin trong máu ở nhóm nghiên cứu 59
3.4. Sự biến đổi các chỉ số miễn dịch 74
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 86
4.1. Căn cứ để áp dụng phương pháp giải độc Hubbard 86
4.1.1. Chất độc 86
4.1.2. Giải độc không đặc hiệu 87
4.1.3. Giải độc không đặc hiệu theo phương pháp Hubbard 88
4.2. Sự thay đổi nồng độ dioxin và các đồng phân sau điều trị 92
4.2.1. Sự thay đổi dioxin và TEQ trong máu 92
4.2.2. Sự thay đổi dioxin và TEQ trong máu và phân ở nhóm nghiên cứu thuần tập 99
4.3. Thay đổi một số chỉ tiêu miễn dịch 101
KẾT LUẬN 112
KIẾN NGHỊ 114
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

1.1. Các giá trị TEF của WHO trong đánh giá rủi ro đối với con người 5
1.2. Một số tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới về tổng đương lượng độc của dioxin 6
1.3. LD50 của 2,3,7,8 -TCDD đối với một số loài động vật 10
2.1. Giá trị tham chiếu một số chỉ số huyết học 39
2.2. Phương pháp định lượng, giá trị tham chiếu một số chỉ số sinh hóa máu 39
2.3. Các đồng phân độc của dioxin và furan 42
3.1. Tuổi đời của các đối tượng nghiên cứu 53
3.2. Thời gian sống ở vùng “nóng” quanh sân bay Đà Nẵng 54
3.3. Tỷ lệ mắc các nhóm bệnh ở đối tượng nghiên cứu 54
3.4. Kết quả phân loại sức khoẻ của nhóm nghiên cứu 55
3.5. Sự thay đổi chỉ số BMI của nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị 55
3.6. Kết quả sinh hóa máu của nhóm nghiên cứu 56
3.7. Kết quả enzyme gan của nhóm nghiên cứu 57
3.8. Kết quả huyết học của nhóm nghiên cứu 58
3.9. Sự thay đổi tình trạng thiếu máu sau điều trị 58
3.10. Sự thay đổi số lượng bạch cầu hạt sau điều trị 59
3.11. Kết quả phân tích dioxin và các đồng loại trong máu . 59
3.12. Kết quả phân tích đương lượng độc theo giới tính 60
3.13. Nồng độ 2,3,7,8-TCDD theo thời gian sống trong vùng ô nhiễm 60
3.14. Phân bố nồng độ 2,3,7,8-TCDD theo thời gian sống gần sân bay. 61
3.15. Sự thay đổi nồng độ 2,3,7,8-TCDD theo nhóm tuổi 61
3.16. Sự thay đổi 2,3,7,8-TCDD theo thời gian dùng nước giếng khoan. 62
3.17. Sự thay đổi nồng độ các PCDD trước và sau điều trị 62
3.18. Sự thay đổi các PCDF trước và sau điều trị 63
3.19. Sự thay đổi tổng đương lượng độc (TEQ) sau điều trị 64
3.20. Kết quả phân tích nồng độ dioxin và các đồng phân trong máu của nhóm thuần tập trước – sau giải độc 65
3.21. Kết quả phân tích nồng độ TEQ trong máu của nhóm thuần tập trước – sau giải độc 66
3.22. So sánh nồng độ dioxin trung bình trong máu nhóm thuần tập trước – sau giải độc 67
3.23. Kết quả phân tích nồng độ TEQ và các đồng phân trong máu của nhóm thuần tập trước – sau giải độc 67
3.24. Nồng độ một số đồng phân trong máu của nhóm nghiên cứu thuần tập tại các thời điểm trong quá trình giải độc 68
3.25. Kết quả phân tích nồng độ TEQ trong máu của nhóm thuần tập 69
3.26. Kết quả phân tích nồng độ 2,3,7,8 -TCDD và TEQ trong phân của nhóm thuần tập trước – sau giải độc 70
3.27. Kết quả phân tích nồng độ 2,3,7,8 -TCDD và TEQ trong máu và phân của nhóm thuần tập trước giải độc 70
3.28. Kết quả phân tích nồng độ 2,3,7,8 -TCDD và TEQ trong máu và phân của nhóm thuần tập sau giải độc 71
3.29. Các chỉ số miễn dịch dịch thể trước và sau điều trị giải độc 74
3.30. Phân bố các chỉ số miễn dịch dịch thể trước và sau điều trị 75
3.31. Phân bố chỉ số IgA trước và sau điều trị theo tuổi 76
3.32. Phân bố chỉ số IgA trước và sau điều trị theo thời gian sống gần sân bay 77
3.33. Phân bố chỉ số IgM trước và sau điều trị theo tuổi 77
3.34. Phân bố chỉ số IgM trước và sau điều trị theo thời gian sống gần sân bay 78
3.35. Phân bố chỉ số IgG trước và sau điều trị theo tuổi 79
3.36. Phân bố chỉ số IgG trước và sau điều trị theo thời gian sống gần sân bay 79
3.37. Sự thay đổi các chỉ số miễn dịch tế bào lympho T 80
3.38. Phân bố chỉ số tế bào lympho T CD3 trước và sau điều trị theo tuổi 80
3.39. Phân bố chỉ số CD3 trước và sau điều trị theo thời gian sống gần sân bay 81
3.40. Phân bố chỉ số lympho TCD4 trước và sau điều trị theo tuổi 81
3.41. Phân bố chỉ số tế bào miễn dịch lympho T CD4 trước và sau điều trị theo thời gian sống gần sân bay 82
3.42. Phân bố chỉ số lympho T CD8 trước và sau điều trị theo tuổi 82
3.43. Chỉ số lympho T CD8 trước và sau điều trị theo thời gian sống gần sân bay 83
3.44. Tương quan giữa tuổi đời với các chỉ số miễn dịch dịch thể của nhóm nghiên cứu 83
3.45. Tương quan giữa nồng độ 2,3,7,8 – TCDD trong máu với các chỉ số miễn dịch dịch thể 84
3.46. Tương quan giữa nồng độ dioxin (2,3,7,8 – TCDD) trong máu của nhóm nghiên cứu với các chỉ số miễn dịch tế bào lympho T 84
3.47. Tương quan giữa TEQ dioxin trong máu của nhóm nghiên cứu với các chỉ số miễn dịch dịch thể 85
3.48. Tương quan giữa TEQ dioxin trong máu của nhóm nghiên cứu với các chỉ số miễn dịch tế bào lympho T 85
4.1. So sánh sự biển đổi các chỉ tiêu miễn dịch trước – sau điều trị của 2 phương pháp 106
4.2. So sánh sự biển đổi các chỉ số miễn dịch tế bào trước – sau điều trị của 2 phương pháp 107
4.3. So sánh sự biến đổi dioxin trong máu ở người phơi nhiễm 108

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ Tên biểu đồ Trang

3.1. Biến thiên nồng độ dioxin trong máu và phân ở bệnh nhân thứ nhất trong nhóm nghiên cứu thuần tập 72
3.2. Biến thiên nồng độ dioxin trong máu và phân ở bệnh nhân thứ hai trong nhóm nghiên cứu thuần tập 72
3.3. Biến thiên nồng độ dioxin trong máu và phân ở bệnh nhân thứ ba trong nhóm nghiên cứu thuần tập 73
3.4. Biến thiên nồng độ dioxin trong máu và phân ở bệnh nhân thứ tư trong nhóm nghiên cứu thuần tập 73
3.5. Biến thiên nồng độ dioxin trong máu và phân ở bệnh nhân thứ năm trong nhóm nghiên cứu thuần tập 74
3.6. Nồng độ IgA trước và sau điều với thời gian sống gần sân bay 76
3.7. Nồng độ IgM trước và sau điều trị với thời gian sống gần sân bay 78

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment