Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Luận án Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 50% phụ nữ mang thai trên thế giới bị thiếu máu, các nước công nghiệp phát triển chiếm khoảng 18%, các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ từ 35-75%. Trong đó thiếu máu thiếu sắt chiếm khoảng 25-35% ở các nước đang phát triển và 5-8% ở các nước phát triển [68], [81]. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng tại nhiều quốc gia. Điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu [62].

Một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thiếu máu đã làm tăng tỷ suất tử vong mẹ ở các nước đang phát triển. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Mẹ dễ bị sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Con bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, tăng tỉ suất và bệnh suất sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu. Con những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác… [72], [112].

Ở nước ta, chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng đã được triển khai rộng khắp ở tất cả các địa phương với mục tiêu trên 80% phụ nữ mang thai được bổ sung viên sắt hoặc thuốc bổ máu ít nhất 3 tháng trong thai kỳ. Các hoạt động chính được triển khai gồm truyền thông kiến thức phòng chống thiếu máu kết hợp cấp phát viên sắt cho phụ nữ mang thai thông qua các Trung tâm Y tế quận, huyện và các trạm y tế xã, phường [13]. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn hạn chế trong vấn đề dinh dưỡng phòng chống thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa – nơi mà đời sống kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, đi kèm theo là các bệnh ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm giun vẫn còn điều kiện để phát triển và gây bệnh.

Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai như tiếp thị xã hội đến chăm sóc dinh dưỡng, bổ sung sắt, tăng cường sử dụng viên đa vi chất trong thời kỳ mang thai… Các giải pháp can thiệp đã đạt những hiệu quả nhất định như cải thiện được kiến thức và thực hành của phụ nữ mang thai về bệnh thiếu máu và viên sắt; tăng tỷ lệ bao phủ viên đa vi chất dinh dưỡng; đạt hiệu quả về giảm thiếu máu, giảm tỷ lệ thiếu vi chất và tăng nồng độ vi chất trong máu… Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động can thiệp chưa chú trọng nhiều đến các biện pháp về tổ chức, về huy động sự tham gia của cộng đồng [15], [22], [45], [51].
Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp Củ Chi là huyện vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, huyện có 1 thị trấn và 20 xã, gần 324.000 dân. Trước đây đã triển khai một số chương trình can thiệp nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang, song các hoạt động của chương trình chủ yếu ở mức tuyên truyền vận động phụ nữ mang thai uống viên sắt, hiệu quả đạt được chưa cao và chưa bền vững.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp”.

Mục tiêu nghiên cứu:
1) Mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh (2011).

2) Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh (2011-2012).
MỤC LỤC

TRANG

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3

1.1.1. Thiếu máu trong thai nghén 3

1.1.2. Phân loại thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai 5

1.1.3. Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai 8

1.1.4. Hậu quả của thiếu máu ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai 10

1.1.5. Tình hình thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai 11

1.2. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở phụ nữ mang thai 18

1.2.1. Yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội 18

1.2.2. Chất lượng khẩu phần ăn và nuôi dưỡng 19

1.2.3. Chế độ lao động, điều kiện sinh hoạt 20

1.2.4. Các bệnh nhiễm ký sinh trùng mạn tính 21

1.2.5. Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ 21

1.3. Các giải pháp phòng chống thiếu máu ở phụ nữ mang thai 22

1.3.1. Chẩn đoán và điều trị thiếu máu ở phụ nữ mang thai 22

1.3.2. Một số biện pháp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng tại cộng đồng 25

1.3.3. Một số hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam 30

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 34

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 35

2.1.3. Thời gian nghiên cứu 38

2.2. Phương pháp nghiên cứu 38

2.2.1. Thiếu kế nghiên cứu 38

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 38

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 41

2.2.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 45

2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu 46

2.2.6. Các phương pháp và tiêu chí đánh giá 47

2.3. Xử lý số liệu 48

2.4. Khống chế sai số 49

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 49

2.6. Tổ chức nghiên cứu 50

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51

3.1. Thực trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ ở huyện Củ Chi (2011) và một số yếu tố liên quan 51

3.1.1. Thực trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ 51

TRANG

3.1.2. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ 53

3.2. Đánh giá một số biện pháp can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai ở huyện Củ Chi (2011-2012) 60

