Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2009-2013
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2009-2013.Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu người mới mắc và 8,2 triệu người chết do các bệnh ung thư (UT), trong đó trên 60% số ca bệnh xảy ra ở các nước đang phát triển[1],[2]. Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong các loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng hàng đầu trong số các ung thư đường tiêu hoá. Theo công bố mới nhất của TCYTTG và Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) năm 2015, trên thế giới có 952.000 trường hợp UTDD mới mắc chiếm 6,8% số trường hợp mới mắc ung thư và 723.000 trường hợp tử vong do UTDD và chiếm 8,8% các trường hợp chết do ung thư nói chung[1]. Tỷ suất mới mắc cao nhất ở các quốc gia Đông Á và thấp nhất ở các quốc gia Bắc Mỹ (lần lượt là 9,8-24,8/100.000 dân/năm và 1,5-2,8/100.000 dân/năm). Có đến 70% số mới mắc UTDD xảy ra tại các nước đang phát triển[1]. Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư gần đây, tỷ suất mới mắc UTDD năm 2010 là 24,5/100.000 cho nam giới và 12,2/100.000/năm cho nữ giới[3].
Tỷ suất mới mắc và tử vong do UTDD có xu hướng giảm nhanh ở các quốc gia có tỷ suất mắc cao trong khi xu hướng giảm rất ít ở các quốc gia có tỷ suất mắc thấp do những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị H. pylori[1],trong khi tại Việt Nam, tỷ suất này có xu hướng gia tăng nhẹ trong giai đoạn 2000-2010 (từ 23,7-24,5/100.000/năm đối với nam và 10,8-12,2/100.000/năm đối với nữ)[3].
TCYTTG và IARC đã ban hành chiến lược phòng chống ung thư (PCUT) với 4 nội dung chính bao gồm: sàng lọc phát hiện sớm bệnh UT; nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị UT; chăm sóc giảm nhẹ, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân UT [1],[2]. Để đáp ứng được chiến lược trên, công tác ghi nhận ung thư (GNUT) đóng vai trò hết sức quan trọng trên phạm vi toàn thế giới cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Kết quả GNUT giúp đánh giá được gánh nặng của bệnh UT tại cộng đồng, vị trí, type mô bệnh học, giai đoạn và xu hướng mắc UT theo thời gian, qua đó xác định được các ưu tiên cho chương trình PCUT ở mỗi quốc gia,[4],[5],[6],[7]. Đây cũng là phương tiện để giám sát, đánh giá hiệu quả của chương trình PCUT và các can thiệp khác tại cộng đồng, đồng thời giúp ích các nhà ung thư học có định hướng trong việc sàng lọc, chẩn đoán sớm và điều trị UTDD.
Tại Việt Nam, công tác GNUT ngày càng được quan tâm trong đó có ghi nhận UTDD, đặc biệt ở một số tỉnh, thành phố lớn như: Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, tỉnh Thái Nguyên và Thừa thiên-Huế. Các nghiên cứu ghi nhận UTDD còn rất ít, đặc biệt là Thành phố Hà Nội đã được mở rộng địa giới hành chính từ tháng 8/2008[3]. Số liệu về tỷ suất mới mắc UTDD, các số liệu về hình thái học, vị trí cũng như giai đoạn bệnh vẫn còn hạn chế tại Việt Nam. Đây là những thông tin rất cần thiết cung cấp bằng chứng cho công tác xây dựng chính sách và lập kế hoạch. Công tác GNUT ở Hà Nội cũng như tại các tỉnh còn nhiều hạn chế về chất lượng số liệu do thiếu nguồn nhân lực, vật lực và thời gian. Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2009-2013” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả vị trí, type mô bệnh học, giai đoạn và tính chính xác của số liệu quaphương pháp ghi nhận ung thư dạ dày tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013.
2. Ước lượng tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô, chuẩn hoátheo tuổi trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2013 và dự báo xu hướng mắc ung thư dạ dày đến năm 2030.
MỤC LỤC Nghiên cứu tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trong cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2009-2013
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1.TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản về ung thư dạ dày 3
1.1.1. Khái niệm chung 3
1.1.2. Ghi nhận ung thư dạ dày quần thể 13
1.2. Đặc điểm vị trí, type mô bệnh học và giai đoạn của ung thư dạ dày 22
1.2.1. Đặc điểm vị trí của ung thư dạ dày 22
1.2.2. Đặc điểm type mô bệnh học của ung thư dạ dày 24
1.2.3. Đặc điểm giai đoạn bệnh của ung thư dạ dày 26
1.3. Tỷ suất mới mắc và xu hướng mắc ung thư dạ dày 28
1.3.1. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày 28
1.3.2. Xu hướng mắc ung thư dạ dày 37
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng được ghi nhận ung thư dạ dày 39
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng cho nghiên cứu định tính 39
2.2. Địa điểm nghiên cứu 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 41
2.3.2. Các bước tiến hànhghi nhận ung thư 43
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 45
2.3.4. Các thông tin cần ghi nhận và mã hoá 45
2.3.5. Phương pháp xử lý thông tin trong quá trình ghi nhận 48
2.3.6. Kiểm tra chất lượng của ghi nhận 49
2.3.7. Nhập số liệu và xử trí số liệu 51
2.3.8. Thời gian nghiên cứu 57
2.3.9. Đạo đức trong nghiên cứu 57
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. Một số đặc trưng của các bệnh nhân ung thư dạ dày tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013 58
3.2. Đặc điểm vị trí, hình thái học và giai đoạn ung thư dạ dày 60
3.2.1. Vị trí mắc ung thư dạ dày 60
3.2.2. Đặc điểm type mô bệnh học ung thư dạ dày 62
3.2.3. Mối liên quan giữa vị trí và type mô bệnh học ung thư dạ dày 64
3.2.4. Giai đoạn ung thư dạ dày 67
3.2.5. Một số yếu tố liên quan tới tính đầy đủ và chính xác trong ghi nhận ung thư dạ dày tại Hà Nội 71
3.3. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dạ dày 75
3.3.1. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013 75
3.3.2. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi 83
3.3.3. Dự báo xu hướng mắc ung thư dạ dày tại Hà Nội đến năm 2030 90
Chương 4. BÀN LUẬN 92
4.1. Đặc điểm vị trí, type mô bệnh học và giai đoạn mắc ung thư dạ dày 92
4.1.1. Vị trí mắc ung thư dạ dày 92
4.1.2. Đặc điểm type mô bệnh học ung thư dạ dày 95
4.1.3. Giai đoạn ung thư dạ dày 98
4.1.4. Một số yếu tố liên quan tới tính đầy đủ và chính xác trong ghi nhận ung thư dạ dày tại Hà Nội 102
4.2. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dạ dày 103
4.2.1. Tỷ suất mới mắc thô 103
4.2.2. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá 108
4.2.3. Xu hướng mắc ung thư dạ dày tại Hà Nội đến năm 2030 116
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 120
NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI CỦA LUẬN ÁN 124
KẾT LUẬN 126
KIẾN NGHỊ 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Vị trí của ung thư dạ dày theo phương pháp ghi nhận ung thư 22
Bảng 1.2. Phân loại TNM của ung thư dạ dày theo AJCC, 2010 26
Bảng 1.3. Bảng xếp loại giai đoạn bệnh theo TNM 27
Bảng 1.4. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi và giới năm 2012 ở một số châu lục 29
Bảng 1.5. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hóa theo tuổi ở một số quốc gia năm 2012 30
Bảng 1.6. Tỷ suất mới mắc chuẩn hoá theo tuổi và tỷ suất hiện mắcung thư dạ dày ở nam giới năm 2008 . 31
Bảng 1.7. Tỷ suất mới mắc chuẩn hoá theo tuổi và hiện mắc ung thưdạ dày ở nữ giới năm 2008 31
Bảng 1.8. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày ở nam và nữ tại Việt Nam 2000-2010 34
Bảng 1.9. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày ở nam và nữ tại một sốtỉnh thành năm 2004-2010 36
Bảng 2.1. Cấu trúc dân số Thành phố Hà Nội từ 2009-2013 44
Bảng 2.2. Dân số Thành phố Hà Nội giai đoạn từ 2009-2013 45
Bảng 2.3. Các thông tin cần ghi nhận 45
Bảng 2.4. Phân bố quần thể dân số tham chiếu thế giới 55
Bảng 3.1. Tuổi trung bình mới mắc ung thư dạ dày theo giới vàtheo từng năm giai đoạn 2009-2013 58
Bảng 3.2. Phân bố một số đặc trưng của các bệnh nhân ung thư dạ dày tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013 59
Bảng 3.3. Phân bố vị trí mắc ung thư dạ dày theo giới tại Hà Nội 2009-2013 61
Bảng 3.4. Phân bố hình thái ung thư dạ dày theo giới 63
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa ung thư biểu mô tuyến và một sốvị trí ung thư dạ dày phổ biến 64
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa một số vị trí ung thư dạ dày phổ biến và ung thư biểu mô tế bào nhẫn 65
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa một số vị trí ung thư dạ dày phổ biến và ung thư biểu mô tuyến nhày 66
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa ung thư biểu mô và một số vị trí ung thư dạ dày phổ biến 66
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số vị trí ung thư dạ dày phổ biến và ung thư biểu mô kém biệt hoá 67
Bảng 3.10. Phân bố độ xâm lấn của ung thư dạ dày giai đoạn 2009-2013 68
Bảng 3.11. Phân bố mức độ di căn hạch vùng của ung thư dạ dày giai đoạn 2009-2013 69
Bảng 3.12. Phân bố mức độ di căn xa của ung thư dạ dày, 2009-2013 70
Bảng 3.13. Phân bố giai đoạn của ung thư dạ dày giai đoạn 2009-2013 71
Bảng 3.14. Số mới mắc và tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô cho cả nam và nữ, Hà Nội theo năm, 2009-2013 76
Bảng 3.15. Tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô theo tuổi tại Hà Nội,2009-2013 77
Bảng 3.16. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô theo tuổi và giớitại Hà Nội, 2009-2013 78
Bảng 3.17. Số mới mắc và tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô đặc trưng theo giới và theo năm tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013 79
Bảng 3.18. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô theo nhóm tuổi và theo năm tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013 79
Bảng 3.19. Tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô của nam giới theo nhóm tuổi và theo từng năm 80
Bảng 3.20. Tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô của nữ giới theo nhóm tuổi và theo từng năm 81
Bảng 3.21. Phân bố nhóm tuổi mắc ung thư dạ dày theo giới, 2009-2013 82
Bảng 3.22. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi cho cả nam và nữ theo tuổi tại Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2013 84
Bảng 3.23. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi ở nam giới tại Thành phố Hà Nội theo nhóm tuổi giai đoạn 2009-2013 86
Bảng 3.24. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi ở nữ giới tại Thành phố Hà Nội theo nhóm tuổi giai đoạn 2009-2013 88
Bảng 3.25. Dự báo xu hướng của tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô đặc trưng theo giới và theo năm tại Hà Nội giai đoạn 2009-2030 90
Bảng 4.1. Một số yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày tại tâm vị tại Ardabil 95
Bảng 4.2. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi giai đoạn 2004-2008 109
Bảng 4.3. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi năm 2008-2010 trong toàn quốc 110
Bảng 4.4. Ước lượng tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi cho một số khu vực năm 2012. 113
Bảng 4.5. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi tại một số quốc gia Đông Nam Á 115
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ mới mắc ung thư dạ dày theo giới 60
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ ghi nhận được vị trí ung thư dạ dày tại Hà Nội 2009-2013 60
Biểu đồ 3.3. Phân bố hình thái học ung thư dạ dày tại Hà Nội, 2009-2013 62
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ ghi nhận được độ xâm lấn của khối u dạ dày, Hà Nội, 2009-2013 67
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ ghi nhận được di căn hạch vùng (N) của ung thư dạ dày, Hà Nội, 2009-2013 68
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ghi nhận được mức độ di căn xa của ung thư dạ dày, Hà Nội, 2009-2013 69
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ ghi nhận được giai đoạn của ung thư dạ dày, Hà Nội, 2009-2013 70
Biểu đồ 3.8. Tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô chung và theo giới,Hà Nội, 2009-2013 75
Biểu đồ 3.9. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi theo quần thể dân số thế giới cho cả nam và nữ tại Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2013 83
Biểu đồ 3.10. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi của nam giới tại Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009-2013 85
Biểu đồ 3.11. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi của nữ tại Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009-2013 87
Biểu đồ 3.12 Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hóa theo tuổi theo năm 89
Biểu đồ 3.13. Dự báo xu hướng của tỷ suất mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi (/100.000 dân) đặc trưng theo giới và theo năm tại Hà Nội, giai đoạn 2009-2030 91
Biểu đồ 4.1. Phân bố giai đoạn ung thư dạ dày 101
Biểu đồ 4.2. Dự báo tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày ở Hoa Kỳ từ năm 1975 đến 2020 cho một số nhóm dân cư 118
Biểu đồ 4.3. Xu hướng mới mắc ung thư dạ dày tại Hà Lan giai đoạn 1989-2008 119
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả vị trí, type mô bệnh học, giai đoạn và tính chính xác của số liệu qua phương pháp ghi nhận ung thư dạ dày tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013 và (2) Ước lượng tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày thô, chuẩn hoá trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2013 và dự báo xu hướng mắc ung thư dạ dày đến năm 2030.
Đối tượng và thiết kế nghiên cứu của luận án: Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân ung thư dạ dày được chẩn đoán xác định lần đầu tại 56 cơ y tế có ghi nhận ung thư tại Thành phố Hà Nội, 2009-2013 và 12 cán bộ ghi nhận ung thư. Thiết kế nghiên cứu mô tả kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Nghiên cứu dựa trên số liệu sẵn có theo phương pháp “Ghi nhận ung thư quần thể”. Biến số nghiên cứu bao gồm vị trí, type mô bệnh học, giai đoạn, tính chính xác của số liệu, tỷ suất ung thư dạ dày thô và chuẩn hoá theo tuổi và dự báo xu hướng mắc ung thư dạ dày đến năm 2030. Mô hình phân tích xu hướng tỷ suất mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi theo mô hình dự báo ung thư ‘Nordpred’. Số liệu về ung thư dạ dày được ghi nhận tại Hà Nội đã được phép của Chương trình ghi nhận ung thư cho phép sử dụng.
Các kết quả chính
Đặc điểm vị trí, type mô bệnh học, giai đoạn và tính chính xác của số liệu của phương pháp ghi nhận ung thư dạ dày tại Hà Nội 2009-2013: Đa số các trường hợp được ghi nhận ung thư dạ dày là không rõ vị trí (86,1%). Tỷ lệ vị trí ung thư dạ dày chung cho cả nam và nữ tại hang vị chiếm tỷ lệ cao nhất (45,6%), nữ giới cao hơn nam giới (55,3 và 44,9%). Các vị trí ung thư dạ dày khác thấp và không có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới.Đa số các trường hợp mới mắc ung thư dạ dày trong ghi nhận ung thư đều là những khối u mới không xác định được hình thái học (56,3%). Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất (28,7%). Chỉ có một phần rất nhỏ các trường hợp mới mắc ung thư dạ dày trong ghi nhận ung thư xác định được giai đoạn (7,8%). Trong số những trường hợp ghi nhận được, T4A chiếm tỷ suất cao nhất (48,1%) và T1B thấp nhất (7%).Tính chính xác và cập nhật về ước lượng tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi chung và cho cả nam và nữ khá chính xác và tính chính xác và cập nhật về vị trí, đặc điểm hình thái học và giai đoạn của ung thư dạ dày còn rất hạn chế.
Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2013 và dự báo xu hướng mắc ung thư dạ dày đến năm 2030: Tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô cho cả nam và nữ chiếm 19,7/100.000 dân. Tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô ở nam cao hơn nữ (26,1 và 13,6/100.000).Tỷ suất mắc ung thư dạ dày thô có xu hướng giảm theo năm, thấp nhất ở năm 2013 và 2012 (15,6 và 18,7/100.000 dân) và cao nhất ở năm 2010 (22,1/100.000 dân).Tuổi trung bình mắc ung thư dạ dày chung cho cả nam và nữ cả giai đoạn 2009-2013 là khá cao (61,6 ± 13,4 tuổi). Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi cho cả nam và nữ của Hà Nội là 24,5/100.000 dân (nam giới: 37,6 và nữ giới 19,7/100.000 dân). Ung thư dạ dày có xu hướng giảm theo thời gian. Tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi chung và cả cho nam cũng như nữ giảm (27/100.000 chung năm 2009 xuống 13,2/100.000 năm 2030; cho nam: 41,4/100.000 năm 2009 xuống 19,6/100.000 năm 2030 và cho nữ: 16,3/100.000 năm 2009 xuống 11,4/100.000 năm 2030).
Những vấn đề khoa học và kỹ thuật đã được giải quyết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn:Nghiên cứu đã tính toán được tỷ suất mới mắc chuẩn hoátheo tuổi ung thư dạ dày cho Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2013 và dự báo được tỷ suất mới mắc ung thư dạ dày chuẩn hoá theo tuổi đến năm 2030. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng trong công tác xây dựng chính sách và lập kế hoạch phòng chống ung thư dạ dày tại Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ rõ những thiếu hụt số liệu về vị trí, đặc điểm hình thái và giai đoạn của ung thư dạ dày thông qua ghi nhận ung thư quần thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải nâng cao chất lượng và tính đầy đủ của số liệu trong ghi nhận ung thư dạ dày.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com