NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH TÁCH TẾ BÀO ĐƠN NHÂN MÁU NGOẠI VI VÀ CHUYỂN NẠP TẠO KHỐI TẾ BÀO CAR-T CHO ĐIỀU TRỊ LƠ-XÊ-MI CẤP DÒNG LYMPHO

NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH TÁCH TẾ BÀO ĐƠN NHÂN MÁU NGOẠI VI VÀ CHUYỂN NẠP TẠO KHỐI TẾ BÀO CAR-T CHO ĐIỀU TRỊ LƠ-XÊ-MI CẤP DÒNG LYMPHO

NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH TÁCH TẾ BÀO ĐƠN NHÂN MÁU NGOẠI VI VÀ CHUYỂN NẠP TẠO KHỐI TẾ BÀO CAR-T CHO ĐIỀU TRỊ LƠ-XÊ-MI CẤP DÒNG LYMPHO
Hồ Viết Hoành1, Đặng Thành Chung2
Nguyễn Thị Phương Thảo3, Cấn Văn Mão2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tối ưu hóa quá trình thu nhận tế bào đơn nhân máu ngoại vi (peripheral blood mononuclear cell – PBMC) và quá trình chuyển nạp tạo tế bào CAR-T. Đối tượng và phương
pháp: Máu ngoại vi từ người hiến tặng khỏe mạnh được tiến hành tách PBMC bằng FicollPaque. Phản ứng chuyển nạp tạo khối tế bào CAR-T được thực hiện ngay sau khi thu nhận PBMC hoặc sau khi kích hoạt tế bào bằng bi từ gắn kháng thể kháng CD3 và CD28. Các thông số: Hệ thống chuyển nạp, số lượng tế bào cho một phản ứng và lượng plasmid DNA được tối ưu hóa. Kết quả: Máu pha loãng 2 lần với PBS 1X cho hiệu suất thu nhận PBMC và tỷ lệ tế bào sống cao nhất. Thực hiện phản ứng chuyển nạp trên hệ thống Nucleofector 2b (Lonza) với 2 × 107 PBMC không kích hoạt, lượng plasmid DNA 1 µg SB100X và 10 µg pSB-CAR19 cho kết quả tốt nhất. Kết luận: Tối ưu hóa được quá trình tách PBMC và chuyển nạp tạo khối tế bào CAR-T cho điều trị lơ-xê-mi cấp dòng lympho.

Trên thế giới, lơ-xê-mi cấp dòng lympho (acute lymphoblastic leukemia – ALL) là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 75% tất cả các loại ung thư máu [1]. Bệnh được đặc trưng bởi sự phát triển của một số lượng lớn tế bào lympho chưa trưởng thành. Triệu chứng thường bao gồm thiếu máu, xuất huyết, nhiễm khuẩn, hạch to… Bệnh tiến triển nhanh và thường gây tử vong trong thời gian ngắn [2]. Điều trị bệnh lơ-xê-mi cấp dòng lympho nhằm tiêu diệt các tế bào bạch cầu ác tính và phục hồi tuỷ xương trở lại bình thường. Liệu pháp điều trị tiêu chuẩn cho lơ-xê-mi cấp dòng lympho hiện nay là hóa trị liệu, thường chia thành 3 giai đoạn: Cảm ứng, củng cố và duy trì.
Tuy nhiên, hạn chế của hóa trị liệu là hầu như không có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà chỉ thuyên giảm một phần. Bệnh cũng có thể được điều trị bằng xạ trị khi đã lan đến não. Ghép tế bào gốc được sử dụng khi bệnh tái phát sau liệu trình điều trị tiêu chuẩn [3]. Tuy nhiên, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn theo hướng điều trị này cũng không cao, chỉ đạt tối đa 20% ở người trưởng thành.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment