Nghiên cứu vai trò của các tổ chức của người khuyết tật nhằm phát triển chương trình phục hổi chức năng dựa vào cộng đổng ở Hà Nội và tỉnh Quảng Trị

Nghiên cứu vai trò của các tổ chức của người khuyết tật nhằm phát triển chương trình phục hổi chức năng dựa vào cộng đổng ở Hà Nội và tỉnh Quảng Trị

Lần đầu tiên ở Việt Nam, một nghiên cứu về vai trò của các tổ chức của người khuyết tật trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được thực hiện. Mục tiêu nhằm tìm hiểu và phân tích vaĩ trò của tổ chức người khuyết tật, sự tham gia của họ vào đời sống xã hội. Các chủ trương chính sách và sự hỗ trợ cần thiết của cộng đồng nhằm lôi kéo người khuyết tật tham gia tích cực vào chương trình phục hồi chức năng. Những khó khăn của họ, những tiềm năng của tổ chức người khuyết tật trong phát triển chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Phương pháp chính là phỏng vấn sâu với cá nhân trong BĐH, các cộng tác viên PHCNDVCĐ và đại diện NKT, gia đình họ…Thảo luận nhóm cũng được tiến hành với tổ chức của NKT, nhóm CTV PHCNDVCĐ, gia đình, hàng xóm của NKT. Kết quả cho thấy các tổ chức của người khuyết tật có vai trò quan trọng trong việc huy động các thành viên tham gia vào đời sống xã hội. Để phát huy vai trò của các tổ chức của người khuyết tật, Nhà nước, Chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân cần tạo cơ sở pháp lý và chính sách hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật.
B. KẾT QUẢ CỤ THỂ
Nghiên cứu này được thực hiện trong vòng 9 tháng từ tháng 3/2005 đến tháng 12/2005 tại hai địa điểm là Tỉnh Quảng Trị và Thành phố Hà Nội. Cả hai nơi đều có Hội NKT nhưng ở Quảng Trị, Hội NKT có quan hệ gắn bó khăng khít và tham gia tích cực vào chương trình PHCNDVCĐ. Còn ở Hà Nội, các nhóm của NKT hoạt. rđộng độc lập với chương trình. Kết quả thu được như sau:
B lẽ Trong bối cảnh toàn cầu về phát triển chương trình PHCNDVCĐ như một chiến lược phát triển cộng đồng, nhằm tạo cơ hội bình đẳng và hoà nhập xã hội cho NKT, Việt Nam đang hoà với xu hướng này của Thế giới và khu vực. Sự thông thoáng về hành lang pháp lý nhằm huy động mọi nguồn lực và tổ chức cá nhân tham gia hỗ trợ NKT được thể hiện trong hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước và các Bộ Ngành về người khuyết tật.
Tuy vậy, việc thực thi các chính sách này như thế nào phụ thuộc chủ yếu vào địa phương. Chính quyền địa phương cấp Tỉnh, Huyện, Xã có khả năng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lồng ghép các mục tiêu liên qùan đến NKT. Tiếp theo phải kể đến sự ủng hộ của chính quyền các cấp đối với NKT; mà một nội dung quan trọng là tăng cường năng lực của NKT, khuyến khích NKT tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội ở địa phương. Sau đó là huy động mọi nguồn lực trong và ngoài địa phương, của cá nhân và các tổ chức nhằm hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của NKT vào đòi sống xã hội và vào Chương trình PHCNDVCĐ. Cuối cùng là thay đổi nhận thức của các thành viên cộng đồng, bản thân NKT và xoá bỏ mọi rào cản tinh thần, thể chất và môi trường tạo cơ hội bình đẳng để NKT hoà nhập xã hội.
B 2. Sự thành lập các tổ chức NKT là một nhân tố quan trọng
Những người Khuyết tật là thành viên các tổ chức NKT, họ có vị thế và có tiếng nói trong cộng đồng, họ đóng vai trò tích cực hơn trong chương trình PHCNDVCĐ. Họ vừa là người thụ hưởng dịch vụ PHCN, họ còn trở thành đối tác, tham gia và người quản lý chương trình. Mặt khác , NKT được hưởng sự hỗ trợ nhiều mặt hơn từ các tổ chức của họ, từ chương trình PHCN và từ các cá nhân tổ chức trong cộng đồng. Nhờ vậy, họ có tiếng nói trong cộng đồng.
Các tổ chức NKT là cầu nối giữa NKT với xã hội, những mục tiêu hoạt động của các tổ chức này tương đồng vói mục tiêu của Chương trình PHCNDVCĐ khi chương trình này đặt mục tiêu phát triển cộng đồng, tạo cơ hội bình đẳng và hoà nhập xã hội cho NKT và TKT. Các tổ chức này có vai trò quan trọng bậc nhất đối vói NKT vì đó là ngôi nhà chung của NKT và người trong gia đình họ. Đó là nơi NKT thấy mình là một thành viên bình đẳng như mọi người, được lắng nghe, được chia xẻ và học tập được nhiều kinh nghiệm tập luyện, làm ăn. Hơn thế nữa, các tổ chức NKT có tiềm năng duy trì các tác động lâu dài của Chương trình PHCNDVCĐ, nếu các thành viên củạ các tổ chức này được nâng cao năng lực trong quản lý, chăm sóc sức khoẻ, PHCN, phát triển kinh tế và vận động xã hội.
B 3. Chương trình PHCNDVCĐ được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng
trong hỗ trợ, tư vấn hoạt động của các tổ chức NKT, từ khi bắt đầu thành lập cho đến duy trì các hoạt động, thông qua một loạt các hoạt động trong khuôn khổ của Chương trình PHCNDVCĐ và các lợi ích và mối quan hệ mà các cán bộ của các chương trình này có được trong quá trình thực hiện chương trình. Hơn thế nữa, bản thân Chương trình PHCNDVCĐ có thể có khả năng cung cấp đào tạo để nâng cao năng lực của các thành viên trong các tổ chức NKT để họ có thể tự quản lý và duy trì các hoạt động của các tổ chức của họ.
B 4 . Từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực về cách thức lôi cuốn NKT/ tổ chức của họ tham vào PHCNDVCĐ có thể thấy về mặt chủ trương chính sách, Chính phủ Việt Nam và các Bộ, Ngành đã tạo được hành lang pháp lý thuận lợi để Hội NKT hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều chính sách cấp Bộ, Ngành đã tạo thuận lợi cho sự hoà nhập xã hội của NKT. Nhưng để những văn bản đi vào đời sống, chính quyền địa phương các cấp cần vận dụng tích cực và sáng tạo để phát huy tối đa mọi cá nhân, tổ chức và nguồn lực trong việc hỗ trợ NKT. Mặt khác, phải coi tổ chức NKT như một tổ chức xã hội chính thức, đại diện của NKT, cần phát huy tối đa sự tham gia của tổ chức này trong mọi hoạt động kinh tế xã hội của địa phương.
c. HỆU QUẢ ĐÀO TẠO
Đã tăng cường được năng lực nghiên cứu cho nhóm cán bộ Y tế tham gia làm đề tài.
Báo cáo nghiệm thu đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các học viên sau đại học chuyên ngành phục hồi chức năng.
D. HỆU QUẢ XÃ HỘI
1. Đề tài đã cung cấp những bằng chứng khoa học về vai trò của các tổ chức người khuyết tật trong chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; mối quan hệ tương hỗ giữa tổ chức của NKT và chương trình. Từ đó dẫn đến khẳng định tổ chức của NKT là cơ cấu thiết yếu để phát triển chương trình.
2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội
Kết quả nghiên cứu đã giúp cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý các cấp đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp hỗ trợ thiết lập mạng lưới các tổ chức của NKT trong toàn quốc.
Kết quả nghiên cứu giúp các cán bộ quản lý chựơng trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng các cấp tăng cường hỗ trợ hoạt động của tổ chức NKT; tăng cường năng lực của họ, giúp họ quản lý chương trình trong tương lai.
Đề tài đã góp thêm kinh nghiệm tổ chức hoạt động, cách thức thành lập, duy trì và phát triển hoạt độns của các tổ chức NKT, sự hô’trợ cần thiết của chính quyền, các tổ chức xã hội, cơ quan tài trợ và các cá nhân đối với tổ chức NKT.

MỤC LỤC
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỂ TÀI NGHIÊN cứu KHOA HỌC 1 CẤP QUẢN LÝ ĐẾ TÀI: BỘ Y TẾ 1
Tên đề tài 1
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CÚA CÁC Tổ CHỨC NC.ƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH 1PHỤC Hổi CHỨC NẢN (ĩ DựA VÀO CỌN(Ĩ ĐỐNG 10 HẢ NỘI VẢ TỈNH QUẢNG TRỊ 1 LỜI CẢM ƠN …” 2 DANH ẤiỤC CH Ũ VIẾT TẮT 4 MỤC LỤC 5 Phần A 8
1. Các kêì quá nối bật của đề tài: 8
PHẦN B 13
CHƯƠNG 1 15 TỔNG QUAN 15
1.1. Bối cảnh về NKT và chương trình PHVNDVCĐ 15
1.1.1. Tinh hình NKT và chươns trình PHCNDVCĐ trên thế giới 15
1.1.2. chươns trình PHCNDVCĐ ỞCIÍC nước trong khu vực 16
1.1.3. Tinh hình NKT và ch ươn Sì trình PHCNDVCĐ ở Việt nam 17
1.2. Sự phát iriển các tổ chức của NKT và cách thức khuyên khích sự tham sia của NKT/ Hội NKT vào chươna trình PHCNDVCĐ ó’các nước trons khu vực 21
1.2.1. trườn« hợp đien hình về vai trò của tổ chức NKT tron« chươiiii trình PHCNDVCĐ 21
1.2.2. Clurơna trình PHCNDVCĐ kết hợp với clurơna trình xoá đói siám nahòo lại
Truna Quốc.” 22
1.3. C;’ic tổ chức NKT VÌ1 các cluì irươna. chính sách liên quan tại Việt nam 23
1.3.1. Cách phân loại các tổ chức NKT hiện nay ớ Việt nam 23
1.3.2. Sự tham Siia của tổ chức NKT vào chưona trình PHCNDVCĐ 24
1.3.3. Các chủ tnrơna. chính sách liên quan đến NKT và các tổ chức NKT ở Việt nam25
1.4. Nhu cầu và quyển của của NKT 28
1.4.1. Các nhu cầu cơ bản của con 112ƯỜÌ 28
1.4.2. Tuyên naôn về nhân quyền và quvền của NKT 30
CHƯƠNG 2 31
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHU ƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 31
2.1. Địa điếm nahiên cứu 31
2.2. Đối tirợníĩ nuiiiẽn cứu 33
2.3. Các kỹ ilmật lim thập số liệu .1 34
£ 2.5. Các nội đunu/ biến số nuhiC’11 cứu 36
2.7. Tổ chức thu ihâp số liệu và dám báo chất lượim số liệu 38
2.8. Phân tích số liệu và viếl báo cáo ; 39
CHIƠN(.’ 3 .40
3.1. Các chủ Irươnu. chính sách của Nhà nước dối vơi NKT và N Ìệc ihực hiện các chủ
trươn«, chính sách dó :* 40
p 3.1.1. Thực hiện các chính sách về NKT lại tỉnh Quan« Trị 41
3.1.2. Ihực hiện các chính sách vé NKT/tổ chức NKT ớ Hà nội 43
Vai tỊÒ của tổ chức NKT tron« mối quan hệ tươníí hỗ giữa hội NKT và chương trình PHCNDVCĐ 7. .7. .. r. 44
3.2.1. Các tổ chức của NKT hiện nay ờ Quanti Trị và ứ Hà nội 44
3.2.1.1. Mô hình “Hội” “Nhóm lự cứu” và “Câu lạc bộ” 44
3.2.1.2. Các tố chức NKT ó’ Quẩn« Trị 45
3.2.1.3. Các tố chức NKT ỏ’ Hà Nội : 46
3.2.2. Vai trò cím lổ chức NKT và Mối quan hệ tươim hỗ ỉỉiữa các lổ chức NKT và chưoìm trình PHCNDVCĐ ! 47
3.2.2.1. Vai trò và tiềm nãnsi của các tổ chức NKT irons sự phát trie’ll của chươnũ trình PHCNDVCĐ .T. ….!.ắ.„47
3.2.2.2. Vai trò báo trợ và tư ’ấn CÍK1 Ch ươn tỉ trình PHCNDVCĐ dối với các tổ chức NKT … …54
3.3. Vai trò CLU1 các cá nhân, tổ chức trong việc hoà nhập xã hội của NKT 56
3.3.1. Vai trò của các cá nhân, tổ chức trong quá trình HNXH của NKT 56
3.3.1.4. Uỷ ban nhân dân xã 58
3.3.2. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC Tổ CHỨC NKT VIỆT NAM 61
3.3.2.1. Kinh nahiệm thành lập các tổ chức NKT 61′
3.3.2.2. Nhĩnm khó khăn trong việc thành lập, duy trì và phái triển hoạt CỈỘ112 của các tổ chứcNKT ‘Ế. …..62
3.3.2. Những kinh nahiệm đê lỏi kéo NKT tham íỉia vù duy trì các hoạt dộna của tổ chức NKT..7. 65
3.4. VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC NU’ÓC TRONG KHU
VỰC VẾ TỔ CHỨC NKT VÀ HOẠT ĐỘNG PHCNDVCĐ 66
3.4.1. Kinh Iiũhiệm của các nuức khu ‘ực Châu á- Thái bình dirưim ốố
3.4.2. Vận đụnũ kinh imhiệin của cúc nước vào phát triển chưons trình PHCNDVCĐ ớ Việt nam 69
3.4.2.1. Nhữns tồn tại hiện nay trong vấn đề hoà nhập xã hội của NKT ớ Việi nam ….69
3.4.2.2. Từ hệ thons chính sách quốc gia: 70
3.4.3. sự tham aia của NKT/ tổ chức NKT vào các chủ trươnu chính sách nhà mrớc và địa phương: ..72
3.4.4. phát triến hoạt độn« của Hội NKT tron« ch ươn” trình PHCNDVCĐ tại Việt nam73
3.4.4.1. Hội NKT như một cơ ciái tồn tụi nhất thiết của chương trình PHCN DVCĐ ..73
3.4.4.2. Việc hình thành tổ chức NKT như một “mô hình” lất vếu giúp phát triển Chương trình PHCNDVCĐ ! 1…… 74
3.4.4.3. Chiến lược thúc dáy sự iham 2Ía của NKT vào chưưna trình PHCNDVCĐ 76
3.4.5. Triển vọna ‘ề sự iham sia của các tổ chức NKT tron« việc phát triển chưoìm trình PHCNDVCĐ I ^ 1…77
3.4.5.1. Các phạm vi tham Siia của các tố chức NKT vào Clnrơníi irình PHCNDVCĐ.77
3.4.5.2. Mức dộ iham «ia của hội NKT 79
3.4.5.3. Các cấp tổ chức của NKT 80
KẾT LUẬN 1: 82
KHÜYÊN NGHỊ X4
TÀI LIỆU THAM KHẢO ‘ j. 86
Sán pliẩm kèm theo dổ tài 91
+ Nghiên cứu 3: 91
PHỤ LỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN cúu 92 
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CÁC Tổ CHỨC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT NHẰM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỔI CHỨC NĂNG DựA VÀO CỘNG ĐỔNG Ở HÀ NỘI VÀ TỈNH QUẢNG TRỊ PHẦN A
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment