Nghiên cứu thực trạng kiến thức thái độ thực hành về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ ở xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu thực trạng kiến thức thái độ thực hành về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ ở xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Tên bài báo:Nghiên cứu thực trạng kiến thức thái độ thực hành về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ ở xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Tác giả:Đàm Khải Hoàn
Tên tạp chí:Thông tin y dược
Năm xuất bản:2004Số:3Trang:32-35
Tóm tắt:
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc thực hiện chương trình dân số, sức khỏe sinh sản (SKSS), kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) cho người dân miền núi còn chưa tốt. Nguyên nhân hàng đầu là do hành vi về SKSS của phụ nữ còn kém. Mục đích: Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về SKSS của phụ nữ xã Tân Long, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Khảo sát KAP của 119 phụ nữ từ 15-49 tuổi, thuộc xã Tân Long, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, có chồng, có con dưới 5 tuổi về thực hiện chương trình làm mẹ an toàn và chương trình dân số, KHHGĐ. Kết quả: KAP của phụ nữ Tân Long ở độ tuổi sinh đẻ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, KHHGĐ còn chưa tốt, cụ thể về chăm sóc trước sinh: K-A-P khá ở vùng trung tâm mới so với khu vực xa trung tâm tương ứng là 34,5% so với 21,3%; 55,3% so với 36,1% và 51,9% so với 32,7%. Tuy nhiên công tác chăm sóc sau sinh khá tốt ở khu vực trung tâm 48,3% so với khu xa trung tâm 34,4%. KAP về chương trình dân số, KHHGĐ cũng đạt kết quả khá hơn. Kết luận: KAP của phụ nữ Tân Long ở độ tuổi sinh đẻ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, KHHGĐ còn chưa tốt, về chương trình dân số đạt khá hơn. Khuyến nghị cán bộ Trạm Y tế Tân Long cần tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe về SKSS cho phụ nữ các bản vùng cao. Tăng cường các hoạt động kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ các bản vùng cao của xã, nhất là người dân tộc Mông.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment