Nghiên cứu xác định dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong một số dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ
Nghiên cứu xác định dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong một số dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ.Trong nông nghiệp, có nhiều mối nguy làm ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng nông sản nhưsâu bệnh, cỏdại, chuột, mối mọt, nấm… Dược liệu là một loại sản phẩm nông nghiệp đặc biệt, do đó cũng có nguy cơmắc phải các dịch bệnh nói trên. Hóa chất bảo vệthực vật (HCBVTV) đóng vai trò quan trọng đểphòng và loại trừcác loại dịch bệnh cho các sản phẩm nông nghiệp nói chung và dược liệu nói riêng. Hiện nay, khi trồng hầu hết các loại dược liệu cần phải sửdụng HCBVTV nhằm tăng năng suất và chất lượng dược liệu.
Khi được sửdụng, HCBVTV có thểtồn dưtrong sản phẩm. Nếu HCBVTV được dùng đúng theo quy định, mức tồn dưnày là an toàn cho người sửdụng. Theo quy định, mỗi loại HCBVTV đều có giá trịgiới hạn dưlượng tối đa (MRL). Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sửdụng không đúng cách các loại HCBVTV dẫn đến tồn dưHCBVTV trong sản phẩm tăng lên vượt quá MRL. Khi đó, HCBVTV sẽgây ra các tác dụng không mong muốn cho người sửdụng. Việc xác định mức dưlượng HCBVTV trong dược liệu và các sản phẩm từdược liệu có ý nghĩa quan trọng đểsàng lọc, loại bỏcác sản phẩm không đáp ứng được
sựan toàn cho người sửdụng. Hiện nay, có hàng nghìn HCBVTV được cho phép sửdụng trong nông nghiệp. Đểcó thểphân tích hết các HCBVTV, cần phải áp dụng rất nhiều kỹthuật chiết và phân tíchkhác nhau, dẫn đến rất mất thời gian và tốn kém kinh phí. Do đó, việc xây dựng được các phương pháp có thểxác định đồng thời nhiều HCBVTV thuộc nhiều nhóm khác nhau là nhu cầu cần thiết. Trên thếgiới, các phương pháp xác định HCBVTV đã được phát triển từrất lâu và đã trải qua nhiều thành tựu… Hầu hết các phương pháp cốgắng hướng đến một phương pháp phân tích đồng thời nhiều HCBVTV trong cùng một lần phân tích. Các phương pháp này được gọi là phương pháp đa dưlượng (MMM). Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã ban hành và thay đổi khá nhiều phương pháp đa dưlượng. Trước đây, chiết lỏng lỏng kết hợp với làm sạch bằng sắc ký cột là phương pháp kinh điển trong phân tích dưlượng HCBVTV. Năm 2003, Anastassiades và cộng sựlần đầu tiên giới thiệu một phương pháp chiết và làm sạch nhanh, dễdàng mà sau này được gọi là QuEChERS (viết tắt của Quick, Easy, Cheap, Efficient, Rugged, Safe) kết hợp với sắc ký khí khối phổvà sắc ký lỏng khối phổ đểphân tích HCBVTV trên rau quả[32]. Phương pháp QuEChERS đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi và được nhiều nước chấp nhận làm phương pháp chuẩn đểáp dụng phân tích HCBVTV trong rau quả. Sau đó, QuEChERS đã được nhiều tác giảnghiên cứu và mởrộng áp dụng trên nhiều chỉtiêu của nhiều đối
tượng khác nhau, trong đó phân tích HCBVTV trong dược liệu là một hướng rất mới và có triển vọng.
Hiện nay, theo quy định của Dược điển các nước, phương pháp chiết truyền thống với kỹthuật chiết bằng dung môi sau đó làm sạch bằng SPE hoặc GPC vẫn là phương pháp được sửdụng đểchiết HCBVTV trong dược liệu. Phương pháp này có một sốhạn chếnhưkhảnăng ứng dụng hạn chếtrên một nhóm HCBVTV nhất định, sửdụng lượng dung môi hữu cơrất lớn và trải qua rất nhiều bước nên chi phí rất tốn kém.
Với những thực tếnhưvậy, đề tài “Nghiên cứu xác định dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong một số dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ” được thực hiện với các mục tiêu nhưsau:
1. Xác định các HCBVTV thường được dùng tại một sốvùng trồng dược liệu ởphía Bắc.
2. Xây dựng và thẩm định phương pháp phân tích đa dưlượng HCBVTV trong dược liệu và một sốsản phẩm từdược liệu.
3. Sơbộ đánh giá dưlượng HCBVTV trong một sốdược liệu và sản phẩm từ dược liệu
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………………………………………. i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………………… ii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮVIẾT TẮT …………………………………………………………. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ……………………………………………………………………. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒTHỊ………………………………………………………………. x
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN…………………………………………………………………………………… 3
1.1. HÓA CHẤT BẢO VỆTHỰC VẬT ……………………………………………………………… 3
1.1.1. Định nghĩa hóa chất bảo vệthực vật …………………………………………………………… 3
1.1.2. Phân loại hóa chất bảo vệthực vật ……………………………………………………………… 3
1.1.3. Một sốnhóm hóa chất bảo vệthực vật chính ……………………………………………….. 5
1.2. TÌNH HÌNH SỬDỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆTHỰC VẬT ………………………… 13
1.2.1. Tình hình sửdụng hóa chất bảo vệthực vật trên thếgiới …………………………….. 13
1.2.2. Tình hình sửdụng hóa chất bảo vệthực vật ởViệt Nam ……………………………… 14
1.2.3. Sửdụng hóa chất bảo vệthực vật an toàn và hiệu quả…………………………………. 15
1.3. DƯLƯỢNG HÓA CHẤT BẢO VỆTHỰC VẬT TRONG DƯỢC LIỆU VÀ
SẢN PHẨM TỪDƯỢC LIỆU …………………………………………………………………………. 16
1.3.1. Khái niệm vềdưlượng và mức dưlượng tối đa …………………………………………. 16
1.3.2. Quy định vềmức dưlượng tối đa ……………………………………………………………… 17
1.3.3. Sửdụng hóa chất bảo vệthực vật trong trồng cây thuốc và bảo quản dược liệu 19
1.3.4. Dưlượng hóa chất bảo vệthực vật trong dược liệu và sản phẩm dược liệu ……. 22
1.4. MỘT SỐPHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA CHẤT BẢO VỆTHỰC VẬT … 23
1.4.1. Các phương pháp xửlý mẫu …………………………………………………………………….. 23
1.4.2. Một sốkỹthuật dùng trong phân tích hóa chất bảo vệthực vật …………………….. 39
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …. 49
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………….. 49
2.1.1. Hoá chất bảo vệthực vật …………………………………………………………………………. 49
2.1.2. Đối tượng phân tích ………………………………………………………………………………… 53
2.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 54
2.2.1. Hoá chất, thuốc thử…………………………………………………………………………………. 54
2.2.2. Chất chuẩn …………………………………………………………………………………………….. 54
iv
2.2.3. Thiết bị, dụng cụ…………………………………………………………………………………….. 56
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………….. 57
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa và lấy mẫu ………………………………………………… 57
2.3.2. Phương pháp xửlý mẫu …………………………………………………………………………… 58
2.3.3. Phương pháp phân tích bằng sắc ký khối phổ…………………………………………….. 58
2.3.4. Phương pháp thẩm định …………………………………………………………………………… 59
2.3.5. Phân tích mẫu thực …………………………………………………………………………………. 62
2.3.6. Phương pháp xửlý sốliệu ……………………………………………………………………….. 62
Chương 3. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ……………………………………………………………….. 63
3.1. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬDỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆTHỰC VẬT
TRONG TRỒNG CÂY THUỐC ………………………………………………………………………. 63
3.1.1. Nguồn cung hóa chất bảo vệthực vật ……………………………………………………….. 63
3.1.2. Sửdụng hóa chất bảo vệthực vật trong trồng cây thuốc tại Hà Nội và một số
vùng lân cận ……………………………………………………………………………………………………. 70
3.2. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỒNG THỜI HÓA CHẤT BẢO
VỆTHỰC VẬT TRONG DƯỢC LIỆU …………………………………………………………….. 75
3.2.1. Xây dựng các điều kiện sắc ký khối phổ……………………………………………………. 75
3.2.2. Xây dựng quy trình chiết hóa chất bảo vệthực vật từmột sốdược liệu và sản
phẩm dược liệu ……………………………………………………………………………………………….. 85
3.2.3. Thẩm định các phương pháp phân tích hóa chất bảo vệthực vật trong một số
dược liệu và sản phẩm dược liệu ……………………………………………………………………… 100
3.3. DƯLƯỢNG HÓA CHẤT BẢO VỆTHỰC VẬT TRÊN MỘT SỐDƯỢC LIỆU
VÀ SẢN PHẨM TỪDƯỢC LIỆU ………………………………………………………………….. 115
3.3.1. Dưlượng hóa chất bảo vệthực vật trong dược liệu tươi …………………………….. 116
3.3.2. Dưlượng hóa chất bảo vệthực vật trong dược liệu khô …………………………….. 117
3.3.3. Dưlượng hóa chất bảo vệthực vật trong thực phẩm chức năng có thành phần
thảo dược ……………………………………………………………………………………………………… 118
3.3.3. Dưlượng hóa chất bảo vệthực vật trong trà xanh …………………………………….. 120
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………….. 122
4.1. VỀVIỆC SỬDỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆTHỰC VẬT TRONG TRỒNG CÂY
THUỐC VÀ CHẾBIẾN DƯỢC LIỆU…………………………………………………………….. 122
4.1.1. Vềloại hoá chất bảo vệthực vật được kinh doanh ……………………………………. 122
4.1.2. Vềloại HCBVTV được sửdụng trong trồng cây thuốc ……………………………… 123
v
4.2. VỀPHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DƯLƯỢNG HOÁ CHẤT BẢO VỆTHỰC
VẬT TRONG DƯỢC LIỆU VÀ SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU ……………………………… 124
4.2.1. Lựa chọn đối tượng và nguyên liệu nghiên cứu ………………………………………… 124
4.2.1.2. Lựa chọn nguyên liệu nghiên cứu ………………………………………………………… 126
4.2.2. Vềphương pháp xửlý mẫu ……………………………………………………………………. 127
4.2.3. Vềphương pháp phân tích bằng sắc ký khối phổ……………………………………… 132
4.2.4. Vềkết quảthẩm định phương pháp …………………………………………………………. 138
4.3. VỀDƯLƯỢNG HOÁ CHẤT BẢO VỆTHỰC VẬT TRONG DƯỢC LIỆU VÀ
SẢN PHẨM TỪDƯỢC LIỆU ……………………………………………………………………….. 141
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………. 144
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………….. 144
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………….. 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ…………………………………………… 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………………
Nguồn: https://luanvanyhoc.com