3.2.1. Xác định biện pháp can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai huyện Củ Chi 60

3.2.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai ở huyện Củ Chi (2011-2012) 66

Chương 4. BÀN LUẬN 81

4.1. Thực trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ ở huyện Củ Chi (2011) và một số yếu tố liên quan 81

4.1.1. Thực trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ 81

4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ 85

4.2. Đánh giá một số biện pháp can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai ở huyện Củ Chi (2011-2012) 96

4.2.1. Các biện pháp can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai huyện Củ Chi 96

4.2.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai ở huyện Củ Chi (2011-2012) 98

4.2.3. Khả năng duy trì và nhân rộng các biện pháp can thiệp 111

KẾT LUẬN 115

KIẾN NGHỊ 117

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Phạm Văn An, Hoàng Hải (2014), “Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh), năm 2011”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 414(2), tr. 83-88.
2. Phạm Văn An, Hoàng Hải (2014), “Hiệu quả mô hình can thiệp phòng chống thiếu máu cho phụ nữ có thai ở huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh)”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 414(2), tr. 106-110.
3. Phạm Văn An, Hoàng Hải (2014), “Hiệu quả truyền thông phòng chống thiếu máu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 416(1), tr. 75-80.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tú Anh (2012), Hiệu quả sử dụng mỳ ăn liền từ bột mỳ tăng cường vi chất ở nữ công nhân bị thiếu máu tại khu công nghiệp nhẹ của tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
2. Trần Văn Bé (1988), “Lâm sàng huyết học”, Thiếu máu trong thời kỳ thai nghén, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 88-90.
3. Phan Thị Ngọc Bích (2008), Nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở thai phụ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2007, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Phụ sản, trường Đại học Y Hà Nội.
4. Bộ môn Ký sinh học (2002), Ký sinh trùng Y học, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 554-561.
5. Bộ môn Nội (1992), Bài giảng bệnh học Nội khoa, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 475-495.
6. Bộ môn Nội (2009), Triệu chứng học Nội khoa, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, tr. 198-204.
7. Bộ môn Phụ sản (2011), Sản phụ khoa, Trường đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 85-89.
8. Bộ Y tế (2001), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2006), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 41-44.
10. Bộ Y tế (2006), Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 25-28.
11. Bộ Y tế (2008), Dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục.
12. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 89-91.
13. Bộ Y tế (2012), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
14. Candio F (2007), Điều trị thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ, Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới.
15. Lê Minh Chính (2010), Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu trong thời kỳ mang thai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Thái Nguyên.
16. Trần Nguyên Đức, Phạm Quốc Hùng (2007), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ sinh đẻ và mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm của các hộ gia đình thuộc xã miền núi Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, năm 2005”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 3(1), tr. 21-30.
17. Engene Bramn Wold (1994), Các nguyên lý Y học Nội khoa, Harrison, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập 1, tr. 466-471.
18. Đặng Thị Hà (2009), Hiệu quả điều trị thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ sau sinh, Khoa Dinh dưỡng kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
19. Đặng Thị Hà (2011), “Điều trị thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), tr. 50-51.
20. Trần Thị Minh Hạnh, Phan Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Nhân Thành và CS (2009), “Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 5(1), tr. 14-23.
21. Đinh Thị Phương Hoa, Lê Thị Hợp, Phạm Thị Thuý Hoà (2012), “Thực trạng thiếu máu, tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun ở phụ nữ 30 – 35 tuổi tại 6 xã huyện Lục Nam, Bắc Giang”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 8(1), tr. 39-45.
22. Đinh Thị Phương Hoa, Lê Thị Hợp, Phan Thị Thuý Hoà (2012), “Hiệu quả của bổ sung sắt/axit Folic hàng tuần liên tục và hàng tuần cách quảng lên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã thuộc huyện Hà Nam, tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Y học thực hành, 855(12), tr. 15-17.
23. Phạm Văn Hoan, Nguyễn Công Khẩn (2007), “Nhu cầu về dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam trong giai đoạn mới”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 3(4), tr. 2-12.
24. Học viện Quân y (2002), Phương pháp nghiên cứu Y dược học, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
25. Lê Thị Hợp (2012), “Tình hình dinh dưỡng hiện nay và chiến lược Quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020”, Kỷ yếu Hội nghị Mê kông Sante lần thứ 3, Hà Nội 10 – 12/05/2012.
26. Janet C. King (2010), “Dinh dưỡng của người mẹ và sức khoẻ trẻ em”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 6 (3+4), tr. 10.
27. Phạm Ngọc Khải, Lê Thị Hợp, Trần Thị Lụa (2009), “Thực trạng về nguồn nhân lực triển khai các hoạt động can thiệp dinh dưỡng và thực phẩm ở một số tỉnh, năm 2006”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 5(1), tr. 66-73.
28. Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Chí Tâm và CS (2008), “Chương trình phòng chống thiếu vitamin A và thiếu máu do thiếu chất sắt ở Việt Nam”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 4(2), tr. 2-18.
29. Hồ Thu Mai, Lê Thị Hợp, Lê Bạch Mai (2012), “Hiệu quả bổ sung sắt và Folic lên tình trạng thiếu máu và dự trữ sắt của phụ nữ 20-35 tuổi tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình”, Tạp chí Y học thực hành, 804(1), tr. 62-65.

30. Hồ Thu Mai (2013), Hiệu quả của can thiệp truyền thông giáo dục và bổ sung viên sắt Acid Folic làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ 20 – 35 tuổi tại 3 xã của huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
31. Hoàng Văn Miêng (2008), “Tình hình nhiễm giun tròn đường ruột tại 8 xã của tỉnh Thái Bình năm 2007”, Tạp chí Phòng chống bệnh Sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng”, 4, tr. 77-82.
32. Phan Bích Nga, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn (2012), “Tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Tạp chí Y học thực hành, 829 (7), tr. 2-4.
33. Phan Bích Nga (2012), Thiếu vi chất dinh dưỡng ở mẹ và con, Hiệu quả bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng bào thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
34. Võ Thị Thu Nguyệt, Bành Thanh Lan, Trần Thị Lợi (2008), “Khảo sát tình trạng thiếu sắt trong 3 tháng nữa thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh , 12(1), tr. 162-170.
35. Trần Thanh Nhàn (2009), “Tỷ lệ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở huyện Củ Chi từ 09/2007 đến 02/2008”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 1(3), tr. 129-134.
36. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công khẩn (2003), “Khuynh hướng thay đổi bệnh thiếu Vitamin A, Thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam trong những năm gần đây, Một số khuyến nghị mới về biện pháp phòng chống”, Tạp chí Y học Việt Nam, 6, tr. 23-31.
37. Nguyễn Xuân Ninh (2005), Vitamin và chất khoáng từ vai trò sinh học đến phòng và điều trị bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 157-177.

38. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thanh Hương và CS (2010), “Hiệu lực tiêu thụ bột mỳ có tăng cường vi chất đến tình trạng vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ thiếu máu”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 6(3 + 4), tr. 108-116.
39. Nguyễn Xuân Ninh, Đặng Trường Duy, Trần Thị Cúc Hoa (2008), “Ảnh hưởng của phương pháp vo gạo, nấu cơm khác nhau đến hàm lượng kẽm trong cơm”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 4(1), tr. 7-14.
40. Nguyễn Xuân Ninh, Trương Hồng Sơn, Lê Danh Tuyên (2012), “Tình trạng thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ em và phụ nữ tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên năm 2009”, Kỷ yếu Hội nghị Mê kông Sante lần thứ 3, Hà Nội 10-12/05/2012, tr. 110.
41. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Hương (2007), “Thực trạng thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em tại một số xã/ phường Hà Nội, năm 2006”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 3(4), tr. 34-41.
42. Hoàng Thế Nội (2009), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu ở phụ nữ mang thai và một số yếu tố ảnh hưởng”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 5(1), tr. 24-30.
43. Đặng Oanh, Đặng Tuấn Đạt, Hoàng Xuân Hạnh và CS (2009), “Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đăk Lăk, năm 2008”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 5(2), tr. 24-31.
44. Huỳnh Nam Phương (2006), “Tìm hiểu môi trường chăm sóc cho phụ nữ mang thai ở hai xã nông thôn thuộc tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 2 (3+4), tr. 118 – 124.
45. Huỳnh Nam Phương (2011), Tiếp thị xã hội đối với việc bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai dân tộc Mường ở Hoà Bình, Luận án Tiến sĩ cộng đồng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
46. Huỳnh Nam Phương, Phạm Thị Thuý Hoà (2011), “Hiệu quả của can thiệp tiếp thị xã hội đến việc bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai ở Hoà Bình”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 7(2), tr. 35-41.
47. Huỳnh Nam Phương, Trần Thị Giáng Hương (2013), “Thực trạng kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt của phụ nữ mang thai dân tộc Mường ở Hoà Bình”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 9(1), tr. 1-7.
48. Lê Thị Kim Quí (2010), “Diễn biến tình trang dinh dưỡng tại thành phố Hồ Chi Minh giai đoạn 2001 đến 2010”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 6 (3+4), tr 7-9.
49. Mai Văn Quang, Lê Ngọc Bảo và CS (2009), “Đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng tổng hợp tại huyện Vĩnh Lộc, Tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 5(1), tr 39-46.
50. Trương Hồng Sơn (2012), Hiệu quả can thiệp cộng đồng bằng bổ sung sớm đa vi chất dinh dưỡng trên phụ nữ tại một số xã thuộc tỉnh Kon Tum và Lai Châu, Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng.
51. Trương Hồng Sơn, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân Vinh (2012), “Hiệu quả bổ sung viên đa vi chất dinh dưỡng lên tình trạng thiếu máu và vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, 829(7), tr 27-30.
52. Nguyễn Sơn, Phạm Thị Chiến và CS (2008), “Tình hình nhiễm giun truyền qua đất tỉnh Sơn La”, Tạp chí Phòng chống bệnh Sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng, 3, tr 79-86.
53. Phạm Thị Đan Thanh (2010), Tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ 3 tháng đấu thai kỳ và các yếu tố liến quan tại tỉnh Bạc Liêu, Luận án chuyên khoa 2 chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
54. Nguyễn Nhân Thành, Trần Thị Minh Hạnh, Phan Nguyễn Thanh Bình và CS (2010), “Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ dưới 5 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 6 (3 + 4), tr 56-64.
55. Phạm Thiệp (2008), Thuốc biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 28-29.
56. Đặng Đình Thoảng và Trần Đắc Tiến (2010), “Thực trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai từ 6 đến 36 tuần tuổi vùng nông thôn tỉnh Hà Nam”, www.hanam.gov.vn/vi-vn/skhcn/7/10/2013
57. Tierney (2001), Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại, Nhà xuất bản Y học, 1 , tr. 709-725.
58. Nguyễn Song Tú (2008), Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ 15 – 49 tuổi và một số yếu tố liên quan tại 3 xã của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
59. Nguyễn Song Tú, Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Hữu Bắc và CS (2009), “Tình trạng dinh dưỡng thiếu máu và nhiễm giun ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại xã Vùng phân lũ, Hà Nội năm 2007”, Tạp chí Y học dự phòng, 5(104), tr 87-92.
60. Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Trần Khánh Vân (2012), “Đánh giá khả năng chấp nhận gạo bổ sung đa vi chất của phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ và cơ sở xay xát”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 8(2), tr. 25-32.
61. Lê Thị Thu Vân (2008), Hiệu quả điều trị thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Sản phụ khoa, trường Đại học Y dược TP.HCM.
62. Viện Dinh dưỡng – UNICEF (2011), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam 2009 – 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
63. UNICEF (2009), Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, Tình trạng trẻ em trên thế giới, Tóm tắt báo cáo, www.unicef.org/vietnam/sowco9-execsummary-vn.pdf/7/10/2013.
64. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 29/03/2010 về việc ban hành chuẩn hộ cận nghèo thành phố giai đoạn 2012-2015.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment