Nghiên cứu tác dụng an thần của viên nén Ích khí an thần-HVY trên thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tác dụng an thần của viên nén Ích khí an thần-HVY trên thực nghiệm.Ngủ là một phần tất yếu vô cùng quan trọng của cuộc sống. Giấc ngủ là một hoạt động có hiệu quả để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khỏe sau một ngày thức để làm việc [1]. Giấc ngủ còn góp phần giúp cơ thể bài tiết ra hormone tăng trưởng giúp cho trẻ em phát triển và lớn lên. Với người trưởng thành ngủ là hình thức tái tạo lại sức lao động [1],[2].
Mất ngủ không thực tổn (mất ngủ mạn tính) là tình trạng không thỏa mãn về số lượng và hoặc chất lượng giấc ngủ. Các rối loạn thường gặp ở người bệnh mất ngủ là khó vào giấc ngủ, khi tỉnh giấc khó ngủ lại, giấc ngủ không sâu, tỉnh giấc nhiều lần trong khi ngủ [2],[3]. Mất ngủ làm ảnh hưởng đến hoạt động của con người: trí nhớ giảm sút, giảm sự tập trung, giảm sự tỉnh táo, hiệu quả làm việc thấp, giảm khả năng học tập gây ra sự mệt mỏi chán ăn, giảm thân nhiệt có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng, nặng có thể dẫn đến tai nạn hoặc tử vong [4[4],[5].
Theo một số tác giả rối loạn giấc ngủ là một sản phẩm không thể tránh khỏi của nền văn minh và là một căn bệnh mang tính toàn cầu [6]. Những nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy tỷ lệ mất ngủ trong cộng đồng dao động từ 20-30% và tỷ lệ này tăng hơn ở người cao tuổi, mất ngủ tăng lên theo thời gian vì những căng thẳng trong cuộc sống ngày càng gia tăng: Ở Mỹ số người mất ngủ chiếm khoảng 27% dân số, Pháp có 31%, Italia có 35%, Anh 34%, Đan mạch 31%, Bỉ 27%, Đức 23%…[7],[8]
Hiện nay thuốc để chữa mất ngủ chủ yếu là nhóm diazepam, phần đa là điều trị triệu chứng. Tuy nhiên nhiều khi chưa mang lại được hiệu quả toàn diện. Bên cạnh đó các thuốc này thường gây quen thuốc và dẫn tới tình trạng phụ thuộc thuốc khi dùng lâu dài [9].
Y học cổ truyền có những vị thuốc và bài thuốc quý điều trị mất ngủ có hiệu quả, đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên, ít tác dụng không mong muốn và không gây tình trạng quen thuốc. Những ưu điểm này có thể giúp khắc phục những bất cập mà YHHĐ đang gặp phải trong điều trị mất ngủ bằng các loại thuốc hóa dược hiện nay. Do vậy hướng tìm kiếm và nghiên cứu điều trị mất ngủ bằng thuốc y học cổ truyền hiện đang được các nhà khoa học quan tâm.
Bài thuốc “Ích khí an thần – HVY” được xây dựng dựa vào lý luận y học cổ truyền Việt Nam và kinh nghiệm lâm sàng để điều trị mất ngủ đem lại hiệu quả cao, nhưng thuốc muốn được ứng dụng rộng rãi lâm sàng bắt buộc phải có những kết quả chính xác trên động vật thực nghiệm [10]. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng an thần của viên nén Ích khí an thần – HVY trên thực nghiệm” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng an thần của viên nén “Ích khí an thần – HVY” trên mô hình dấu cộng nâng cao.
2. Đánh giá tác dụng kéo dài thời gian ngủ của viên nén “Ích khí an thần – HVY” đối với Theopental trên thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….….1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 3
1.1. Tổng quan về giấc ngủ ………………………………………………………………… 3
1.1.1. Khái niệm…………………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Cơ chế điều hòa thức ngủ ………………………………………………………. 3
1.2. Rối loạn giấc ngủ………………………………………………………………………… 7
1.3. Mất ngủ không thực tổn ………………………………………………………………. 9
1.3.1. Khái niệm…………………………………………………………………………….. 9
1.3.2. Chẩn đoán mất ngủ không thực tổn……………………………………….. 10
1.3.3. Điều trị mất ngủ………………………………………………………………….. 12
1.4. Một số nghiên cứu về điều trị mất ngủ không thực tổn trên thực nghiệm
tại Việt Nam và trên thế giới …………………………………………………………….. 15
1.4.1. Trên thế giới……………………………………………………………………….. 15
1.4.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………………………… 17
1.5. Tổng quan về Ích khí an thần – HVY ………………………………………….. 18
1.5.1. Nguồn gốc xuất sứ:……………………………………………………………… 18
1.5.2. Các vị thuốc trong bài………………………………………………………….. 19
1.6. Các nghiên cứu về Ích khí an thần – HVY …………………………………… 24
Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………………………….. 26
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………….. 262.1.1. Thuốc nghiên cứu ……………………………………………………………….. 26
2.1.2. Thuốc đối chứng (chứng dương)…………………………………………… 27
2.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 27
2.3. Máy móc và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu …………………………… 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 27
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………….. 27
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………… 28
2.5. Địa điểm, thời gian nghiên cứu …………………………………………………… 32
2.6. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………….. 32
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 33
3.1. Tác dụng của viên nén Ích khí an thần – HVY trên mô hình dấu cộng
nâng cao…………………………………………………………………………………………. 33
3.2. Tác dụng kéo dài thời gian ngủ của viên nén “Ích khí an thần – HVY”
đối với Theopental trên thực nghiệm …………………………………………………. 38
3.2.1. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY lên sức bám của chuột…. 38
3.2.2. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY trên mô hình hoạt động ký
…………………………………………………………………………………………………… 39
3.2.3. Tác dụng chống co giật của Ích khí an thần – HVY ………………… 41
Chương 4 BÀN LUẬN………………………………………………………………………. 43
4.1. Bàn luận về tác dụng của viên nén Ích khí an thần – HVY trên mô hình
dấu cộng nâng cao …………………………………………………………………………… 44
4.2. Bàn luận về tác dụng dụng kéo dài thời gian ngủ của viên nén “Ích khí
an thần – HVY” đối với Theopental trên thực nghiệm…………………………. 464.2.1. Tác dụng của viên nén Ích khí an thần – HVY đến thời gian bám của
chuột trên trục quay Rotarod …………………………………………………………. 46
4.2.2. Tác dụng của viên nén Ích khí an thần – HVY đến hoạt động di
chuyển theo chiều ngang, theo chiều dọc của chuột trên mô hình hoạt động
ký. ……………………………………………………………………………………………… 48
4.2.3. Tác dụng chống co giật của Ích khí an thần – HVY ………………… 49
4.3. Phân tích tác dụng của viên nén Ích khí an thần – HVY theo Y học hiện
đại và Y học cổ truyền……………………………………………………………………… 51
4.3.1. Theo Y học hiện đại…………………………………………………………….. 51
4.3.2. Theo Y học cổ truyền ………………………………………………………….. 52
KẾT LUẬN…………………………………………………………………54
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lụcDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần bài thuốc……………………………………………………………. 18
Bảng 2.1. Thành phần viên nén Ích khí an thần – HVY…………………………… 26
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY đến số lần chuột vào nhánh
đóng………………………………………………………………………………………………….. 33
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY đến thời gian chuột vào nhánh
đóng………………………………………………………………………………………………….. 34
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY đến số lần chuột vào nhánh
mở…………………………………………………………………………………………………….. 35
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY đến thời gian chuột vào nhánh
mở…………………………………………………………………………………………………….. 36
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY đến tỷ lệ né tránh nhánh mở
của chuột …………………………………………………………………………………………… 37
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY đến thời gian bám của chuột
…………………………………………………………………………………………………………. 38
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY đến hoạt động di chuyển theo
chiều dọc của chuột…………………………………………………………………………….. 39
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY đến hoạt động di chuyển theo
chiều ngang của chuột…………………………………………………………………………. 40
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY đến thời gian khởi phát cơn
co giật sau khi tiêm nikethamid ……………………………………………………………. 41
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của Ích khí an thần – HVY đến thời gian chuột chết sau
khi tiêm nikethamid…………………………………………………………………………….. 42DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1.1. Đinh lăng ……………………………………………………………………………… 19
Ảnh 1.2. Lạc tiên………………………………………………………………………………… 20
Ảnh 1.3. Bình vôi ……………………………………………………………………………….. 21
Ảnh 1.4. Ba kích…………………………………………………………………………………. 22
Ảnh 1.5. Vông nem …………………………………………………………………………….. 23
Ảnh 2.1. Viên nén Ích khí an thần – HVY……………………………………………… 26
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Nghiên cứu tác dụng an thần trên mô hình dấu cộng nâng cao….. 29
Sơ đồ 2.2. Nghiên cứu thời gian bám của chuột trên trục quay Rotarod…….. 30
Sơ đồ 2.3. Nghiên cứu tác dụng an thần trên mô hình hoạt động ký………….. 31
Sơ đồ 2.4. Nghiên cứu tác dụng an thần trên mô hình gây co giật bằng
Nikethamid………………………………………………………………………………………… 3
Nguồn: https://luanvanyhoc.com