NGOẠI CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ AN TOÀN KHÔNG MỔ CHO VỠ LÁCH CHẤN THƯƠNG ĐƯỢC KHÔNG?

NGOẠI CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ AN TOÀN KHÔNG MỔ CHO VỠ LÁCH CHẤN THƯƠNG ĐƯỢC KHÔNG?

NGOẠI CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ AN TOÀN KHÔNG MỔ CHO VỠ LÁCH CHẤN THƯƠNG ĐƯỢC KHÔNG?
Lã Văn Tuấn1, Lê Huy Lưu2, Nguyễn Việt Thành2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Vỡ lách chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chấn thương bụng kín. Điều trị vỡ lách trong chấn thương bụng kín đã có nhiều tiến bộ. Ở Việt Nam, công nghệ can thiệp mạch cầm máu trong vỡ lách đã phát triển trong thời gian gần đây giúp bảo tồn không mổ một số trường hợp vỡ lách chấn thương, ngay cả trong trường hợp nặng.

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật vỡ lách chấn thương trong chấn thương bụng kín.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các bệnh án của bệnh nhân bị vỡ lách chấn thương được đánh giá là tổn thương độ 4, 5 trên CLVT và/hoặc huyết áp không ổn định.

Kết quả:  Từ tháng 01/2018 đến tháng 06/2021 tại khoa ngoại tống quát của bệnh viện Nhân dân Gia Định có 31 bệnh nhân vỡ lách chấn thương đủ tiêu chuẩn đề ra. Kết quả điều trị bảo tồn không mổ thành công 25 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 80,7% và có 6 bệnh nhân phải phẫu thuật xử trí cầm máu chiếm tỷ lệ 19,3%. Chúng tôi tiến hành chụp mạch, can thiệp mạch cho 12 bệnh nhân, thành công 11/12 bệnh nhân và có 1/12 bệnh nhân phải can thiệp mạch 2 lần nhưng thất bại phải tiến hành chuyển mổ mở cắt lách cầm máu.

Kết luận: Chúng ta có thể điều trị nội khoa đơn thuần thành công 73,7% cho các trường hợp chấn thương lách. Can thiệp mạch là phương pháp hiệu quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật vỡ lách với tỷ lệ thành công 91,2%, do vậy làm tăng khả năng điều trị bảo tồn thành công của nhóm nghiên cứu là 80,7%.

Vỡ lách chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chấn thương bụng kín. Điều trị vỡ lách trong chấn thương bụng kín cũng thay đổi theo thời gian. Với việc hiểu về cấu trúc giải phẫu, chức năng của lách và áp dụng khoa học công nghệ thì điều trị bảo tồn vỡ lách chấn thương với tỷ lệ thành công ngày càng tăng (trẻ em ≥95% và ở người lớn ≥80%) trên thế giới(1). Ở Việt Nam, công nghệ can thiệp mạch cầm máu trong vỡ lách đã pháttriển trong thời gian gần đây giúp bảo tồn không mổ một số trường hợp vỡ lách chấn thương, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm: “Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật vỡ lách chấn thương trong chấn thương bụng kín”

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment