Nghiên cứu tình hình chăm sóc sau sinh tại nhà của bà mẹ và trẻ sơ sinh ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2013 -2014
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Nghiên cứu tình hình chăm sóc sau sinh tại nhà của bà mẹ và trẻ sơ sinh ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2013 -2014.Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em (CSSKBMTE) không đơn thuần là chăm sóc những người phụ nữ khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ, mà khái niệm này bao gồm một nghĩa rộng lớn hơn đó là việc chăm sóc trước hoặc ngoài thời kỳ có thai để chuẩn bị tốt cho việc có thai, sinh con và chăm sóc trẻ sơ sinh [24]. Hơn hết, thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vô cùng quan trọng do có những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời nảy sinh các mối quan hệ mới và là bước chuyển đổi vai trò từ “người phụ nữ” trở thành “người mẹ”. Trong giai đoạn này, sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh cần được quan tâm nhiều vì có tác động và liên quan rất lớn đến suốt cuộc đời mỗi cá nhân [14]. Đặc biệt các biến chứng sau sinh có thể xảy ra đối với sản phụ bao gồm: chảy máu, bế sản dịch, nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu, các tổn thương ở vú, tầng sinh môn, hoặc rối loạn tâm thần sau sinh…. Trẻ sơ sinh có thể có những vấn đề sức khỏe như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng rốn, vàng da bệnh lý….[16], [18].
Theo báo cáo của Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Châu Phi và Châu Á quá cao so với các châu lục khác: kết quả điều tra dân số và sức khỏe tiến hành trong giai đoạn 1995 – 2002 cho thấy trong phạm vi mỗi khu vực, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong nhóm nghèo nhất cao hơn 20% – 50% so với nhóm giàu nhất. Sự bất bình đẳng tương tự cũng xảy ra với tình trạng tử vong ở bà mẹ [27]. Hầu hết các trường hợp tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh xảy ra trong giai đoạn 6 tuần đầu sau sinh [16], [29]. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), có khoảng 60% tử vong bà mẹ và 32% tử vong sơ sinh xảy ra vào ngày thứ nhất sau sinh. Khoảng 13% và 4% tỷ lệ tử vong mẹ; 5% và 15% tử vong sơ sinh xảy ra vào tuần thứ nhất và tuần thứ 2 sau sinh [37]. Ở Châu Phi, nơi có tỷ lệ tử vong sau
sinh cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 1,16 triệu trẻ em tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh và có 850.000 trẻ không thể sống sót sau tuần đầu tiên [27]. Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế năm 2010, tỷ lệ tử vong bà mẹ là 69/100.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ tử vong sơ sinh là 15,8/1000 trẻ đẻ sống [5].
Nếu giai đoạn ngay sau sinh, các sản phụ và trẻ sơ sinh được chăm sóc một cách khoa học sẽ tạo được tiền đề tốt cho sức khỏe của mẹ và con, góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật, đảm bảo sự an toàn, phòng tránh hoặc phát hiện sớm những biến chứng sau sinh, giúp bà mẹ chóng hồi phục về sức khỏe, trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh và môi trường mới sau sinh [14]. Tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ hiện có rất ít các công trình nghiên cứu về CSSKBMTE, đặc biệt đối tượng bà mẹ và trẻ sơ sinh chưa có một nghiên cứu nào. Đồng thời xuất phát từ thực tế địa phương vẫn còn nhiều phụ nữ có thực hành chăm sóc sau sinh chưa đúng, mang tính kinh nghiệm, tự phát và thiếu khoa học có thể gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bản thân và cho con sau sinh, nên chúng tôi tiến hành đề tài: ’’Nghiên cứu tình hình chăm sóc sau sinh tại nhà của bà mẹ và trẻ sơ sinh ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2013 -2014”, với các mục tiêu:
1 – Xác định tình trạng sức khỏe sau sinh của bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà ở Quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2013- 2014.
2- Xác định tỷ lệ, đặc điểm của bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đúng tại nhà ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2013- 2014.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ 3
1.2. Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh 7
1.3. Tình hình chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh 10
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến CSSK BMTE 13
1.5. Những tồn tại, nguyên nhân và giải pháp 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 19
2.2.2 Mầu nghiên cứu 19
2.2.3 Nội dung nghiên cứu 20
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 28
2.2.5 Phương pháp kiểm soát sai số 29
2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 29
2.3 Đạo đức trong nghiên cứu 29
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đặc điểm chung của mầu nghiên cứu 31
3.2 Tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh 33
3.3 Thực hành CSSS tại nhà của bà mẹ và trẻ sơ sinh 36
3.4 Đặc điểm bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc đúng 42
Chương 4: BAN LUẠN 48
KẾT LUẬN 62
KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh năm 2010 tại Việt Nam 11
Bảng 1.2. Tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ sau khi sinh 12
Bảng 3.1 Tổng trạng của bà mẹ 33
Bảng 3.2 Sức khỏe của bà mẹ 34
Bảng 3.3 Tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh 35
Bảng 3.4 Dinh dưỡng cho bà mẹ 36
Bảng 3.5 Chế độ sinh hoạt, vận động và giữ ấm 37
Bảng 3.6 Chăm sóc vú 38
Bảng 3.7 Vệ sinh cá nhân 38
Bảng 3.8 Chăm sóc và giữ ấm trẻ 39
Bảng 3.9 Nuôi con bằng sữa mẹ 40
Bảng 3.10 Vệ sinh thân thể trẻ 41
Bảng 3.11 Chăm sóc rốn 41
Bảng 3.12 Đặc điểm tuổi mẹ với TH-CSSS đúng 42
Bảng 3.13 Đặc điểm nghề nghiệp mẹ với TH-CSSS đúng 43
Bảng 3.14 Đặc điểm dân tộc mẹ với TH-CSSS đúng 44
Bảng 3.15 Đặc điểm học vấn mẹ với TH-CSSS đúng 44
Bảng 3.16 Đặc điểm điều kiện kinh tế gia đình mẹ với TH-CSSS đúng….45 Bảng 3.17 Đặc điểm số con hiện có với TH-CSSS đúng 46
Bảng 3.18 Đặc điểm nguồn thông tin với TH-CSSS đúng 46
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa thực hành đúng bà mẹ và trẻ 47
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
3.1. Biểu đồ phân bố tuổi của bà mẹ 31
3.2. Biểu đồ phân bố nghề nghiệp của bà mẹ 31
3.3. Biểu đồ phân bố trình độ học vấn của bà mẹ 32
3.4. Biểu đồ về tình trạng kinh tế gia đình của bà mẹ 32
Nguồn: https://luanvanyhoc.com