Nghiên cứu tình trạng loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi

Nghiên cứu tình trạng loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi

ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyến hóa có tốc độ phát triển nhanh. Theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, năm 1995 trên thế giới có khoảng 135 triệu người bị bệnh đái tháo đường (4%), dự báo đến năm 2025 con số này là 330 triệu người (5,4%) [2].

Những tiến bộ trong y học và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đã góp phần vào sự gia tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường. Bên cạnh đó, những thành tựu của Y học nói riêng và khoa học nói chung cũng làm nâng cao tuổi thọ con người. Số người cao tuổi (trên 65 tuổi) ngày càng cao và chiếm một vị trí đáng kế trong dân số, hiện chiếm khoảng 12% dân số thế giới và dự báo đến năm 2020 con số này là 17% [22].

Loãng xương và đái tháo đường týp 2 là những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Ớ người trên 60 tuổi có khoảng 20% phụ nữ, 10% nam giới bị loãng xương [23]. Loãng xương thường diễn biến âm thầm, kín đáo và khó phát hiện. Khi trọng lượng xương mất khoảng 30-40% thì mới có dấu hiệu lâm sàng như đau cột sống, vẹo cột sống hay gẫy xương. Vì vậy việc khám, phát hiện sớm loãng xương và điều trị dự phòng cho những đối tượng có nguy cơ cao là rất cần thiết.

Ngoài các nguyên nhân thông thường gây loãng xương liên quan đến quá trình lão hóa thì ĐTĐ được cho là một nguyên nhân gây loãng xương. Cho đến nay đã có nhiều bằng chứng về mối liên quan chặt chẽ giữa ĐTĐ và loãng xương do bệnh lý phối hợp giữa ĐTĐ và loãng xương và các cơ chế sinh bệnh học trực tiếp của ĐTĐ dẫn đến loãng xương [88].

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tuy nhiên cho đến nay các công trình nghiên đề cập đến các biến đổi mật độ xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi (60 tuổi trở lên) còn rất khiêm tốn.

Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình trạng loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi ” với 2 mục tiêu:

1. Nhận xét một số đặc điểm về loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi.

2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng loãng xương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Bệnh đái tháo đường 3

1.1.1. Sơ lược lịch sử và tình hình mắc bệnh ĐTĐ hiện nay 3

1.1.2. Định nghĩa 3

1.1.3. Phân loại 4

1.1.4. Chẩn đoán ĐTĐ 4

1.1.5. Biến chứng của bệnh ĐTĐ 4

1.1.6. Điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 5

1.2. Đại cương về xương 6

1.2.1. Cấu trúc xương 6

1.2.2. Chức năng của xương 7

1.2.3. Sự tái tạo xương 8

1.3. Loãng xương và các phương pháp chẩn đoán loãng xương 9

1.3.1. Định nghĩa 9

1.3.2. Phân loại loãng xương 9

1.3.3. Cơ chế bệnh sinh loãng xương và các yếu tố ảnh hưởng 10

1.3.4. Chẩn đoán loãng xương 12

1.4. Loãng xương và ĐTĐ 16

1.4.1. Cơ chế gây loãng xương trong ĐTĐ týp 2 16

1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới mật độ xương của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 …. 22

1.5. ĐTĐ và loãng xương ở người cao tuổi 22

1.6. Tình hình nghiên cứu loãng xương ở người bệnh ĐTĐ týp 2 23

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1. Thời gian, địa điếm nghiên cứu 25

2.2. Đối tượng nghiên cứu 25

2.2.1. Cách chọn mẫu nghiên cứu 25

2.2.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng 25

2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ 26

2.3. Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, cắt ngang 26

2.3.2. Công cụ nghiên cứu 26

2.3.3. Sơ đồ nghiên cứu 31

2.4. Xử lý số liệu 31

2.5. Đạo đức nghiên cứu 32

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1. Đặc điểm loãng xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi 33

3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 33

3.1.2. Đặc điểm liên quan đến bệnh ĐTĐ 35

3.1.3. Đặc điểm mật độ xương và tỷ lệ loãng xương 36

3.2. Các yếu tố liên quan giữa ĐTĐ và MĐX 40

3.2.1. Mối liên quan BMI và MĐX 40

3.2.2. Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và MĐX 42

3.2.3. Mối liên quan giữa đường máu lúc đói và MĐX 43

3.2.4. Mối liên quan giữa HbA1C và MĐX 45

3.2.5. Mối liên quan giữa Insulin máu và MĐX 46

3.2.6. Mối liên quan giữa phương pháp điều trị và MĐX 48

3.2.7. Mối liên quan giữa chỉ số HOMA-IR và MĐX 49

3.2.8. Mối liên quan giữa Calci máu và MĐX 51

3.2.9. Mối liên quan giữa Calci ion hóa trong máu và MĐX 52

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 54

4.1. Đặc điểm loãng xương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi 54

4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 54

4.1.2. Đặc điểm liên quan đến bệnh ĐTĐ 55

4.1.3. Đặc điểm mật độ xương và tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân ĐTĐ

týp 2 57

4.2. Một số yếu tố liên quan đến MĐX ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi. . 60

4.2.1. Chỉ số khối cơ thể (BMI) 60

4.2.2. Thời gian mắc bệnh 62

4.2.3. Đường máu lúc đói 63

4.2.4. Liên quan giữa HbA1C và MĐX 65

4.2.5. Nồng độ insulin trong máu 67

4.2.6. Tình trạng kháng insulin (HOMA-IR) và MĐX 68

4.2.7. Nồng độ Calci và Calci ion hóa máu 69

4.2.8. Một số vấn đề còn hạn chế của nghiên cứu 70

KẾT LUẬN 71

KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment