NHẬN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẠO HÀNH TẠI NƠI LÀM VIỆC

NHẬN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẠO HÀNH TẠI NƠI LÀM VIỆC

NHẬN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẠO HÀNH TẠI NƠI LÀM VIỆC
Nguyễn Hoàng Long1
1 Viện Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUni
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: mô tả nhận thức của điều dưỡng viên về thực trạng quản lý bạo hành tại nơi làm việc. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 201 học viên điều dưỡng tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Số liệu được thu thập qua phát vấn bằng bảng hỏi. Kết quả: 54,7% điều dưỡng viên cho biết bệnh viện có quy trình báo cáo bạo hành, 18,4% trả lời không có và 26,9% không biết bệnh viện có quy trình đó hay không. 22,9% điều dưỡng viên chứng kiến bạo hành tại nơi làm việc cho biết bệnh viện không xử lý, hoặc không biết bệnh viện có xử lý gì không với sự việc mà mình chứng kiến. 14,9% người được biết cách xử lý của bệnh viện không hài lòng với giải pháp được đưa ra. Kết luận: Các cơ sở y tế cần xây dựng quy trình xử lý bạo hành, nâng cao nhận thức của điều dưỡng viên về các quy trình đó, cũng như cần nâng cao hiệu quả của các biện pháp xử lý sau bạo hành.

Bạo hành nơi làm việc là vấn đề đối với tất cả các  ngành  nghề.  Tuy  nhiên,bạo  hành trong ngành Ytếlà rất đáng quan ngại khigần mộtphần tư củatổng số vụ bạo hànhtại nơi làm việc xảy  ra  tại  các  cơ  sở ytế [3].  Trong  đó,  điều dưỡng viên gặp nguy cơ cao hơn gấp ba lần so với các nhóm nhân viên y tế khác [3, 5]. Ở cấp độ cá nhân, bạo hành tại nơi làm việc với điều dưỡng gây ra tức giận, trầm cảm, sợ hãi, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, giảm hài lòng  với  công  việc,  trốn  tránh  bệnh  nhân  hay thậm chí nghỉ việc. Ở cấp độ hệ thống, bạo hành làm giảm chất lượng chăm sóc người bệnh, tăng chi phí tuyển dụng bù đắp thiếu nhân lực, tăng chi phí vận hành của hệ thống ytế[4, 7].Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, bạo hành nơi làm việc đối với nhân viên y tế đang ngày càng gia tăng[1]. Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên cứu đã công bố gợi ý rằng hoạt động quản lý bạo hành tại các cơ sở y tế có thể vẫn chưa hiệu quả. Báo cáo của Vũ Văn Hoàn và cộng sự cho thấy có khoảng 1/3 số nhân viên được hỏi cho biết đã từng là nạn nhân của các vụ bạo hành tại nơi làm việc, nhưng hơn 30% số này không báo cáo lại với đơn vị[2]. Cho tới nay, đã có một số khảo sát được tiến hành để tìm hiểu tình trạng bạo hành nơi làm việc trong lĩnh vực y tế, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu nhận thức của điều dưỡng viên về quản lý bạo hành tại nơi làm việc. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mô tả sơ bộ nhận thức và đánhgiá của điều dưỡng về hoạt động quản lý bạo hành với nhân viên y tế tại nơi làm việc.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment