Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ C3, C4, IL-6 và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp

Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ C3, C4, IL-6 và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp

Bệnh động mạch vành (ĐMV) là một trong những bệnh có xu hướng gia tăng và phổ biến ở cả các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chiếm một tỷ lệ lớn các trường hợp nhập viện gây tử vong. Bệnh động mạch vành bao gồm cả hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) và bệnh động mạch vành mạn [1]. Các dấu ấn sinh học quan trọng liên quan đến quá trình xơ vữa động mạch (XVĐM) và biến cố  tim mạch [2], [3], [4]. Các dấu ấn viêm có  kết hợp với nguy cơ tăng cao của những biến cố bệnh lý tim mạch [5], [6], [7].

Việc khảo sát các dấu ấn liên quan đến quá trình viêm ngày càng được quan tâm. Các dấu ấn viêm và miễn dịch không đặc hiệu hsCRP (high sensitive C- reactive protein), bổ thể C3, C4 và interleukin- 6 (IL-6) được quan tâm nhiều [11], [12], [13], [14]. Khảo sát nhiều yếu tố viêm, cũng như liên quan giữa các yếu tố với nhau để giúp cho nhận định được toàn diện hơn [3], [15], [16]. Các nghiên cứu đã  khảo sát các yếu tố khác nhau của quá trình viêm từ dấu ấn bề mặt tế bào miễn dịch, các cytokin [17], [18], [19]. Ngoài hsCRP, còn nhiều cytokin, các yếu tố viêm cần được nghiên cứu thêm để nhấn mạnh được vai trò cytokin trong HCMVC. 
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ C3, C4, IL-6 và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp” nhằm các mục tiêu sau:
1. Khảo sát biến đổi nồng độ các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu C3, C4, interleukin-6, và hsCRP huyết thanh ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp. 
2. Đánh giá mối liên quan giữa sự biến đổi của các yếu tố C3, C4, interleukin-6 và hsCRP với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trong hội chứng mạch mành cấp trước và sau điều trị.
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:
Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ của tập hợp các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu C3, C4, interleukin-6, hsCRP liên quan đến phản ứng viêm ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp. Nghiên cứu phân tích mối liên quan giữa các yếu tố C3, C4, interleukin-6, hsCRP với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tương quan giữa các yếu tố với nhau trong hội chứng mạch vành cấp. Nghiên cứu cho thấy sự giảm có ý nghĩa thống kê nồng độ interleukin-6 và hsCRP sau điều trị bằng phương pháp can thiệp động mạch vành. Góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò đáp ứng viêm trong cơ chế bệnh sinh và một số yếu tố miễn dịch trong hội chứng mạch vành cấp. Cùng với hsCRP, gợi ý vai trò tiên lượng của interleukin-6 trong hội chứng mạch vành cấp.
Bố cục của luận án:
Luận án gồm 120 trang, bao gồm:
–    Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: 2 trang
–    Tổng quan: 38 trang
–    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 15 trang
–    Kết quả: 31 trang
–    Bàn luận: 32 trang
–    Kết luận và kiến nghị: 2 trang
    Luận án có 51 bảng, 7 biểu đồ, 3 sơ đồ, 12 hình vẽ, 156 tài liệu tham khảo  (cụ thể 13 tài liệu tiếng Việt, 143 tài liệu tiếng Anh).

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment