NGHIÊN CỨU ƯỚC LƯỢNG SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ VẬN ĐỘNG TRÊN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VÀ BỆNH NHÂN BỆNH THẦN KINH CƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGHIÊN CỨU ƯỚC LƯỢNG SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ VẬN ĐỘNG TRÊN NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VÀ BỆNH NHÂN BỆNH THẦN KINH CƠ.Đầu thế kỷ 20, tác giả Charles Scott Sherrington là người đầu tiên đưa ra khái niệm đơn vị vận động (motor unit – MU) và ông gọi đó là con đường chung cuối cùng (final common path) [126] bởi vì đơn vị vận động chính là con đường mà những hoạt động điện từ tất cả các neuron vận động phải đi qua để tạo ra vận động co cơ chủ ý [71], [72]. Từ đó, đơn vị vận động bao gồm neuron vận động, sợi trục của nó, sináp thần kinh cơ và các sợi cơ mà nó chi phối được xem là một cấu trúc giải phẫu chức năng cơ bản trong hoạt động co cơ của hệ thống thần kinh cơ.
Khi bệnh thần kinh cơ xảy ra, một hay nhiều thành phần của MU sẽ bị ảnh hưởng. Tùy theo mức độ nặng của tổn thương một hay nhiều thành phần của MU mà bệnh thần kinh cơ có biểu hiện lâm sàng tương ứng. Trong thực hành lâm sàng thần kinh, việc đánh giá mức độ nặng của bệnh thần kinh cơ chủ yếu vẫn là định tính, dựa vào các triệu chứng yếu cơ, triệu chứng cảm giác và các thang điểm lâm sàng. Tuy nhiên, các đánh giá này không thể đo đạc chính xác hiện tượng mất tế bào vận động và/hoặc mất sợi trục hay các sợi cơ. Câu hỏi đặt ra là có kỹ thuật nào có khả năng khảo sát gần đúng nhất số lượng đơn vị vận động hay không?
Nhiều kỹ thuật đã được nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi này. Các kỹ thuật đếm số lượng đơn vị vận động trực tiếp trên mô và các kỹ thuật đo đạc gián tiếp bằng chẩn đoán điện thường qui đã được nghiên cứu và mang lại những đáp án nhất định, giúp ích cho việc xác định số lượng đơn vị vận động một cách tương đối tại các phòng thí nghiệm [20]. Tuy nhiên, các kỹ thuật này khó thực hiện, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tái phân bố thần kinh và không ứng dụng được trong thực hành lâm sàng.
Năm 1967, McComas giới thiệu một phương pháp chẩn đoán điện với tên gọi là đếm đơn vị vận động (motor unit counting). Đến năm 1971, phương pháp này được ông gọi là ước lượng số lượng đơn vị vận động (motor unit number estmation – MUNE) [93]. Nguyên lí của MUNE thì đơn giản, có thể thực hiện được trên máy đo điện cơ thông thường, trong đó việc ước lượng số lượng MU trên một cơ dựa vào việc đo điện thế hoạt động co cơ toàn phần (compound muscle action potential – CMAP) và điện thế hoạt động co cơ đơn lẻ (single motor unit potential – SMUP) rồi tính thương số của hai giá trị này. Cho đến nay, đây là phương pháp duy nhất cho phép ước lượng số lượng đơn vị vận động kiểm soát một cơ mà không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tái phân bố thần kinh và đặc biệt là có thể ứng dụng trong thực hành lâm sàng.
Trong hơn 40 năm qua, trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về MUNE được tiến hành để ước lượng số lượng đơn vị vận động trên người bình thường và ứng dụng trong việc đánh giá, theo dõi các bệnh thần kinh cơ, trong đó, nhiều nhất là những khảo sát liên quan đến bệnh xơ cứng cột bên teo cơ. Các kỹ thuật về MUNE mới giúp ước lượng số lượng đơn vị vận động tốt hơn so với kỹ thuật ban đầu cũng được giới thiệu và ứng dụng [22], [24]. Vai trò của MUNE trong việc theo dõi hiện tượng mất neuron và/hoặc sợi trục vận động ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, các báo cáo về giá trị trung bình trên người bình thường và giá trị giới hạn dưới của MUNE vẫn còn khác nhau tùy theo nhóm tác giả và cơ sở nghiên cứu. Chưa có một giá trị giới hạn dưới hay ngưỡng chẩn đoán chính thức nào được đồng thuận.
Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây, MUNE đã được cập nhật trong một số sách giáo khoa và tài liệu liên quan đến chẩn đoán điện, nhưng vẫn chỉ dừng lại về mặt lý thuyết. vẫn chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào công bố về giá trị trung bình của MUNE trên người Việt Nam trưởng thành khỏe mạnh và cũng chưa có cơ sở y tế nào ứng dụng thường xuyên phương pháp này trong chẩn đoán và theo dõi các bệnh thần kinh cơ.
Chính vì thế, nghiên cứu này được tiến hành với hai mục tiêu sau:
1. Xác định giá trị trung bình và giá trị giới hạn dưới của MUNE trên ô mô cái và cơ duỗi các ngón chân ngắn hai bên bằng hai kỹ thuật MUNE kích thích tăng dần và MUNE kích thích nhiều điểm ở một nhóm người Việt Nam trưởng thành khỏe mạnh.
2. Xác định giá trị trung bình MUNE trên ô mô cái và cơ duỗi các ngón chân ngắn bằng hai kỹ thuật như mục tiêu 1 ở một nhóm người có bệnh thần kinh cơ và nhận định về sự giảm MUNE trong các bệnh này.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Lê Trung Hiếu, Lê Minh, Nguyễn Hữu Công (2003), “Đặc điểm lâm sàng và điện cơ của hội chứng ống cổ tay: khảo sát tiền cứu 70 trường hợp”, Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh, tập:7, số:4 Chuyên đề: Thần kinh học, tr.94-106.
2. Nguyễn Lê Trung Hiếu, Lê Minh, Nguyễn Hữu Công (2004), “Khảo sát điện sinh lí thần kinh cơ và lâm sàng trong hội chứng ống cổ tay”, Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh, tập:8 số: 1, Chuyên đề: Thần kinh, tr.19-26.
3. Nguyễn Lê Trung Hiếu, Vũ Anh Nhị (2008), “Phân độ lâm sàng và điện sinh lí thần kinh cơ trong hội chứng ống cổ tay” , Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh, tập: 12, số: 1, Chuyên đề: Nội khoa, tr:267-276.
4. Nguyễn Lê Trung Hiếu (2015), “Ứng dụng các phương pháp ước lượng số lượng đơn vị vận động trong bệnh thần kinh cơ”, Tạp chí thần kinh học Việt nam, số 13, quí III, tr:39-49.
5. Nguyễn Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hữu Công (2016), “Nghiên cứu các giá trị của MUNE trên ô mô cái ở người việt nam trưởng thành khỏe mạnh”, Tạp chí Y học thực hành (1005), số 4/2016, tr:122-127.
6. Nguyễn Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hữu Công (2017), “Nghiên cứu các giá trị của MUNE trên cơ duỗi ngắn các ngón chân ở người Việt Nam trưởng thành khỏe mạnh”, Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh, tập:21, số:2, Chuyên đề: Nội khoa, tr.139-145.
7. Nguyễn Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hữu Công (2017), “Nghiên cứu MUNE trên người có bệnh thần kinh cơ”, Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh, tập:21, số:2, Chuyên đề: Nội khoa, tr.146-153.
TAI LIỆU THAM KHAO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Hữu Công (1998), Chẩn đoán điện và bệnh lí thần kinh cơ, NXB Y học, tr.3-25, tr.158-165.
2. Nguyễn Hữu Công (2013), Chẩn đoán điện và ứng dụng lâm sàng, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM, tr.4-15, tr.21-32, tr.95-98.
3. Nguyễn Hữu Công (2015), “Bệnh neuron vận động và bệnh thần kinh ngoại biên”, Điều trị bệnh thần kinh của Vũ Anh Nhị, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM, tr.490-543.
4. Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Quỳnh (2000), Sinh lí cơ và dây thần kinh, NXB KH&KT, tr.280-302.
5. Nguyễn Thị Đoàn Huơng (2005), “Sinh lí thần kinh cơ”, Sinh lí học y khoa của Phạm Đình Lựu, tập 2, NXB Y học, tr.164-192.
6. Lý Thị Kim Lài, Phạm Nguyễn Bảo Quốc, Lê Minh (2011), “Trị số dẫn truyền thần kinh tham chiếu thông dụng: kết quả khảo sát trên 100 nguời truởng thành tại phòng điện cơ ký bệnh viện Đại học Y Duợc Tp.Hồ Chí Minh”, Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề Nội khoa, Phụ bản của tập 15, số 1, tr.652-661.
7. Vũ Anh Nhị (1997), “Kết quả đo dẫn truyền thần kinh ở nguời bình thuờng” Tạp chí Y học Tp.HCM, tập 4, Số 1, Chuyên đề Nội-Nhi, tr.1- 7.
8. Vũ Anh Nhị (2001), “Bệnh neuron vận động” Thần kinh học lâm sàng và điều trị, NXB Mũi Cà Mau, tr.280-293.
9. Vũ Anh Nhị (2001), “Bệnh thần kinh ngoại biên” Thần kinh học lâm sàng và điều trị, NXB Mũi Cà Mau, tr.601-607.
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
Danh mục các biểu đồ x
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Đơn vị vận động 4
1.2. Các kỹ thuật khảo sát đơn vị vận động 10
1.3. Phương pháp ước lượng số lượng đơn vị vận động (MUNE)… 14
1.4. Nghiên cứu MUNE trên người bình thường 26
1.5. Nghiên cứu MUNE trên người bệnh thần kinh cơ 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 48
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 58
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. MUNE trên người tình nguyện khỏe mạnh 59
3.2. MUNE trên người bệnh thần kinh cơ 85
Chương 4: BÀN LUẬN 95
4.1. MUNE trên người tình nguyện khỏe mạnh 96
4.2. MUNE trên người bệnh thần kinh cơ 114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ i
TÀI LIỆU THAM KHẢO ii
PHỤ LỤC xix
Phụ lục 1: Phiếu thu thập số liệu xix
Phụ lục 2: Danh sách người tham gia nghiên cứu xxii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT
Biểu đồ 1.1: Tổng kết của Lawson về giá trị MUNE 27
Biểu đồ 1.2: Thay đổi về MUNE theo thời gian trên bệnh nhân ALS 33
Biểu đồ 1.3: So sánh MUNE với các kỹ thuật khác trong theo dõi ALS 35 Biểu đồ 3.1: Phân bố giới của nhóm nguời tình nguyện
khỏe mạnh 60
Biểu đồ 3.2: Phân bố tuổi của nhóm nguời tình nguyện
khoẻ mạnh tham gia khảo sát ô mô cái 61
Biểu đồ 3.3: Phân bố giá trị biên độ CMAP thần kinh giữa 64
Biểu đồ 3.4: Phân bố giá trị biên độ mSMUP thần kinh giữa 67
Biểu đồ 3.5: Phân bố giá trị MUNE ô mô cái/thần kinh giữa 71
Biểu đồ 3.6: Phân bố tuổi của nhóm nguời tình nguyện khoẻ mạnh
tham gia khảo sát thần kinh mác sâu 73
Biểu đồ 3.7: Phân bố giá trị biên độ CMAP thần kinh mác sâu 75
Biểu đồ 3.8: Phân bố giá trị biên độ mSMUP thần kinh mác sâu 78
Biểu đồ 3.9: Phân bố giá trị MUNE cơ duỗi các ngón chân ngắn/
thần kinh mác sâu 82
Biểu đồ 3.10: Số luợng nguời bệnh của nhóm bệnh thần kinh cơ 85
Biểu đồ 3.11: Đặc điểm giới của nhóm nguời bệnh thần kinh cơ 86
Biểu đồ 3.12: Giá trị MUNE trung bình ở nguời tình nguyện
khỏe mạnh và nguời có bệnh thần kinh cơ 88
MỞ ĐẦU
Nguồn: https://luanvanyhoc.com