Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân CTSN nặng

Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân CTSN nặng

Luận án Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân CTSN nặng. Chấn thương sọ não (CTSN) là bệnh rất hay gặp trong thực hành lâm sàng, điều trị tốn kém, di chứng và tử vong cao. Mỗi năm có 1,5 tới 8 triệu người Mỹ bị chấn thương sọ não, trong đó khoảng 52.000 bệnh nhân tử vong và 100.000 bệnh nhân mang di chứng suốt đời. Một nghiên cứu mới nhất của đơn vị hồi sức thần kinh tại Philadelphia (Mỹ) thấy rằng cứ mỗi 15 giây tại Mỹ có một ca chấn thương sọ não. Theo ước tính khoảng 2% dân số Mỹ chịu di chứng liên quan đến chấn thương sọ não, là nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh niên dưới 35 tuổi so với tất cả các nguyên nhân khác gộp lại [1]. Tại bệnh viện Việt Đức, mỗi năm điều trị 15.000 bệnh nhân và hơn 1.200 trường hợp tử vong do CTSN. Như vậy, mỗi ngày có 3 bệnh nhân chết tại bệnh viện Việt Đức do chấn thương sọ não [2]. Trong hơn 2 thập kỷ qua, cùng với những nghiên cứu mới về sinh lý bệnh CTSN và tiến bộ trong công nghệ, người ta đã áp dụng nhiều phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị chấn thương sọ não và đã giảm bớt di chứng cũng như tỉ lệ tử vong sau chấn thương sọ não [3],[4],[5],[6].

Theo dõi áp lực nội sọ (ICP) và áp lực tưới máu não (CPP) quan trọng nhất trong khuyến cáo và đích hồi sức CTSN nặng (Glasgow < 8 điểm), đặc biệt khi có bất thường ban đầu trên phim CT scan sọ não. Đo ICP trực tiếp bằng catheter đặt trong não (nhu mô, não thất…) là tiêu chuẩn vàng nhưng cũng có một số nhược điểm như xâm lấn, biến chứng nhiễm trùng, chảy máu, đắt tiền và có một số chống chỉ định như rối loạn đông máu, vỡ lún sọ rộng hoặc nhiễm trùng vùng đặt catheter., biến chứng chảy máu thường gặp nhất với tỉ lệ là 1% với phương pháp đặt trong nhu mô não và 5% khi đặt vào não thất, hơn nữa catheter không lưu được lâu do nguy cơ viêm màng não [7]. Trong thực tế, một số bệnh nhân CTSN nặng nhưng ICP không cao trong suốt quá trình điều trị nên việc đặt catheter trong não mang lại nguy cơ nhiều hơn lợi ích, hơn nữa tốn kém cho người bệnh. Do chỉ số mạch đập (PI) đo bằng TCD có tương quan tuyến tính chặt với ICP nên TCD đã được một số tác giả sử dụng để đánh giá gián tiếp ICP khi không đặt được catheter đo ICP xâm lấn và để sàng lọc bệnh nhân CTSN không có ICP cao [8].
Co thắt mạch não là biến chứng hay gặp (trên 50%) xuất hiện từ ngày thứ 3 và đỉnh điểm vào ngày 6 – 8 sau CTSN nặng với hậu quả làm tăng tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh [9]. Chụp mạch não xóa nền là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán co thắt mạch não nhưng có nhược điểm là xâm lấn, kỹ thuật khó khăn và phụ thuộc nhiều vào người thực hiện. Hiện nay, do có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nên chụp mạch não bằng MSCT được một số cơ sở y tế và tác giả nước ngoài có xu hướng sử dụng thay thế dần chụp mạch não xóa nền vì ít xâm lấn hơn, kỹ thuật nhanh hơn và ít phụ thuộc vào người thực hiện [10]. Các phương pháp trên cho phép chẩn đoán co thắt mạch não một cách chính xác nhưng có hạn chế chung là đắt tiền, phải di chuyển bệnh nhân nặng thường không ổn định về hô hấp và huyết động đến phòng chụp tiềm ẩn nhiều rủi ro, hơn nữa không thể thực hiện nhiều lần nên khó đánh giá tiến triển tình trạng co thắt mạch não. Tốc độ dòng chảy trung bình và chỉ số Lindegaard đo bằng TCD được nhiều tác giả sử dụng để chẩn đoán và đánh giá tiến triển co thắt mạch não do có thể làm nhiều lần, ít tốn kém, thực hiện tại giường nên tính an toàn cao [11].
Ở Việt Nam, siêu âm Doppler xuyên sọ được ứng dụng để chẩn đoán co thắt mạch não tại một số khoa nội thần kinh và chẩn đoán chết não tại một số trung tâm như bệnh viện Việt Đức. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào sử dụng TCD để đánh giá áp lực nội sọ và chẩn đoán cũng như đánh giá hiệu quả điều trị co thắt mạch não ở bệnh nhân CTSN nặng. Do đó đề tài: “Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân CTSN nặng” được tiến hành nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định mối tương quan của chỉ số mạch đập với áp lực nội sọ và áp lực tưới máu não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.
2. Đánh giá vai trò của tốc độ dòng chảy trung bình và chỉ số Lindegaard trong hướng dẫn xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.
MỤC LỤC

Lời cam đoan Mục lục Các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG 3
1.1.1 .Nghiên cứu ngoài nước 3
1.1.2. Nghiên cứu trong nước 4
1.2. LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG 5
1.2.1. Bệnh sinh của chấn thương sọ não 5
1.2.2. Đánh giá thần kinh lâm sàng bằng thang điểm Glassgow 8
1.3. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG CTSN NẶNG 10
1.3.1. Chụp CT scan sọ não 10
1.3.2. Đo áp lực nội sọ 11
1.3.3. Đo độ bão hòa oxy ở tĩnh mạch cảnh 12
1.3.4. Chụp cộng hưởng từ sọ não 14
1.3.5. Theo dõi oxy tổ chức não (PbtO2) 14
1.3.6. Đo điện não đồ (EEG) 15
1.4. VAI TRÒ CỦA TCD TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CTSN
NẶNG 17
1.4.1. Nguyên lý siêu âm Doppler và ứng dụng trong nghiên cứu lâm sàng 17
1.4.2. Vai trò của TCD trong sàng lọc ICP cao ở bệnh nhân CTSN nặng .. 22
1.4.3. Vai trò của TCD trong chẩn đoán và điều trị co thắt mạch não 25
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ CTSN NẶNG 30
1.5.1. Mục đích cần đặt ra 30
1.5.2. Hồi sức ban đầu chấn thương sọ não nặng 30
1.5.3. Điều trị co thắt mạch não thứ phát sau CTSN nặng 36
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. ĐỐI TƯỢNG 40
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 40
2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu: 41
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá chủ yếu 42
2.2.3. Các tiêu chí đánh giá khác 44
2.2.4. Một số tiêu chuẩn và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu 45
2.2.5. Các phương tiện phục vụ nghiên cúu 51
2.2.6. Tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu 53
2.2.7. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 63
2.3. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 65
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG 66
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và nghề nghiệp 66
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 67
3.1.3. Kết quả điều trị chung 72
3.2. MỐI TƯƠNG QUAN CỦA PI ĐO BẰNG TCD VỚI ICP VÀ CPP .. 75
3.2.1. Mối tương quan tuyến tính giữa ICP và PI theo thời gian 75
3.2.2. Mối tương quan tuyến tính giữa ICP và PI theo nhóm tuổi 77
3.2.3. Mối tương quan tuyến tính của PI theo mức độ ICP 79
3.2.4. Tương quan giữa PI và áp lực tưới máu não (CPP) 80
3.2.5. Mức độ phù hợp và năng lực chẩn đoán tăng áp lực nội sọ của chỉ
số PI so với tiêu chuẩn vàng đo qua catheter nhu mô não 81
3.2.6. Mức độ phù hợp trong chẩn đoán tăng áp lực nội sọ của chỉ số PI
và tổn thương sọ trên CT scan theo Marshall 82
3.3. VAI TRÒ CỦA TCD TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ CO THẮT MẠCH NÃO 83
3.3.1. Giá trị của TCD trong chẩn đoán co thắt mạch não 83
3.3.2. Các tổn thương não nguy cơ gây co thắt mạch não 94
3.3.3. Hiệu quả điều trị co thắt mạch não bằng nimodipin 95
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 96
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG 96
4.1.1. Giới tính, nhóm tuổi và nghề nghiệp 96
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 97
4.1.3. Kết quả điều trị 101
4.2. MỐI TƯƠNG QUAN CỦA TCD VỚI ICP VÀ CPP 103
4.2.1. Mối tương quan tuyến tính giữa ICP và PI theo thời gian 103
4.2.2. Mối tương quan tuyến tính giữa ICP và PI theo nhóm tuổi 105
4.2.3. Mối tương quan tuyến tính giữa PI theo mức độ ICP 106
4.2.4. Tương quan giữa PI và áp lực tưới máu não (CPP) 107
4.2.5. Mức độ phù hợp và năng lực chẩn đoán tăng áp lực nội sọ của chỉ
số PI so với tiêu chuẩn vàng đo qua catheter nhu mô não 108
4.2.6. Mức độ phù hợp trong chẩn đoán tăng áp lực nội sọ của chỉ số PI
và tổn thương sọ trên CT scan theo Marshall 110
4.3. VAI TRÒ CỦA TCD TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ HƯỚNG DẪN
XỬ TRÍ CO THẮT MẠCH NÃO 110
4.3.1. Giá trị của TCD trong chẩn đoán co thắt mạch não 110
4.3.2. Các tổn thương não nguy cơ gây co thắt mạch 122
4.3.3. Hiệu quả điều trị co thắt mạch não bằng nimodipin 125
KẾT LUẬN 129
KIẾN NGHỊ 130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Samir H, Yas een M et al (2012). Critical care management of severe traumatic brain injury in adults. Trauma, Resuscitation and Emergency Medicine, 20, 1-15.
2. Đồng Văn Hệ (2012). Chấn thương sọ não. Y học thực hành, 100, 123-125.
3. Nguyễn Thị Vân Bình, Đồng văn Hệ (2009). Đánh giá kết quả xa sau điều trị chấn thương sọ não nặng. Y học thực hành, 7, 37 – 41.
4. Duclos C, Dumont M et al (2013). Rest-Activity Cycle Disturbances in the Acute Phase of Moderate to Severe Traumatic Brain Injury. Neurorehabil Neural Repair, 20, 213-216.
5. Langlois J, Rutland B, Wald M et al (2006). The Epidemiology and Impact of Traumatic Brain Injury. Journal of Head Trauma Rehabilitation, 21, 375-378.
6. Rutland B, Langlois J et al (2006). Incidence of traumatic brain injury in the United States. Journal of Head Trauma Rehabilitation, 21, 544-548.
7. Perter C, Le Roux et al (2013). Physiological Monitoring of the Severe Traumatic Brain Injury Patient in the Intensive Care Unit. Curr Neurol Neurosci Rep, 331, 1-16.
8. Thomas C, Glenn T, Arun K et al (2012). The Linear Relationship Between Transcranial Doppler Pulsatility Indices and Intracranial Pressure Is Influenced by Traumatic Brain Injury and Vasospasm. Acta Neurochirurgica Supplementum, 114, 75-79.
9. Armin A, Colohan T et al (2008). Vasospasm in traumatic brain injury. Acta Neurochir Suppl, 104, 421 -425.
10. Sorbo A, Luciana M, Lorenzo Del et al (2009). Diagnosis and management of vasospasm. Medicine Reports, 1, 30-45.
11. MacDonald R et al (2006). Management of Cerebral Vasospasm. Neurosurgery, 29, 179-193.
12. Đồng Văn Hệ (2005). Chẩn thương sọ não nặng. Cấp cứu ngoại khoa thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
13. Wright W.L et al (2007). Multimodal monitoring in the ICU: when could it be useful?. JNeural Sci, 261, 5-10.
14. Nguyễn Thanh Hải (2004). Nghiên cứu chan đoán và thái độ xử trí chẩn chương sọ não nặng tại bệnh viện Việt Đức. Luận văn tốt nghiệp BSCKII, Trường Đại học Y Hà Nội.
15. Jean-Louis Vincent et al (2005). Primer on medical management of severe brain injury. Crit Care Med, 33, 426-438.
16. Kiều Đình Hùng (2005). Hội chứng tăng áp lực nội sọ. Cấp cứu ngoại khoa thần kinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17. Vũ Trí Hiếu (2013). Đánh giá kết quả phẫu thuật mở nắp hộp sọ giảm áp trong điều trị chẩn thương sọ não nặng. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
18. Nguyễn Thụ (2002). Tuần hoàn não. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19. Ronald M et al (2005). Neurosurgical Anesthesia. Miller’s Anesthesia.
20. Roberson C et al (1995). Cerebral metabolic management. New Horizons.
21. Haure P et al (2003). The ICP-lowering effect of 10 degrees reverse Trendelenburg position during craniotomy is stable during a 10-minute period. J Neurosurg Anesthesia, 10, 297-301.
22. Baun R.T et al (1985). Neurosurgical anesthesia Textbook of anesthesia. London United Kingdom, UK.
23. March K.M et al (2010). Intracranial Pressure (ICP) Management and Monitoring Systems. Orlando Regional Healthcare, Education and Development.
24. Bratton S, Chestnut R et al (2008). Guidelines for the management of severe traumatic brain injury. JNeurotrauma, 24, 37-44.
25. Stein S.M et al (2010). Relationship of aggressive monitoring and treatment to improve outcomes in severe traumatic brain injury. J Neural Eng, 112, 1105-1112.
26. Artru F, Dailler F et al (2004). Assessment of jugular blood oxygen and lactate indices for detection of cerebral ischemia and prognosis. J
Neurosurg Anesthesiol, 16, 26-31.
27. Pennings F.A, Schuurman P.D et al (2008). Brain tissue oxygen pressure monitoring in awake patients during functional neurosurgery: the assessment of normal value. JNeurotrauma, 25, 1173-1177.
28. Vespa P.M, Miller C.A et al (2007). Nonconvulsive electrographic seizures after traumatic brain injury result in a delayed, prolonged increase in intracranial pressure and metabolic crisis. Crit Care Med, 35, 2830-2836.
29. Lê Văn Thính (2006). Ứng dụng kỹ thuật Doppler xuyên sọ trong chẩn đoán và theo dõi điều trị co thắt mạch máu não do chảy máu dưới nhện.
Đề tài cap Bộ – Bộ Y tế.
30. Purkayastha S, Sorond F et al (2012). Transcranial Doppler ultrasound: technique and application. Semin Neurol, 32, 411-20.
31. Weber M, Grolimund P et al (2000). Evaluation of posttraumatic cerebral blood flow velocities by transcranial Doppler ultrasonography. Neurosurgery, 27, 106-112.
32. Netter F. et al (2009). Atlas giải phẫu người, Nguyễn Quang Quyền dịch. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội .
33. Aaslid R, David W et al (2012). Transcranial Doppler. Radiology, 10, 41-101.
34. Terje S, Niels J et al (2012). Management of Severe Traumatic Brain Injury. Crit Care, 10, 30-120.
35. Chan K.H, Miller J.D et al (1993). Multimodality monitoring as a guide to treatment of intracranial hypertension after severe brain injury.
Neurosurgery, 32, 547-553.
36. Homburg A, Jakobsen M et al (2001). Transcranial Doppler recordings in raised intracranial pressure. JNeurosurg 95, 756-763.
37. Armin S, Colohan T, Zhang H et al (2008). Vasospasm in traumatic brain injury. Acta Neurochir Suppl, 104, 421-425.
38. Schmidt E, Czosnyka M et al (2001). Preliminary experience of the estimation of cerebral perfusion pressure using transcranial Doppler ultrasonography. J neurol Neurosurg Psychiatry, 70, 198-204.
39. Voulgaris S et al (2005). Early cerebral monitoring using the transcranial Doppler pulsatility index in patients with severe brain trauma. Med Sci Monit, 2, 49-52.
40. Bonzena G et al (1993). Cerebral Blood Flow Velocity after Head Injury: Transcranial Doppler Evaluation. Radiology, 317-141.
41. Czonsnyka M et al (2001). Pulsatility Index. J Neurosurg, 94, 685-686.
42. Razumovsky A, Tigno T et al (2013). Cerebral hemodynamic changes after wartime traumatic brain injury. Acta Neurochir Suppol, 115, 87¬90.
43. Bouzat P.H et al (2014). Transcranial Doppler after traumatic brain injury: a role? Curr Opin Crit Care, 20, 153-160.
44. Ract T, Catherine M, Sophie L et al (2007). Transcranial Doppler ultrasound goal-directed therapy for the early management of severe traumatic brain injury. Intensive Care Med, 33, 645-651.
45. Zainal L, Muttaqin T et al (2003). Cerebral Hyperemia Prior to Acute Cerebral Swelling in Patients with Severe Brain Injuries: The Role of Transcranial Doppler Monitoring. Recent Advances in Neurotraumatology, 1, 301-304.
46. Rocco A, Armoda T et al (2012). Posttraumatic vasospasm and intracranial hypertension after wartime traumatic brain injury.
Perspectives in Medicine, 1, 261-264.
47. Pluta R.M et al (2005). Delayed celebral vasospasm and nitric oxide: review, new hypothesis, and proposed treatment. Pharmacol Ther, 105, 23-56.
48. Vatter H, Weidauer S et al (2007). Persistence of the nitric oxide dependent vasodilator pathway of cerebral vessels after experimental subarachnoid hemorrhage. Neurosurgery, 60, 179-187.
49. Yamji T, Johshita H, Ishibashi M et al (1990). Endothelin family in human plasma and cerebrospiral fluid. J Clin Endocrinol Metab, 71 , 1611-1615.
50. Vatter H, Konczalla J, Weidauer S et al (2007). Characterization of the endothelin B receptor expression and vasomotor function during experimental cerebral vasospasm. Neurosurgery, 60, 1100-1108.
51. Rubanyi G.M, Polokoff M.A et al (1994). Endothelin: molecular biology, biochemitry, pharmacology, physiology, and pathophysiology. Pharmacol Rev, 46, 325-415.
52. McGirt M.J, Pradilla G.T, Legnani F.G et al (2006). Systemic administration of simavastatin after the onset of experimental subarachnoid hemorrhage attenuates cerebral vasospasm. Neurosurg, 58, 945-951.
53. Karaoglan A, Akdemir O et al (2008). The effect of resveratrol on vasospasm after experimental subarachnoid hemorrhage in rats. Surge Neurol 70, 337-343.
54. Ayer R.E, Zhang J.H et al (2008). Oxidative stress in subarachnoid hemorrhage: significance in acute brain injury and vasospasm. Acta Neurochir Suppl, 104, 33-41.
55. Zhou C, Yamaguchi M, Kusaka G et al (2004). Caspase inhibitor prevent endothelial apoptosis and cerebral vasospasm in dog model of experimental subarachnoid hemorrhage. J Cereb Blood Flow Metab, 24, 19-31.
56. Kai Y, Hirano K, Maeda Yet al (2007). Prevention of the hypercontractile to thrombin by proteinase activated receptor one antagonist in subarachnoid hemorrhage. Stoke, 38, 3259-3265.
57. Moppett I et al (2004). Transcranial Doppler ultrasonography in anaesthesia and intensive care. Br JAnaest, 5, 710-724.
58. Anthony R, Lupetin M et al (1995). Transcranial Doppler Sonography. Part 1: Principles, Technique and Normal Appearances. Radio Graphics, 179-191.
59. Grolimund P, Weber M et al (2008). Time course of cerebral vasospasm after severe head injury. The Lancet, 1, 11-73.
60. Toi H, Matsumoto N, Yokosuka K et al (2013). Prediction of cerebral vasospasm using early stage transcranial Doppler. Neurol Med Chir (Tokyo), 53, 396-402.
61. Lâm Văn Chế (2007). Dị dạng mạch máu não. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
62. Trần Duy Anh (2003). Điều trị tích cực bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Tạp chí Y học quân sự, 107 – 114.
63. Bullock R et al (2007). Guidelines for the Management of Severe Traumatic Brain Injury. JNeurotrauma, 24, 1-106.
64. Coles J.P, Minhas P.S et al (2002). Effect of hyperventilation on cerebral blood flow in traumatic head injury: clinical relevance and monitoring correlates. Crit Care Med, 30, 1950-1959.
65. Mascia L, Grasso S et al (2005). Cerebro- pulmonary interactions during the application of low levels of positive end-expiratory pressure. Intensive Care Med, 31, 373-379.
66. Chesnut R.M, Marshall S.B et al (1993). Early and late systemic hypotension as a frequent and fundamental source of cerebral ischemia following severe brain injury in the Traumatic Coma Data Bank. Acta Neurochir (Wien), 59, 121-125.
67. Strandvik G.F at al (2009). Sedation in traumatic brain injury: avoid etomidate. Crit Care Med, 64, 23-27.
68. Schochl H, Solomon C et al (2011). Thromboelastometric (ROTEM) findings in patients suffering from isolated severe traumatic brain injury. JNeural Eng, 28, 2033-2041.
69. Sookplung P, Siriussawakul A et al (2011). Vasopressor use and effect on blood pressure after severe adult traumatic brain injury. Neurocrit Care, 15, 46-54.
70. John F, Peter, Steiger et al (2005). Treating Intracranial Hypertension in Patients with Severe Traumatic Brain Injury during Neurointensive Care. Eur J Trauma Emerg Surg, 31, 308-330.
71. Muzevic D, Splavski B et al (2013). The Lund concept for severe traumatic brain injury. Cochrane Database Syst Rev, 12, 100-193.
72. Albanese J, Leone M et al (2003). Decompressive craniectomy for severe traumatic brain injury: Evaluation of the effects at one year. Crit Care Med, 31, 2535-2538.
73. Cooper J, Rosenfeld J et al (2011). Decompressive Craniectomy in Diffuse Traumatic Brain Injury. N Engl J Med, 364, 1493-1502.
74. Brisman J et al (2010). Neurosurgery for Cerebral aneurysm. Medscape 1-29.
75. Farin A, Giannotta S et al (2009). Management of Subarachnoid Hemorrhage. Stroke A Practical Approach, Lippincott Williams & Wilkins, 226-238.
Lee H, Lukovits T et al (2006). Triple-H’therapy for cerebral vasospasm following subarachnoid hemorrhage. Crit Care Med, 4, 68-76.
77. Dankbaar J.W et al (2010). Effect of different compinents of triple-H therapy on cerebral perfusion in patients with aneurysmal subarachnoid haemorrhage: a systematic review. Critical Care, 14, 23-33.
78. Schubert G, Schilling L, Thome C et al (2008). Clazosentan, an endothelin receptor antagonist, prevents early hypoperfusion during the acute phase of massive experimental subarachnoid hemorrhage: a laser doppler flowmetry study in rat. Neurosurg, 109, 1134-1140.
79. Tani E et al (2002). Molecular mechanisms involved in development of cerebral vasospasm. Neurosurgical Focus, 12, 15-20.
80. Smith M et al (2008). Monitoring Intracranial pressure in traumatic brain injury. Anesth Analg, 106, 240-248.
81. José Roberto, Stéphane B et al (2011). Transcranial Doppler can predict intracranial hypertension in children with severe traumatic brain injuries. Child Neuropsychol Syst, 27, 979-984.
82. Ratanalert S, Phuenpathom N et al (2004). ICP threshold in CPP management of severe head injury patinets. SurgNeurol, 61, 429-435.
83. Sloan E, Haley J et al (1989). Sensitivity and specificity of transcranial Doppler ultrasonography in the diagnosis of vasospasm folowing subarachnoid hemorrhage. Neurology, 11, 1514-1518.
84. Aaslid R et al (1982). Noninvasive transcranial doppler ultrasound recording of flow velocity in basal arteries. JNeural Eng, 57, 769-775.
85. Allan H, Daryl R et al (2004). Subarachnoid hemorrhage. Neurosurgical Intensive Care, 4, 231-241.
86. Stephen C, Nichollis S et al (2012). Transcranial Doppler: Technique and Applications. Crit Care, 11, 113-129.
87. Krejza J, Mariak Z et al (2005). Middle cerebral artery spasm after subarachnoid hemorrhage: detection with transcranial color coded Duplex US. Stroke, 2, 621-629.
88. Marshall L.F, Klauber M.R et al (1992). The diagnosis of head injury requires a classification based on computed axial tomography. Journal of Neurotrauma, 9, 287-292.
89. Nguyễn Hữu Tú (2012). Đánh giá độ nặng và tiên lượng chẩn thương trên lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
90. Lê Hữu Quý (2012). Nghiên cứu giá trị của bảng điểm RTS, ISS, TRISS để đánh giá độ nặng và tiên lượng tử vong tại bệnh viện tuyến tỉnh. Luận án tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
91. Melek G, Ilhan E et al (2010). Correlation of Pulsatility Index with Intracranial Pressure in Traumatic Brain Injury. Turkish Neurosurgery, 21, 210-215.
92. Nguyễn Hữu Hoằng (2011). Đánh giá tác dụng làm giảm áp lực nội sọ của mannitol 20% ở bệnh nhân chẩn thương sọ não nặng. Luận án thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
93. Nguyễn Tiến Triển (2006). Đánh giá ảnh hưởng của tụt huyết áp và thiếu oxi trong chẩn thương sọ não nặng. Luận án thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
94. Nguyễn Hữu Tú (1993). Góp phần tìm hiểu vai trò của theo dõi áp lực trong sọ đối với hồi sức chẩn thương sọ não nặng. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
95. Lê Văn Cư (2000). Điều trị máu tụ dưới màng cứng bằng phẫu thuật mở rộng sọ giảm áp và vá màng cứng thích hợp tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dương. Luận án thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
96. Phạm Văn Hiếu (2013). Đánh giá kết quả phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp trong điều trị chẩn thương sọ não nặng. Luận án thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
97. Gooper P et al (1987). Post traumatic intracranial mass lesion. Head Injury, Baltimore: Willams and Wilkins, 238-284.
Verchere J, Blanot S et al (2013). Mortality in severe traumatic brain injury. Lancet Neurol, 12, 426-427.
99. Waltraud K, Welch G et al (1999). Surgical decompression for traumatic brain swelling: indications and results. J Neural Eng, 90, 187-196.
100. Paul R, Richard L et al (1976). Hemicraniectomy in the treatment of acute subdural hematoma A reappraisal. Surg Neurol, 5, 25-28.
101. Elke M, Peter H et al (2000). Management severe traumatic brain injury by decompressive craniectomy. Neuro Crit Care, 47, 315-323.
102. Bellner J, Romner B et al (2004). Transcranial Doppler sonography pulsatility index (PI) reflects intracranial pressure (ICP). Surg Neurol 45-51.
103. Moreno J.A, Mesalles E.D et al (2000). Evaluating the outcome of severe head injury with transcranial Doppler ultrasonography. Neurosurg, 8, 120-128.
104. Splavski B, Radanovic B et al (2006). Assessment of intra-cranial pressure after severe traumatic brain injury by transcranial Doppler ultrasonography. Brain Injury, 20, 1265-1270.
105. Steiner L.A, Andrews P.J et al (2006). Monitoring the injured brain: ICP and CBF. Br J Anaest, 97, 26-38.
106. Anthony A et al (2009). Transcranial Doppler pulsatility index is not a reliable indicator of intracranial pressure in children with severe traumatic brain injury. Surgical Neurology, 72, 389-394.
107. Voulgaris S, Partheni M et al (2005). Early cerebral monitoring using the transcranial Doppler pulsatility index in patients with severe brain trauma. Med Sci Monit, 11, 49-52.
108. Melo J.R, Di Rocco et al (2011). Transcranial Doppler can predict intracranial hypertension in children with severe traumatic brain injuries. Childs Nerv Syst, 27, 979-984.
109. Edouard A.R, Vanhille E.D et al (2005). Noninvasive assessment of cerebral perfusion pressure in brain injured patients with moderate intracranial hypertension. JAnesth, 94, 216-221.
110. Giovanna B, Markus B, Béchir D et al (2010). Transcranial color-coded
duplex sonography allows to assess cerebral perfusion pressure noninvasively following severe traumatic brain injury. Acta Neurochir, 152, 965-972.
111. Bouzat P, Francony G et al (2011). Transcranial Doppler to screen on admission patients with mild to moderate traumatic brain injury. Neurosurgery, 68, 1603-1609.
112. Saw M, Chamberlain J et al (2013). Differential Disruption of Blood- Brain Barrier in Severe Traumatic Brain Injury. Neurocrit Care, 60, 75-90.
113. Maher S et al (2007). Role of transcranial Doppler in neurocritical care.
Crit Care Med, 35, 216-223.
114. Jennifer F, Wendy Z et al (2015). Regional Brain Monitoring in the Neurocritical Care Unit. Neuro Crit Care, 22, 348-359.
115. Võ Hồng Khôi (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Doppler xuyên sọ và cắt lớp vi tính 64 dãy ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện. Luận án tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
116. Lâm Văn Chế (2001). Tai biến mạch não. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
117. Oertel M, Boscardin W et al (2002). Posttraumatic vasospasm: the epidemiology, severity, and time course of an underestimated phenomenon: a prospective study performed in 299 patients. J Neural Eng, 103, 812-824.
118. Wijinhoud A, Franckena M et al (2008). Inadequate acoustical temporal bone window in patients with a transient ischemic attack or minor stroke: role of skull thickness and bone density. Ultrasound Med Biol, 34, 923-929.
119. White D, Curry G et al (1978). The acoustic characteristics of the skull.
Ultrasound in Medicine and Biology, 4, 225-239.
120. Maciej S, John Weigele et al (2009). Middle cerebral artery vasospasm: Transcranial color-coded duplex sonography versus conventional nonimaging transcranial Doppler sonography. Crit Care Med, 7, 1050¬1097.
121. O’Brien F, Karin E et al (2010). Vasospasm in children with traumatic brain injury. Intensive Care Med, 36, 680-687.
122. Mayer S, Bernardini G, Solomon R et al (2010). Subarachnoid Hemorrhage. Merritt’s Neurology,12th Edition, Lippincott Williams and Wilkins, 90, 308-317.
123. Vũ Quỳnh Hương (2009). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng co thắt mạch máu não bằng siêu âm Doppler xuyên sọ màu ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện. Luận án tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
124. Torbey M et al (2001). Effect of age on Cerebral Blood Flow Velocity and Incidence of Vasospasm after Aneurysmal Subarachnoid Hemorrhage. Stoke, 32, 2005 – 2011.
125. Borcher-Schwars, Fries G et al (1998). Cerebral Blood flow velocities after Subarachnoid Haemorrhage in relation to the amount of blood clots in the Initial Computed Tomography. Acta Neurochir, 140, 573-578.
126. Oertel M, Boscardin W et al (2005). Posttraumatic vasospasm: the epidemiology, severity, and time course of an underestimated phenomenon: a prospective study performed in 299 patients. J Neural Eng, 103, 812-824.
127. Mayberg M, Batjer H et al (1994). Guidelines for the Management of Aneurysmal Subarachnoid Hemorrhage. Stoke, 2, 321-324.
128. Whitmore R, Stein S et al (2013). Severe traumatic brain injury. J Neurosurg, 119, 822-3.
129. Stroobant N et al (2000). Transcranial Doppler ultrasonography monitoring of cerebral hemodynamics during performance of cognitive tasks. Neuropsychological, 70, 213-231.
130. Harders A, Kakarieka A et al (1996). Traumatic subarachnoid hemorrhage and its treatment with nimodipine. J Neural Eng, 85, 82¬
89.
131. Biondi A, Ricciardi G et al (2004). Intra-arterial nimodipine for the treatment of symptomatic cerebral vasospasm after aneurysmal subarachnoid hemorrhage: preliminary results. J Neuroradiol, 25, 1067-1076.
132. Hui C, Lau K et al (2005). Efficacy of intra-arterial nimodipine in the treatment of cerebral vasospasm complicating subarachnoid haemorrhage. Clin Radiol, 60, 1030-1036.
133. Thomas E, Martin, Dichgans et al (2008). Continuous Intra-Arterial Nimodipine for the Treatment of Cerebral Vasospasm. Cardiovasc Intervent Radiol, 31, 1200-1204.
134. Josh H, Angela M et al (2015). Nimodipine for the Prevention of Cerebral Vasospasm After Subarachnoid Hemorrhage in 12 Children.
Pediatric Neurology, 52, 356-360.
135. Starke R, Connolly E et al (2011). Rebleeding after aneurysmal subarachnoid hemorrhage. Neuro Crit Care, 15, 241-246.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment