NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG HẠCH MẠC TREO TRONG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
Luận án NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG HẠCH MẠC TREO TRONG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI KẾT HỢP VỚI KỸ THUẬT LÀM SẠCH MÔ MỠ. Ung thư đại – trực tràng thường được hiểu là carcinom tuyến vì hơn 95% ung thư đại – trực tràng thuộc loại này [8],[11],[42],[44],[45],[52]. Trong số những ung thư thường gặp, ung thư đại – trực tràng đứng hàng thứ tư sau các ung thư: vú, tiền liệt tuyến, phổi; đứng hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa, và là bệnh phổ biến tại các nước phương Tây [3],[7],[9],[17],[128]. Xuất độ bệnh tăng đáng kể sau 40 tuổi [69],[75],[82],[88],[91],[101],[141]. Theo Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế (Unio Internationalis Contra Cancrum / International Union Against Cancer – UIC c ) ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 1.200.000 người mắc ung thư đại – trực tràng [123],[128].
Bệnh được Prasagoras mô tả lần đầu tiên vào năm 400 trước công nguyên, và được điều trị nội khoa cho mãi đến năm 1710, Littre là người đầu tiên thực hiện phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo trên bệnh nhân ung thư trực tràng [32]. Đến 1823, Reybard thực hiện thành công phẫu thuật cắt đoạn và nối ruột trong điều trị ung thư đại tràng [1]. Trước 1900, phẫu thuật chủ yếu là cắt bỏ khối u mà không chú ý đến tình trạng xâm lấn và di căn hạch của khối u. Năm 1909, Jamieson và Dobson khuyến cáo phẫu thuật thích hợp để điều trị ung thư đại – trực tràng là thắt toàn bộ mạch máu nuôi ở ngay tại gốc của nó và lấy bỏ toàn bộ mạc treo là vùng có thể chứa các hạch di căn tiềm ẩn [84],[85],[91],[101],[153]. Năm 1991, phẫu thuật cắt đại tràng có hỗ trợ nội soi (sau đây gọi tắt là phẫu thuật nội soi – PTNS) ra đời và ngày càng được các trung tâm phẫu thuật lớn trên thế giới chấp nhận vì những ưu điểm vượt trội của nó như vết mổ nhỏ, ít đau, b ệnh nhân phục hồi nhanh; vẫn bảo đảm được các nguyên tắc trong điều trị ung thư như là phẫu thuật cách ly không
chạm, thắt mạch máu tận gốc, có thể phẫu tích, lấy hết hạch vùng… [62],[63], [80],[97],[98],[103],[127].
Hạch lympho là đường di căn chính của ung thư đại tràng, phẫu tích hết hạch vùng trong phẫu thuật ung thư đại tràng cần được tiến hành triệt để [129],[152],[154],[157],[158]. Xác định đúng số lượng hạch vùng và số lượng hạch vùng bị di căn rất quan trọng trong chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh cũng như lập kế hoạch điều trị. Theo khuyến cáo của hệ thống các trung tâm ung thư quốc gia Hoa kỳ (National Comprehensive Cancer Network – NCCN) [123], sự gia tăng số lượng các hạch vùng (sau đây gọi tắt là hạch) được khảo sát sẽ làm tăng thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư đại tràng.
Tại Việt Nam, t ỉ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi của ung thư đại – trực tràng là 10,1/100.000 người [20],[21],[22],[26]. Trong ba thập niên vừa qua, ở Việt Nam đã c ó nhiều công trình nghiên cứu về UTĐTT [2],[9],[13],[14],[15], [19],[27],[29],[30],[31],[32],[34],[36],[39],[41],[44],[46]. Các nghiên cứu đã đề cập đến đặc điểm bệnh học, chẩn đoán và điều trị. Cũng đã có vài báo cáo về số lượng hạch phẫu tích và số lượng hạch di căn thu được của phẫu thuật mổ mở trong điều trị ung thư đại tràng [10],[40],[43],[46]…, nhưng chưa c ó các nghiên cứu, khảo sát số lượng hạch phẫu tích và số lượng hạch di căn thu được sau mổ của phẫu thuật nội soi trong ung thư đại tràng, cũng như chưa c ó nghiên cứu nào đề cập đến kỹ thuật làm sạch mô mỡ để làm tăng số lượng hạch được khảo sát. Như vậy, số lượng hạch trung bình và số lượng hạch di căn trung bình trên mỗi bệnh nhân mà phẫu thuật nội soi phẫu tích được là bao nhiêu. Kỹ thuật làm sạch mô mỡ b ằng Xylol có làm tăng số lượng hạch phẫu tích được cũng như số lượng hạch di căn qua được làm thay đổi giai đoạn bệnh và làm thay đổi kế hoạch điều trị hay không ? Đó chính là những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định số lượng hạch mà phẫu thuật nội soi có thể phẫu tích được trong ung thư đại tràng theo kỹ thuật qui ước và kỹ thuật làm sạch mô mỡ b ằng Xylol.
2. Xác định số lượng hạch di căn thu được trên bệnh phẩm phẫu thuật của phẫu thuật nội soi trong ung thư đại tràng theo kỹ thuật qui ước và kỹ thuật làm sạch mô mỡ b ằng Xylol.
3. Khảo sát các yếu tố liên quan với tình trạng di căn hạch trong ung thư đại tràng: đặc điểm bệnh nhân (giới, tuổi); đặc điểm giải phẫu bệnh (vị trí, kích thước, dạng đại thể, dạng vi thể, độ biệt hóa của khối u); định lượng CEA trước mổ.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Lê Huy Hòa (2011), “Nghiên cứu sự di căn hạch trong ung thư đại tràng”, Y học TP. Hồ Chí Minh số 4(15), Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, tr. 40 – 45.
2. Lê Huy Hòa (2011), “Nghiên cứu giá trị xét nghiệm định lượng Carcino – Embryonic – Antigen ( CEA) trong ung thư đại tràng”, Y học Việt Nam, tháng 11(1), tr. 21 – 26.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Hoàng Bắc, Hồ Ngọc Điệp và CS (2011), So sánh mổ mở và mổ nội soi trong ung thư đại tràng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, tr. 1 – 68.
2. Nguyễn Đức Bảo (1998), Giá trị xét nghiệm CEA trong ung thư đại – trực tràng, Luận văn thạc sĩ khoa học Y Dược, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 6 – 30.
3. B ộ Y tế, Dự án JI CA – Bệnh Viện Chợ Rẫy (1999), Phân loại của Nhật Bản về carcinom đại, trực tràng, Bệnh Viện Chợ Rẫy, tr. 3 -20.
4. Bộ Y tế, Dự án JI CA – Bệnh Viện Chợ Rẫy (1998), Tài liệu hướng dẫn nội soi đại tràng, Bệnh Viện Chợ Rẫy, tr. 3- 20.
5. Mai Thanh Cúc (2000), Ung thư đại tràng tái phát, di căn: chan đoán và điều trị, Luận văn chuyên khoa 1, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 6 – 30.
6. Nguyễn Trí Dũng (2009), “Tạo hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, các khoang cơ
thể”, Phôi thai học tạng và hệ thống, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 172 – 196.
7. Nguyễn B á Đức (2000), “Ung thư đường tiêu hóa”, Hóa chất điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 11 -94.
8. Nguyễn B á Đức và cộng sự (1991), “Ung thư đại tràng, trực tràng và ống hậu môn”, Ung thư học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 390 – 405.
9. Vũ Minh Giang (2000), Điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 4 – 42.
10. Nguyễn Văng Việt Hảo (2002), Khảo sát di căn hạch bạch huyết trong ung thư đại tràng, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 78 – 104.
11. Trần Phương Hạnh (2003), “Ung thư”, Bệnh học đại cương, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 131 – 180.
12. Phạm Ngọc Hoa (2007), “Các vấn đề chung cT bụng – chậu”, CT bụng và chậu, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 9 – 27.
13. Lê Huy Hò a (2011), “Nghiên cứu sự di căn hạch trong ung thư đại tràng”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 35(4), Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 40 – 44.
14. Lê Huy Hòa (2011), “Nghiên cứu giá trị xét nghiệm định lượng Carcino – Embryonic – Antigen ( CEA) trong ung thư đại tràng”, Y học Việt Nam, tháng 11(1), tr. 21 – 26.
15. Lê Huy Hò a (2002), “Nghiên cứu sự xâm lấn của ung thư đại – trực tràng”, Y học thực hành. Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư 10/2002, Bộ Y tế, tr. 83 – 87.
16. Nguyễn Đình Hối (1992), “Phẫu thuật đại tràng”, Bệnh ngoại khoa đường tiêu hóa, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 208 – 238.
17. Nguyễn Đình Hối (1998), “Ung thư đại tràng”, Bệnh học ngoại khoa (1), Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 223 – 242.
18. Đỗ Xuân Hợp (1997), Giải phẫu bụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 20 – 68.
19. Mai Thị Hội, Trịnh Hồng Sơn, Vũ Long (1995), “Một vài nhận xét nhân 110 trường hợp soi đại tràng b ằng ống mềm tại Bệnh viện Việt Đức”, Tạp ch í Ngoại khoa (2), tr. 5 – 32.
20. Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn mạnh Quốc, Vũ Văn Vũ và cộng sự (1997), “Kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại Thành phố Hồ Chí Minh 1996”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Số đặc biệt chuyên đề ung thư tháng 9/1997, tr. 11 – 19.
21. Nguyễn Chấn Hùng, Nguyển B á Đức, Nguyễn Quốc Trực và cộng sự (2000), “Suy nghĩ về việc xây dựng mạng lưới phòng chống ung thư ở khu vực phía Nam”, Y học TP. Hồ Chí Minh 2000, Số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, Tập IV (4), tr. 1 – 9.
22. Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn B á Đức (2000), “Xây dựng chương trình
phòng chống ung thư ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005”, Thông tin Y dược, Chuyên đề ung thư 8/2000, Bộ Y tế, tr. 1 – 9.
23. Nguyễn Quang Hùng (1993), “Ung thư trực tràng”, Bệnh học ngoại khoa sau đại học (2), Học Viện Quân Y, tr. 261 – 264.
24. Phạm Gia Khánh (1993), “Ung thư đại tràng”, Bệnh học ngọai khoa sau đại học (2), Học Viện Quân Y, tr. 250 – 260.
25. Hoàng Văn Kỳ, Lê Đình Roanh, Ngô Thu Thoa (1999), “Nghiên cứu đặc điểm hình thái học của ung thư đại – trực tràng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 3 (4), tr. 210 – 212.
26. Phạm Thụy Liên (1993), “Tình hình ung thư ở Việt Nam và công tác phòng chống”, Y học Việt Nam, Chuyên đề ung thư, tr. 1 – 9.
27. Nguyễn Long (1995), Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, kết quả phâu thuật trên 70 bệnh nhân ung thư đại tràng đã mổ tại khoa phau thuật bụng Viện Quân Y 103, Luận án chuyên khoa cấp II, Học Viện Quân Y, tr. 6 – 50.
28. Võ Tấn Long (2001), “Điều trị ung thư đại – trực tràng”, Điều trị học ngoại khoa,. Nhà xuất bản Y Học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 361 – 389.
29. Võ Tấn Long (1998), Ung thư trực tràng, đặc điểm bệnh lý – điều trị phẫu thuật, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 6 – 78.
30. Đoàn Hữu Nghị (1986), “Ung thư trực tràng trong 10 năm 1975 – 1984 tại Bệnh viện K Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành (5), tr. 15 – 18.
31. Đoàn Hữu Nghị, Nguyễn Hồng Tuấn, Tạ Văn Tờ (1997), “Nghiên cứu đánh giá ilan lan tràn của các biểu mô tuyến trực tràng tại Bệnh viện K Hà Nội”, Y học TP. Hồ Chí Minh số đặc biệt chu ên đề Ung thư tháng 9/1997, tr. 91 – 95.
32. Đoàn Hữu Nghị (1994), Góp phần nghiên cứu xây dựng phác đồ điều trị ung thư trực tràng. Nhận xét 529 bệnh nhân tại Bệnh viện K Hà Nội qua hai giai đọan 1975-1983 và 1984- 1992, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y dược, Đại Học Y Khoa Hà Nội, tr. 4 – 68.
33. Đoàn Hữu Nghị (1999), “Ung thư đại tràng và trực tràng”, Hướng dẫn chẩn đoán điều trị ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 203 – 216.
34. Nguyễn Văn Nhiên (1999), Bệnh ung thư đại tràng ở Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng. Nghiên cứu một số biện pháp chẩn đo n ệnh, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện quân y, Hà Nội, tr. 4 – 69.
35. Nguyễn Đức Ninh (2001), “Ung thư đại tràng”, Bệnh học ngọai khoa sau đại học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 141 – 163.
36. Trịnh Văn Quang (1998), “Nhận xét tổng quan 250 trường hợp carcinom tuyến trực tràng điều trị tại Bệnh viện K Hà Nội (1997 -1998)”, Tạp chí ngọai khoa tập 13 (1), tr. 17 – 23.
37. Nguyễn Quang Quyền (1995), Bài giảng Giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh (2), tr. 90 – 166.
38. Lê Đình Roanh (2001), Bệnh học các khối u, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 173 – 253.
39. Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Văn Đô (1998), “Góp phần nghiên cứu điều trị và chẩn đoán ung thư đại – trực tràng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 176 – 180.
40. Nguyễn Quang Thái (2002), Nghiên cứu một số phương pháp chẩn đoán và kết quả sau 5 năm điều trị phẫu thuật ung thư đại tràng. Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, tr 1 – 148.
41. Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Tuấn Vinh (2011), “Những vấn đề trong
điều trị ung thư đại tràng tại Bệnh viện B ình Dân”, Ung thư học Việt Nam, Hội Ung thư Việt Nam (2)/2011, tr. 150 – 155.
42. Nguyễn Sào Trung (2003), “B ệnh đại tràng”, Bệnh học ung bướu cơ bản,Nhà xuất bản Y học, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 119 – 141.
43. Nguyễn Hồng Tuấn (1996), Đặc điểm lâm sàng, mức độ xâm lấn, di căn trên thương tổn phâu thuật và mô bệnh học của ung thư trực tràng, Luận văn Thạc sỹ khoa học Y dược, Đại học Y Khoa Hà Nội, tr. 4 -60.
44. UICC – Bệnh viện K Hà Nội (1991) Ung thư học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội tr. 390 – 404.
45. UICC – Trung Tâm Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh (1995), Cẩm nang ung thư học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 475 – 492.
46. Nguyễn Triệu Vũ (2010), Nghiên cứu di căn hạch trong ung thư đại -trực tràng, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 3 – 60.
47. Nguyễn Văn Vân và cộng sự (1991), “Ung thư đại, trực tràng”, Bách khoa thư bệnh học (1), Trung Tâm Biên Sọan Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, Hà Nội, tr. 288 – 291.
48. Nguyễn Văn Vân (1979), Ung thư đại tràng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 3 – 45.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com