TỔNG KẾT 2 NĂM PHẪU THUẬT TIM HỞ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

TỔNG KẾT 2 NĂM PHẪU THUẬT TIM HỞ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

TỔNG KẾT 2 NĂM PHẪU THUẬT TIM HỞ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Trần Viết Tiến1, Nguyễn Trường Giang2, Vũ Nhất Định1
Nguyễn Oanh Oanh1, Lương Công Thức1, Nguyễn Ngọc Trung1
Vũ Đức Thắng1, Trần Đắc Tiệp1, Trần Đức Hùng1
Nguyễn Duy Toàn1, Nguyễn Chí Tuệ1, Nguyễn Thế Kiên1
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phẫu thuật tim hở tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 trong 2 năm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 126 bệnh nhân (BN) tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2019 – 01/2021. Kết quả: 126 BN được phẫu thuật, độ tuổi trung bình 56,9 ± 14,0, nhỏ nhất 16 tuổi, lớn nhất 80 tuổi. Nam giới chiếm 56,3%.
Phẫu thuật nhiều mặt bệnh đa dạng của tim mạch như bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh người lớn, bệnh mạch vành, bệnh van kết hợp mạch vành, phẫu thuật Bentall… Tỷ lệ tử vong nội viện 1 BN (0,8%). Thời gian theo dõi trung bình 20,3 ± 7,6 tháng, ngắn nhất 5 tháng, dài nhất 30 tháng. Tại thời điểm kết thúc, theo dõi được 98 BN. 2 BN tử vong do osler van nhân tạo trong thời gian theo dõi. Kết luận: Qua 2 năm triển khai phẫu thuật tim hở, mặc dù còn nhiều khó khăn bước đầu, Trung tâm Tim mạch đã triển khai thành công các phẫu thuật chuyên sâu về tim mạch.

Bệnh lý tim mạch là vấn đề lớn của xã hội và ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Melonie H. và CS (2016), bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ [1]. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp BN cải thiện được triệu chứng và tiên lượng bệnh. Cùng với điều trị nội khoa và can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim mạch giúp đưa ra
các biện pháp điều trị tối ưu đối với BN có bệnh lý tim mạch.
Tại Bệnh viện Quân y 103, song song với sự phát triển chuyên sâu của các chuyên ngành, Trung tâm Tim mạch được thành lập, cùng với đó nhu cầu phát triển phẫu thuật tim mạch cũng được đặt ra. Trong đó, việc triển khai phẫu thuật tim hở đòi hỏi cần có sự đồng bộ về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị. Để đáp ứng nhu cầu này, Bệnh viện Quân y 103 với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm Tim mạch
– Bệnh viện Trung ương Huế, Trung tâm Tim mạch đã bắt đầu triển khai phẫu thuật tim hở độc lập từ đầu năm 2019 và thu được kết quả bước đầu. Nghiên cứu được thực hiện nhằm: Tổng kết 126 ca phẫu thuật tim hở trong 2 năm (01/2019 – 01/2021) tại Trung tâm Tim mạch; từ đó đưa ra những nhận xét về kết quả bước đầu, những khó khăn để rút kinh nghiệm, đưa ra phương hướng hoạt động và phát triển hợp lý trong thời gian tới

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment