Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của ba loài thuộc chi GynostemmaBlume ở Việt Nam

Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của ba loài thuộc chi GynostemmaBlume ở Việt Nam

Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của ba loài thuộc chi GynostemmaBlume ở Việt Nam.Chi Gynostemma Blume có khoảng 19 loài phân bố từ vùng nhiệt đới châu Á tới Đông Á: từ Himalaya tới Nhật Bản, Malaysia, và New Guinea. Nơi đa dạng nhất là ở Trung Quốc, hiện nay đã biết tới 14 loài [124]. Ở Việt Nam mới công bố có 2 loài là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Markino và Gynostemma laxum (Wall.) Cogn [13], [80]. Loài G. pentaphyllum (Thunb.) Makino (Cổ yếm, Thất diệp đởm, Giảo cổ lam) đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian với các tác dụng chữa ho, chữa viêm phế quản, chống viêm và giải độc. Thành phần chính của dược liệu Giảo cổ lam là các saponin dammaran (gọi là gypenosid) có nhiều tác dụng đáng chú ý như hạ lipid, hạ đường huyết, điều tiết chức năng miễn dịch, gây độc tế bào… [107]. Các saponin này có cấu trúc đa dạng, khác nhau vị trí nhóm thế và các gốc đường.

Tại Việt Nam, qua các khảo sát ban đầu thấy chi Gynostemma Blume rất đa dạng về loài, dưới loài. Về cảm quan và định tính sơ bộ thấy các mẫu dược liệu này có vị khác nhau, thành phần hóa học cũng không giống nhau. Thực tế trong sản xuất vẫn dùng lẫn các dược liệu này với cùng công dụng của loài G. pentaphyllum (Thunb.) Makino, ảnh hưởng tới chất lượng và độ an toàn trong
các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Giảo cổ lam. Nhằm tạo cơ sở khoa học cho khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các loài trong chi Gynostemma Blume ở Việt Nam đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của ba loài thuộc chi GynostemmaBlume ở Việt Nam” được thực hiện với ba mục tiêu:
– Giám định tên khoa học của ba mẫu nghiên cứu
– Nghiên cứu thành phần hóa học ba loài thuộc chi Gynostemma Blume
– Đánh giá độc tính cấp và nghiên cứu một số tác dụng sinh học của dược liệu. Để thực hiện ba mục tiêu trên, các nội dung nghiên cứu gồm:
1. Giám định tên khoa học các mẫu nghiên cứu2
2. Nghiên cứu thành phần hóa học: định tính các nhóm chất hữu cơ; chiết xuất, phân lập và nhận dạng các hợp chất trong ba mẫu nghiên cứu.
3. Đánh giá độc tính cấp của loài G. longipes C. Y. Wu và G. laxum (Wall.) Cogn.
4. Nghiên cứu tác dụng gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư của hai loài G. pentaphyllum (Thunb.) Makino, G. longipes C. Y. Wu
5. Nghiên cứu tác dụng ức chế NF-κB và chống viêm của loài G. laxum (Wall.) Cogn

MỤC LỤC
Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………… 3
1.1. Vị trí phân loại, phân bố và đặc điểm thực vật của chi Gynostemma Blume 3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Gynostemma Blume…………………………………. 3
1.1.2. Phân bố của chi Gynostemma Blume …………………………………………… 3
1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Gynostemma Blume ………………………………….. 6
1.2. Thành phần hóa học của chi Gynostemma Blume ………………………………… 13
1.2.1. Nhóm saponin trong chi Gynostemma Blume ……………………………… 13
1.2.2. Các flavonoid phân lập từ chi Gynostemma Blume ……………………… 36
1.2.3. Các nhóm chất khác …………………………………………………………………. 37
1.3. Tác dụng sinh học và độc tính của chi Gynostemma Blume ………………….. 38
1.3.1. Tác dụng chống ung thư ……………………………………………………………. 39
1.3.2. Tác dụng điều hòa miễn dịch …………………………………………………….. 42
1.3.3. Tác dụng trên chuyển hóa lipid ………………………………………………….. 43
1.3.4. Tác dụng hạ đường huyết ………………………………………………………….. 44
1.3.5. Tác dụng trên tim mạch ……………………………………………………………. 45
1.3.6. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương ……………………………………….. 46
1.3.7. Tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và chuyển hóa acid arachidonic ….. 46
1.3.8. Tác dụng bảo vệ gan, giải độc và chống oxy hóa …………………………. 47
1.3.9. Các tác dụng khác ……………………………………………………………………. 48
1.3.10. Độc tính ………………………………………………………………………………… 48
1.4. Một số nghiên cứu về chi Gynostemma Blume ở Việt Nam ………………….. 49
1.4.1. Nghiên cứu về thực vật …………………………………………………………….. 49
1.4.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học …………………………………………….. 501.4.3. Nghiên cứu về độc tính và tác dụng sinh học ………………………………. 50
1.4.4. Nghiên cứu về trồng GCL …………………………………………………………. 51
1.5. Công dụng và sử dụng của các loài trong chi Gynostemma Blume…………. 52
Chương 2. NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………… 53
2.1. Nguyên liệu, trang thiết bị nghiên cứu ………………………………………………… 53
2.1.1. Mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 53
2.1.2. Hóa chất, dung môi ………………………………………………………………….. 54
2.1.3. Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu ………………………………………………….. 55
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ………………………………………………… 55
2.2.1. Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu ………………………………. 55
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học …………………………………………………. 56
2.2.3. Đánh giá độc tính cấp ……………………………………………………………….. 62
2.2.4. Nghiên cứu tác dụng gây độc tế bào …………………………………………… 63
2.2.5. Nghiên cứu tác dụng ức chế NF-κB và chống viêm ……………………… 65
2.2.6. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………. 66
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………… 67
3.1. Kết quả thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu …………………………… 67
3.1.1. Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino – GCL năm lá ………… 67
3.1.2. Gynostemma longipes C. Y. Wu – GCL cuống quả dài ………………… 68
3.1.3. Gynostemma laxum (Wall.) Cogn. – thư tràng thưa, Cổ yếm lá bóng69
3.2. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của ba loài GCL ……………………… 70
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học ………………. 70
3.2.2. Nhận dạng các hợp chất hữu cơ đã phân lập được ……………………….. 73
3.3. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp ………………………………………………………. 126
3.3.1. Đánh giá độc tính cấp của G. longipes (GCL cuống quả dài) ………. 126
3.3.2. Đánh giá độc tính cấp của G. laxum (Cổ yếm lá bóng) ……………….. 1273.4. Kết quả nghiên cứu độc tính tế bào trên một số dòng tế bào ung thư ……. 128
3.4.1. Khảo sát độc tính tế bào của các phân đoạn ………………………………. 128
3.4.2. Đánh giá độc tính tế bào của các chất phân lập được ………………….. 129
3.5. Kết quả nghiên cứu tác dụng ức chế NF-κB và chống viêm ………………… 131
3.5.1. Tác dụng ức chế NF-κB ………………………………………………………….. 131
3.5.2. Tác dụng chống viêm ……………………………………………………………… 131
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………………… 133
4.1. Về phân loại các loài trong chi Gynostemma Blume …………………………… 133
4.2. Về thành phần hóa học ……………………………………………………………………. 135
4.2.1. Về kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ……………………………….. 135
4.2.2. Về kết quả phân lập các hợp chất …………………………………………….. 136
4.3. Về độc tính cấp và tác dụng sinh học ………………………………………………… 140
4.3.1. Về độc tính cấp ………………………………………………………………………. 140
4.3.2. Về tác dụng gây độc tế bào của phân đoạn chiết và các saponin tinh
khiết ………………………………………………………………………………………………. 141
4.3.3. Về tác dụng ức chế NF-κB và chống viêm ………………………………… 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………….. 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ………………………………………. 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………… 148
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của ba loài thuộc chi GynostemmaBlume ở Việt Nam
Tài liệu tiếng Việt:

1. Phạm Tuấn Anh (2008), Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây giảo cổ lam thu hái tại Sapa, Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
2. Phạm Tuấn Anh, Phạm Thanh Kỳ, and Trịnh Thị Diệp Thanh (2014), “Định lượng saponin toàn phần trong giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino trồng ở 3 vùng trồng bằng phương pháp đo quang”, Tạp chí Dược học, 454(2), 52–55.
3. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Lê Đình Bích và Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, Nhà xuất bản Y học, H Nội.
5. Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
6. Võ Văn Chi (2011), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Lê Văn Cường (1998), Góp phần nghiên cứu cây Gynostemma pentaphyllum
(Thunb.) Makino. Cucurbitaceae, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Tiến Dẫn (1999), Nghiên cứu về thực vật, hóa học và tác dụng sinh học của cây Thất diệp đởm, Luận văn thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
9. Hà Khắc Diệp (2017), Bảo tồn, phát triển, sản xuất cây dược liệu Giảo cổ lam tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Sở KHCN Tỉnh Thanh Hóa,
10. Nguyễn Thị Thanh Duyên (2000), Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học và
tác dụng sinh học của cây Thất diệp đởm, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
11. Đỗ Trung Đàm (1996), Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Đàn và Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Y học, Hà Nội.
13. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ.
14. Hội đồng Dược điển (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
15. Phạm Thanh Hương (2003), Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây giảo cổ lam, Đại học Dược Hà Nội.149
16. Phạm Thanh Kỳ (2007), Dược liệu học tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. Phạm Thanh Kỳ, Phạm Tuấn Anh, Trần Thị Thu Hương và cs. (2008), “Ombuin, quercetin, acid vanillic phân lập từ cây giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) ở Việt Nam”, Tạp chí Dược học, 7, 31–34.
18. Phạm Thanh Kỳ, Phan Thị Thu Anh và Phan Thị Phi Phi (2007), “Nghiên cứu tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch của dược liệu giảo cổ lam – Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino”, Tạp chí thông tin Y dược, 5, 35–38.
19. Phạm Thanh Kỳ, Vũ Đức Cảnh và Phạm Thanh Hương (2007), “Nghiên cứu tác dụng hạ cholesterol máu của dược liệu giảo cổ lam Gynostemmapentaphyllum (Thunb.) Makino”, Tạp chí Dược học, 5, 9–10.
20. Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Thị Bích Hằng, Phan Thị Thảo và cs. (2010), “Vinagynosteside A – một saponin mới phân lập từ giảo cổ lam thu hái ở Hòa Bình”, Tạp chí Dược liệu, 4, 228–233.
21. Phạm Thanh Kỳ, Thân Kiều My và Phan Văn Kiệm (2010), “Phân lập và xác định cấu trúc rutin và ombuosid từ Giảo cổ lam”, Tạp chí Dược liệu, 3, 168– 171.
22. Phạm Thanh Kỳ và Lê Thanh Trị (2014), “Bước đầu di thực thành công giảo cổ lam trồng ở Lâm Đồng”, Tạp chí Dược học, 460(8), 58–60.
23. Thân Thị Kiều My ( (2010), Tiếp tục nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của dược liệu giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Cucurbitaceae, Luận văn thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội, Hà Nội.
24. Ngô Văn Thu (2006), Dược liệu học tập 1, NXB Y học, Hà Nội

Leave a Comment