NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT MÒ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT MÒ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

 NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT MÒ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 

Lê Thanh Bình*, Hoàng Trọng Tấn*, Nguyễn Đình Khoa*, 
Trương Nguyễn Thoại Nhân*, Ctv Phòng Nhi Lây* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: 1.Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở những bệnh nhi đã được chẩn đoán xác định sốt ve mò. 2.Nhận xét cách sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh sốt mò. 
Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả bệnh án gồm 6 bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị theo hướng sốt mò tại khoa nhi BVTW Huế. 
Kết quả: – 100% các trường hợp có: sốt cao, nhức đầu nhiều, có vết đốt của ấu trùng mò, có sưng hạch vệ tinh, ngoài ra còn có sưng hạch toàn thân, sung huyết kết mạc, gan lớn.. – 100% các trường hợp có sự tăng nhẹ bạch cầu máu ngoại vi và CRP, tiểu cầu dưới 150.000, SGOT-SGPT tăng, cấy máu (-) và 4/5 trường hợp có ELISA (+). – Thời gian từ lúc khởi phát đến lúc vào viện khoảng 7 ngày đều có biểu hiện tràn dịch đa màng. – Đáp ứng với điều trị bằng Doxycilline làm giảm sốt nhanh chóng (trong vòng 24 giờ), tỷ lệ khỏi 100%. 
Kết luận: – Chẩn đoán sốt mò chủ yếu vẫn dựa vào lâm sàng và điều trị thử khi nghi ngờ sốt mò, việc tìm vết đốt của sốt mò có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. – Kháng sinh điều trị: nhạy cảm với Doxycylline, là m giả m triệ u chứ ng số t nhanh chó ng (trong vò ng 24 giờ ) tỷ lệ khỏ i 100%

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment