NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Ngô Viết Lộc1, Phan Thị Thảo Nguyên1
1 Trường Ðại học Y Dược Huế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của một bệnh viện. Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế ngày càng hoàn thiện tốt hơn trong vấn đề khám chữa bệnh và chất lượng chuyên môn. Hàng năm, Bệnh viện luôn cải tiến, đưa ra ý tưởng và từ thực tế đưa ra giải pháp cho Bệnh viện hướng đến sự hài lòng người bệnh.  Mục tiêu: Mô tả thực trạng hoạt động cải tiến chất lượng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2019 và đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về các hoạt động cải tiến chất lượng ở đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 280 nhân viên y tế tại 11 khoa lâm sàng, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: Thực trạng cải tiến chất lượng khám chữa bệnh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện năm 2019: Hoạt động “Thiết lập hệ thống quản lý và cải tiến chất lượng bệnh viện” đạt mức 3. Hoạt động “Phòng ngừa các sự cố y khoa và khắc phục” đạt mức 4. Hoạt động “Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng” đạt mức 4.  Kiến thức, thái độ, thực hành về các hoạt động cải tiến chất lượng ở nhân viên y tế: Có kiến thức đạt về các hoạt động cải tiến chất lượng là 77,1%; có thái độ tốt đối với các hoạt động cải tiến chất lượng là 86,4% và thực hành tốt các hoạt động cải tiến chất lượng là 45,0%. Kết luận: Dựa vào Kiến thức, thái độ, thực hành về các hoạt động cải tiến chất lượng ở đối tượng nghiên cứu để có biện pháp tác động thích hợp.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các bệnh viện lớn, lượng bệnh nhân rất đông, được đánh giá rất cao về chuyên môn song vẫn luôn tồn tại tình trạng bệnh nhân té ngã, bị nhiễm trùng và xảy ra các sự cố y khoa nói chung. Báo cáo của Tổng thanh tra y tế Mỹ, nghiên cứu 780 bệnh án ngẫu nhiên của các người bệnh thì 13,5% người bệnh nhập viện gặp sự cố y khoa (cứ 7người bênh ra viện thì  có 1 người gặp sự cố y  khoa thỏa mãn ít nhất 1 tiêu chuẩn xác định sự cố y khoa); 51% không thể phòng ngừa, 44% sự cố y khoa hầu như có thể phòng ngừa và 5% không xác định[9]. Các hoạt động chuyên môn sẽ không mang lại chất lượngvà sự hài lòng cho người bệnh nếu như không đi kèm với các hoạt động cải tiến chất lượng khám chữa bệnh.Năm 2016, Bộ Y tế đã ban hành chính thức Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam gồm có 5 phần A, B, C, D, E  [2], [3].  Cải tiến chất lượng khám chữa bệnh không chỉ dừng lại ở những người lãnh đạo mà nó phải xuất phát từ chính những nhân viên, đặc biệt là nhân viên tại các khoa lâm sàng –nơi trực tiếp chăm sóc và điều trị cho người bệnh nặng [7], [8].  Bệnh  viện  Trường  Đại  học  Y  Dược  Huế  là bệnh viện công lập, hạng I. Lãnh đạo Bệnh viện luôn  quan  tâm  cải  tiến  chất  lượng  khám  chữa bệnh, trong đó luôn quan tâm các hoạt động cải tiến chất lượng khám chữa bệnh tại các khoa lâm sàng; đồng thời luôn chú ý đến kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viêny tế về các hoạt động  này.  Từ  đó,  Bệnh  viện  đề  xuất  các  giải pháp để đưa các hoạt động cải tiến chất lượng thật sự đi vào thực tế. Đề tài “Nghiên cứu thực trạng hoạt động cải tiến chất lượng tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế”được thực hiệnvới 2 mục  tiêu: 1. Mô tả thực trạng các hoạt động cải tiến chất lượng tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2019.2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về các hoạt động cải tiến chất lượng ở đối tượng nghiên cứu

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Giải pháp, cải tiến chất lượng

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2013), Chỉ thị 09/CT-BYT ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh thông qua đường dây nóng. 
2. Bộ Y tế (2013), Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện, Số 4858/QĐ-BYT, Tr.3 
3. Bộ Y tế (2016), Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện phiên bản 2.0, Số 6858/QĐ-BYT, Tr.9 
4. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 7051/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh viện 
5. Bộ Y tế (2018), Thông tư 43/2018/TT-BYT về việc hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 
6. Cục quản lý khám chữa bệnh (2019), Thực hiện các giải pháp toàn cầu về an toàn người bệnh 
7. Ngô Viết Lộc (2017), Nghiên cứu đánh giá chất lượng bệnh viện tại Trung tế Y tế huyện Phú Vang dựa trên 83 tiêu chí đánh giá chất lượng BV của Bộ Y tế. 
8. Trịnh Thị Lý (2014), “Thực trạng các Bệnh viện quận/huyện ở Hải phòng, đánh giá theo bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện và một số đề xuất, giải pháp”, Y học thực hành 907 – số 3/2014. 
9. Đặng Thị Minh Phượng (2014), Đánh giá một số hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh hòa năm 2014. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment