Nguy cơ ngã và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019

Nguy cơ ngã và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019

Luận văn Nguy cơ ngã và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019.Ngã là sự cố có thể xảy ra với bất cứ ai dù người đó đang ở trong tình trạng sức khỏe tốt nhất, người lớn tuổi và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ ngã cao. Theo nghiên cứu của Hoa Kỳ, cứ 3 người trên 65 tuổi có 01 người bị té ngã ít nhất 01 lần/năm [18]. Trong môi trường bệnh viện, ngã là một mối đe dọa phổ biến và nghiêm trọng đối với sự an toàn của người bệnh. Khi sức khỏe người bệnh đang suy giảm do bệnh tật cộng thêm những yếu tố tác động như dùng thuốc, thủ thuật, phẫu thuật, môi trường bệnh viện… càng khiến cho người bệnh tăng nguy cơ xảy ra té ngã; được đánh giá là một trong mười biến cố quan trọng nhất được báo cáo về Ủy ban Xương khớp và có tới 1/2 số vụ té ngã ở bệnh nhân nội trú gây ra chấn thương [30]. Hậu quả của ngã khiến người bệnh phải kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí y tế, giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, áp lực về tinh thần và công việc của nhân viên y tế cũng tăng lên khi người bệnh gặp sự cố té ngã.


Trên thế giới, tại Mỹ, hàng năm hệ thống báo cáo ghi nhận có khoảng 700.000 đến 1.000.000 người bệnh ngã trong bệnh viện [44]. Thống kê năm 2015 tại bang Connecticut, người bệnh tử vong hoặc bị thương nặng liên quan tới ngã trong thời gian nằm viện lên đến 90 lượt (chiếm 19,7%) [42]. Tại Canada, ngã là một trong 6 nguyên nhân gây tử vong ở người cao tuổi. Chỉ riêng tại Bệnh viện cấp cứu Ontario ước tính cứ 40 người bệnh vào viện có 1 người bệnh bị ngã, trong đó khu vực dễ gây ngã được xác định là xung quanh giường bệnh và nhà tắm [46]. Hiệp hội An toàn người bệnh Thế giới đã phân loại ngã thuộc một trong sáu nhóm sự cố y khoa xảy ra trong bệnh viện [3].
Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về thực trạng người bệnh bị ngã trong khi nằm viện. Năm 2014, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – TP Hồ Chí Minh báo cáo có 6 trường hợp người bệnh ngã. Năm 2015, Bệnh viện Chợ Rẫy báo cáo có 2 trường hợp người bệnh ngã [13]. Tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian năm 2016 và 2017, hệ thống quản lý sự cố y khoa đã ghi2 nhận 11 trường hợp người bệnh bị ngã, hầu hết đều liên quan đến trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và gây hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh ở các mức độ khác nhau.
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của cả nước, qui mô hơn 3000 giường bệnh với 3000 nhân viên y tế. Mỗi ngày số lượt khám ngoại trú gần 8.000 lượt người bệnh, số điều trị nội trú gần 4500 người bệnh, đây là một thách thức rất lớn đối với bệnh viện trong việc đảm bảo an toàn người bệnh vì quá tải đồng nghĩa với nhiều nguy cơ có thể dẫn đến sự cố y khoa và ngã là một trong những sự cố đó.
Ngã có xu hướng đang gia tăng tại bệnh viện nhưng có thể phòng ngừa một cách tối ưu nếu thực hiện những giải pháp phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam và Bệnh viện Bạch Mai có rất ít các nghiên cứu một cách đầy đủ về nguy cơ té ngã của người bệnh nội trú. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Nguy cơ ngã và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019” nhằm đánh giá nguy cơ ngã của người bệnh và các yếu tố ảnh hưởng để từ đó có các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, an toàn người bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng nguy cơ ngã của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới nguy cơ ngã của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………….1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………..3
1.1. Một số khái niệm………………………………………………………………………………………3
1.2. Đảm bảo an toàn người bệnh là đảm bảo chất lượng bệnh viện………………………3
1.3. Tổng quan về ngã……………………………………………………………………………………..5
1.4. Giới thiệu về Bệnh viện Bạch Mai…………………………………………………………….15
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu nguy cơ ngã của người bệnh nội trú và học thuyết
điều dưỡng áp dụng trong nghiên cứu ……………………………………………………………..16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………………..19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………..19
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………….20
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu. ………………………………………………………………………26
2.6. Xử lý và phân tích số liệu: ……………………………………………………………………….29
2.7. Hạn chế của nghiên cứu – Sai số và cách khắc phục: …………………………………..30
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu:……………………………………………………………………….30
Chương 3: KẾT QUẢ …………………………………………………………………………….32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………………………32
3.2. Nguy cơ ngã của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019………..34
3.3. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ ngã của người bệnh………………………………..47
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………..54
4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu. …………………………………………………54
4.2. Thực trạng nguy cơ ngã của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm
2019. ………………………………………………………………………………………………………54
4.3. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ ngã của người bệnh…………………………………62
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………67
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………….68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới, dinh dưỡng, chăm sóc, số ngày điều trị ……………32
Bảng 3.2. Đặc điểm về học vấn, nghề nghiệp và địa dư sinh sống……………………….33
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát 263 người bệnh theo thang điểm Morse ……………………35
Bảng 3.4. Kết quả nguy cơ ngã của người bệnh tại 14 khoa nghiên cứu……………….36
Bảng 3.5. Nhận biết của người bệnh nội trú về té/ngã………………………………………..37
Bảng 3.6. Kiến thức của người bệnh nội trú về té/ngã………………………………………..38
Bảng 3.7. Trang thiết bị hỗ trợ phòng ngã chung cả quần thể NC………………………..39
Bảng 3.8. Trang thiết bị hỗ trợ phòng ngã của các khoa lâm sàng ……………………….41
Bảng 3.9. Môi trường, phương tiện hỗ trợ phòng ngừa người bệnh ngã tại nhà vệ
sinh các khoa lâm sàng ……………………………………………………………………42
Bảng 3.10. Phương tiện hỗ trợ, phòng ngừa người bệnh ngã của các khoa lâm sàng
thuộc 2 nhóm nguy cơ ngã cao và nguy cơ ngã thấp……………………………43
Bảng 3.11. Một số yếu tố về cơ sở vật chất hỗ trợ phòng ngừa người bệnh ngã tại nhà
vệ sinh của các khoa qua sự đánh giá của người bệnh …………………………44
Bảng 3.12. Đặc điểm chung về nhân lực điều dưỡng chăm sóc …………………………….45
Bảng 3.13. Đặc điểm nhân lực Điều dưỡng chăm sóc của 14 khoa lâm sàng ………….46
Bảng 3.14. Hoạt động tư vấn, hướng dẫn của Điều dưỡng qua sự đánh giá của người
bệnh………………………………………………………………………………………………47
Bảng 3.15. Yếu tố liên quan giữa một số đặc điểm người bệnh với điểm nguy cơ ngã48
Bảng 3.16. Các yếu tố liên quan về hoạt động của người bệnh tại bệnh phòng với điểm
nguy cơ ngã……………………………………………………………………………………49
Bảng 3.17. Các yếu tố liên quan về hoạt động cần hỗ trợ của người bệnh với điểm
nguy cơ ngã……………………………………………………………………………………50
Bảng 3.18. Các yếu tố liên quan về hoạt động của người bệnh và môi trường với điểm
nguy cơ ngã……………………………………………………………………………………51
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của người bệnh với nguy cơ ngã ……51
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa một số đặc điểm về nhận thức của người bệnh với nguy
cơ ngã cao ……………………………………………………………………………………..53DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Điểm nguy cơ ngã của người bệnh nội trú năm 2019 ………………………34
Biểu đồ 3.2. Phân loại mức độ nguy cơ ngã của người bệnh nội trú tại Bệnh viện
Bạch Mai năm 2019…………………………………………………………………….34
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các khoa lâm sàng có lắp đặt chuông báo đầu giường……………..40
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các khoa lâm sàng đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện
tại nhà vệ sinh để phòng ngừa người bệnh ngã ……………………………….4

Nguy cơ ngã và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019

Leave a Comment