Nghiên cứu vai trò của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư lưỡi

Nghiên cứu vai trò của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư lưỡi

Nghiên cứu vai trò của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư lưỡi
Huỳnh Quang Huy1, Bùi Thị Thanh Tâm2
1 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch
2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Thống Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, tỉ lệ ung thư lưỡi đang ngày càng gia tăng. Hiện nay ở nước ta CT vẫn là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định trong chẩn đoán ung thư lưỡi. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích: Xác định giá trị CT trong chẩn đoán ung thư lưỡi theo phân độ mới AJCC 8th.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả từ tháng 5/2019 đến 5/2020 trên 66 bệnh nhân ung thư lưỡi tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Các bệnh nhân được chụp CT trước điều trị để đánh giá giai đoạn theo AJCC 8th.. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ được coi là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá giai đoạn ung thư lưỡi.
Kết quả: Chỉ số DOI trên CT thường lớn hơn so với chỉ số DOI đo được trên giải phẫu bệnh. Mức độ tương quan giữa DOI-CT và GPB trong việc xác định chỉ số DOI là r=0,79 (p< 0,001). Mức độ đồng thuận giữa CT và GPB trong đánh giá giai đoạn T của ung thư lưỡi là 0,63. Độ nhạy của CT trong chẩn đoán hạch di căn trong ung thư lưỡi là 80,9%, giá trị tiên đoán dương là 80,9%, độ đặc hiệu là 91,1%, giá trị tiên đoán âm là 91,1%. Mức độ đồng thuận giữa CT và giải phẫu bệnh sau mổ trong đánh giá giai đoạn hạch theo phân độ AJCC 8th là 0,58. Độ nhạy của CT trong đánh giá tình trạng xâm lấn vỏ bao hạch ra ngoài là 75%, giá trị tiên đoán dương 100%, độ đặc hiệu là 81,8% %, giá trị tiên đoán âm 81,8%.
Kết luận: CT có thể xác định chính xác chỉ số DOI, có mức độ đồng thuận tốt giữa CT và giải phẫu bệnh trong đánh giá giai đoạn T, đối với giai đoạn N mức độ đồng thuận trung bình.

Nghiên cứu vai trò của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư lưỡi

Leave a Comment