Đánh giá kết quả của phương pháp Laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị thoái hóa khớp gối

Đánh giá kết quả của phương pháp Laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị thoái hóa khớp gối

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả của phương pháp Laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị thoái hóa khớp gối.Theo Liên Hiệp Quốc, ước tính đến năm 2050 có khoảng 130 triệu người mắc thoái hóa khớp và 40 triệu người di chứng tàn tật do bệnh [60]. Tại Việt Nam hiện nay, thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh cơ xương khớp, chiếm 4,7% tổng số bệnh nhân đến thăm khám và điều trị [1], trong số này có đến 56,5% người bệnh thoái hóa khớp gối [20]. Điều trị bệnh lý thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng thường tốn kém, kéo dài, dai dẳng và là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm giáo dục bệnh nhân về cách phòng bệnh, chống các tư thế xấu, giảm các yếu tố nguy cơ kết hợp điều trị nội và ngoại khoa [61]. Các biện pháp không dùng thuốc như vật lý trị liệu: C hồng ngoại, chườm nóng, tắm suối khoáng,… thường đơn giản, ít biến chứng, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid có hiệu quả nhanh, tác dụng tốt, hay tiêm corticoid tại khớp gối có tác dụng cải thiện rõ rệt triệu chứng, tuy nhiên chỉ định còn nhiều thận trọng [65]. Tương tự, tiêm acid hyaluronic vào khớp cũng như chỉ định ngoại khoa trong các trường hợp có biến đổi giải phẫu khớp hoặc ở giai đoạn muộn của bệnh cũng thường rất hạn chế, và yêu cầu chọn lọc bệnh nhân nghiêm ngặt [45],[69].


Y học cổ truyền không có bệnh thoái hoá khớp gối. Dựa trên mô tả lâm sàng, bệnh thuộc phạm vi chứng Hạc tất phong [15], với nhiều phương pháp điều trị, từ can thiệp dùng thuốc cho đến không dùng thuốc. Một trong số đó, sử dụng ứng dụng laser để điều trị đang ngày càng phổ biến. Tia laser, về bản chất, có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, giảm đau nhanh chóng, hiệu quả cao. Trong YHCT những năm gần đây, laser được ứng dụng trong châm cứu, sử dụng đầu dò siêu âm đưa sóng đi sâu vào huyệt đạo, dựa trên cơ chế sự tương tác của các phôtôn trong chùm tia với các mô ở huyệt, gây ra sự kích thích chính tại huyệt vị mà không phải dùng kim; việc này không chỉ mang tính chính xác cao, mà còn có thể tránh được đau đớn và nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân [9]. Bên cạnh đó, cùng với xoa bóp bấm huyệt tại chỗ, hiệu quả điều trị trong giảm đau và cải thiện tầm vận động càng tăng đáng kể.
Tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, sử dụng laser châm trong điều trị thoái hoá khớp gối đang được ứng dụng và mang lại hiệu quả tốt. Để có thêm những bằng chứng khoa học cụ thể nhằm áp dụng thường quy phương pháp này trong điều trị, đồng thời chứng minh tính hiệu quả của phương pháp can thiệp, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả của phương pháp Laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị thoái hóa khớp gối” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hoá khớp gối của phương pháp laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của phương pháp

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 3
1.1. Tổng quan thoái hóa khớp gối theo y học hiện đại ……………………. 3
1.2. Tổng quan thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền ………………… 11
1.3. Tổng quan về phương pháp laser châm………………………………….. 15
1.4. Tổng quan về xoa bóp bấm huyệt………………………………………….. 17
1.5. Một số nghiên cứu điều trị thoái hóa khớp gối………………………… 19
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………….. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………….. 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………… 23
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ……………………………………………………. 37
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………….. 37
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 38
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân thoái hóa khớp gối thể Phong hàn thấp kết
hợp Can thận hư …………………………………………………………………………………. 38
3.2. Đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động khớp gối của
phương pháp Laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt …………………………….. 45
3.3. Một số yếu tố liên quan hiệu quả điều trị ở nhóm nghiên cứu…… 54
Chương 4 BÀN LUẬN………………………………………………………………………. 58
4.1. Bàn luận đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu ……………………… 58
4.2. Hiệu quả điều trị mức độ đau và hạn chế vận động khớp gối bằng
phương pháp Laser châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt …………………………….. 65
4.3. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của nhóm
nghiên cứu …………………………………………………………………………………………. 71
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 74KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm nhóm tuổi ……………………………………………………. 28
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ hạn chế vận động gấp khớp gối ………….. 34
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ hạn chế vận động theo chỉ số gót mông . 35
Bảng 2.4. Bảng quy đổi điểm cho các tiêu chí chính …………………….. 36
Bảng 2.5. Đánh giá kết quả điều trị …………………………………………….. 36
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi đối tượng nghiên cứu……………………………… 38
Bảng 3.2. Đặc điểm giới tính………………………………………………………. 38
Bảng 3.3. Đặc điểm phân loại chỉ số khối cơ thể của bệnh nhân nghiên
cứu……………………………………………………………………………………………………. 39
Bảng 3.4. Đặc điểm nghề nghiệp…………………………………………………. 39
Bảng 3.5. Đặc điểm thời gian mắc thoái hóa khớp gối …………………… 40
Bảng 3.6. Đặc điểm vị trí khớp bị tổn thương……………………………….. 40
Bảng 3.7. Đặc điểm triệu chứng cơ năng trước điều trị ………………….. 41
Bảng 3.8. Đặc điểm mức độ đau trước điều trị………………………………. 41
Bảng 3.9. Đặc điểm tầm vận động khớp gối trước điều trị ……………… 42
Bảng 3.10. Điểm WOMAC trung bình trước điều trị……………………… 42
Bảng 3.11. Chỉ số gót – mông trước điều trị …………………………………. 43
Bảng 3.12. Đặc điểm mức độ tổn thương khớp gối trên Xquang……… 43
Bảng 3.13. Mức độ tràn dịch trên siêu âm khớp gối của bệnh nhân nghiên
cứu……………………………………………………………………………………………………. 44
Bảng 3.14. Sự thay đổi triệu chứng cơ năng …………………………………. 45
Bảng 3.15. Phân loại điểm đau VAS sau 14 ngày và 21 ngày điều trị. 46
Bảng 3.16. Hiệu số giảm điểm đau VAS tại thời điểm sau 14 ngày và sau
21 ngày điều trị…………………………………………………………………………………… 47
Bảng 3.17. Sự cải thiện hạn chế vận động gấp khớp gối trước và sau 14
ngày, 21 ngày điều trị………………………………………………………………………….. 48Bảng 3.18. Hiệu số cải thiện tầm vận động gấp khớp gối (độ) ………… 49
Bảng 3.19. Sự cải thiện điểm WOMAC thành phần (điểm) ……………. 50
Bảng 3.20. Hiệu số giảm điểm WOMAC tại thời điểm sau 14 ngày và
sau 21 ngày điều trị (điểm)…………………………………………………………………… 51
Bảng 3.21. Phân loại chỉ số gót – mông sau 14 ngày và 21 ngày điều trị
…………………………………………………………………………………………………………. 51
Bảng 3.22. Hiệu số giảm chỉ số Gót-mông tại thời điểm sau 14 ngày và
21 ngày điều trị…………………………………………………………………………………… 52
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tuổi và hiệu quả điều trị …………………. 54
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa giới tính và hiệu quả của phương pháp
…………………………………………………………………………………………………………. 54
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và hiệu quả của phương pháp
…………………………………………………………………………………………………………. 55
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa BMI và hiệu quả của phương pháp….. 55
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thời gian mắc thoái hóa khớp gối và hiệu
quả của phương pháp ………………………………………………………………………….. 56
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa mức độ tổn thương khớp gối và hiệu quả
của phương pháp ………………………………………………………………………………… 56
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa mức độ tràn dịch trên siêu âm và hiệu quả
điều trị ………………………………………………………………………………………………. 57DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Sự thay đổi điểm đau theo thang điểm VAS………………… 47
Biểu đồ 3.2 Hiệu quả cải thiện tầm vận động gấp khớp gối (độ)……… 49
Biểu đồ 3.3 Hiệu quả cải thiện điểm tổng WOMAC sau 14, 21 ngày điều
trị ……………………………………………………………………………………………………… 50
Biểu đồ 3.4. Hiệu quả điều trị chung sau 21 ngày điều trị ………………. 53DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Thiết bị dùng thực hiện laser châm (Bệnh viện Tuệ Tĩnh)… 26
Hình 2.2.Quy trình Laser châm thoái hóa khớp gối (nguồn: tác giả)… 27
Hình 2.3. Thang điểm VAS ……………………………………………………….. 33
Hình 2.4. Đo độ gấp duỗi khớp gối Wavren A.Katr (1997) ……………. 3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment