NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG CỦA TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TÁI PHÁT

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG CỦA TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TÁI PHÁT

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG CỦA TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TÁI PHÁT
Nguyễn Minh An1,, Bùi Hoàng Thảo
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tỷ lệ tai biến, biến chứng của phương pháp tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận tái phát. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: biến chứng trong mổ gặp 5 bệnh nhân, trong đó có 3 bệnh nhân có chảy máu phải truyền máu trong mổ (chiếm 4,0%) và 2 bệnh nhân chuyển mổ mở (chiếm 2,7%). Tỷ lệ biến chứng sau tán sỏi là 17,3%, trong đó có 3 bệnh nhân có sốt sau phẫu thuật và 1 bệnh nhân tụt dẫn lưu (chiếm 1,3%) và 7 bệnh nhân có biểu hiện chảy máu thứ phát sau phẫu thuật (chiếm 9,3%). Tỷ lệ biến chứng phân loại Clavien – Dindo: độ I là 11/75 bệnh nhân (chiếm 14,7%), biến chứng độ II là 2 bệnh nhân (chiếm 2,7%). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi thận tái phát với tỷ lệ tai biến trong phẫu thuật là 5/75 bệnh nhân (chiếm 6,7%). Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 13/75 bệnh nhân (chiếm 17,3%).

Sỏi  tiết  niệu  là  bệnh  lý  phổbiến  và  hay  tái phát, tỷlệmắc bệnh từ1 -14% dân sốtùy từng vịtrí địa dư, trong sỏi  tiết  niệu  sỏi  thận  gặp  với tỷlệ40%.  Bệnh  gây  nhiều ảnh hưởng đến  sinh hoạt và lao động, đồng  thời  tốn kém trong điều trị. [1], [2], [3].Trước năm 1980, ở Việt Nam mổ mở là cách duy nhất trong điều trị ngoại khoa bệnh sỏi tiết niệu. Gần đây, nhờ sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và phương tiện nội soi đã tạo nên một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi thận, đặc biệt là tán sỏi qua da đã làm cho chỉ định mổ mở trong điều trị sỏi thận được thu hẹp dần và đôi khi chỉ là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp ít xâm lấn thất bại hoặc không thể áp  dụng.  Ưu  điểm  của  phương  pháp  này  là  ít sang chấn, là ít đau, ít tàn phá trên cơ thể và hệ tiết niệu khi can thiệp, rút ngắn thời gian hậu phẫu và thời gian phục hồi sức khỏe của bệnh nhân [2]. Tuy  nhiên, tỉlệbiến chứng  chung  của tán sỏi qua da đường hầm tiêu chuẩn còn khácao,  thường  thấy  nhất  làchảy  máu  dotổn thương nhu môthận vàcác cấu trúc lân cận. Các biến chứng của tán sỏi qua da thường liên quan đến vịtrívàkích thước của dụng cụnong đường hầm  vào  thận. Đểnâng cao độan  toàn  của  tán sỏi qua da các tác giảcóxu hướng sửdụng các dụng cụnong đường hầm vào thận cókích thước nhỏhơn. Hơn nữa, đối với những trường hợp sỏi thận  tái  phát  sau  can  thiệp  ngoại  khoa  thì  tổ chức xơ quanh thận và những biến đổi về giải phẫu của hệ thống đài bể thận sau mổ mở lấy sỏi có thể gây ra khó khăn cho quá trình nong tạo  đường  hầm  cũng  như  cần  phải  sử  dụng  nhiều  đường  hầm  hơn  trong  quá  trình  tán  sỏi [1], [3]. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tán sỏi qua da qua đường hầm nhỏ là một phương pháp có tính hiệu quả và an toàn cao trong điều trị sỏi thận. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá tính an toàn của tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ chuyên biệt điều trị sỏi thận tái phát. Xuất phát từ những vấn đề trên, để ứng dụng những tiến bộ của thế giới và có những luận cứ khoa học về phương pháp điều trị này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu tỷ lệ tai biến, biến chứng của phương pháp tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận tái phát tại bệnh viện Xanh Pôn

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment