NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 3 THÁNG SỬ DỤNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC TỦY XƯƠNG TỰ THÂN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TEO MẬT BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 3 THÁNG SỬ DỤNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC TỦY XƯƠNG TỰ THÂN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TEO MẬT BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 3 THÁNG SỬ DỤNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC TỦY XƯƠNG TỰ THÂN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TEO MẬT BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bùi Thị Hương Thùy1, Nguyễn Phạm Anh Hoa1, Bạch Thị Ly Na1, Đỗ Văn Đô1, Bùi Thị Kim Oanh1, Lê Thị Kim Ngân1, Lê Thị Hồng1, Phạm Duy Hiền1
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả sớm của liệu pháp tế bào gốc (TBG) tủy xương tự thân hỗ trợ điều trị bệnh teo mật bẩm sinh (TMBS) tại bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu loạt ca bệnh, gồm 31 bệnh nhân chẩn đoán TMBS được điều trị phẫu thuật Kasai kết hợp với truyền TBG tủy xương tự thân tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2022. Kết quả: Trong 31 bệnh nhân nghiên cứu có 1 bệnh nhân không tuân thủ nghiên cứu tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật. Tỷ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1. Tuổi trung bình khi phẫu thuật là 78,8 ngày tuổi. 100% bệnh nhân có triệu chứng vàng da và phân bạc màu trước điều trị, triệu chứng này giảm có ý nghĩa thống kê sau điều trị 3 tháng với p < 0,001. Giá trị Bilirubin toàn phần, Bilirubin trực tiếp, ALP, GGT trước điều trị có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với thời gian sau điều trị 3 tháng (p < 0,01, p < 0,01, p < 0,01, p < 0,05). Tại thời điểm 3 tháng sau điều trị, có 40% bệnh nhân thoát mật hoàn toàn; 61,29% bệnh nhân có nhiễm trùng đường mật. APRI trước và sau điều trị là 0,82 và 1,16 (p>0,05), điểm PELD trung bình trước và sau điều trị là 9,26 và 3,83 (p<0,05). Kết luận: Có sự cải thiện đáng kể về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điểm PELD sau liệu pháp TBG tủy xương tự thân hỗ trợ điều trị bệnh TMBS. Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn và theo dõi trong thời gian dài hơn, để đánh giá được hiệu quả của liệu pháp này.

TMBS là một bệnh lý gan mật nặng ở trẻ nhỏ, được đặc trưng bởi quá trình viêm tiến triển của đường mật trong và ngoài gan, dẫn đến xơ hóa và tắc nghẽn đường mật.Phương pháp điều trị tối ưu với bệnh TMBS là phẫu thuật Kasai, tuy nhiên quá trình xơ hóa gan vẫn diễn ra từ từ sau phẫu thuật và 70-80% bệnh nhân cần ghép gan sau  này.Vì thế cần có liệu pháp điều trị hỗ trợ để hạn chế quá trình xơ hóa của gan và các biến chứng của bệnh TMBS. Việc sử dụng liệu pháp TBG hỗ trợ bệnh lý xơ gan tiến triển nói chung và TMBS nói riêng đang là một liệu pháp mới, hứa hẹn nhiều tiềm năng cho trẻ TMBS có thêm cơ hội sống.Hiện nay trên thế giới  và Việt Nam mới có một vài nghiên cứu về ứng dụng TBG ở các trẻ bệnh TMBS. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu  này  với  mục  tiêu  nhằm  nhận  xét  kết  quả điều  trị  sớm  của  liệu  pháp  TBG  tủy  xương  tự thân hỗ trợ điều trị bệnh TMBS tại bệnh viện Nhi Trung ương

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Teo mật bẩm sinh, tế bào gốc tủy xương tự thân, kết quả điều trị

Tài liệu tham khảo
1. Bạch Thị Ly Na (2016), Nhận xét một số biến chứng thường gặp và kết quả điều trị bệnh nhân teo mật bẩm sinh sau phẫu thuật Kasai tại bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 
2. Nguyễn Huy Toàn, Phạm Duy Hiền (2021), “Cắt xơ rốn gan rộng rãi trong phẫu thuật Kasai điều trị teo đường mật bẩm sinh”. Tạp chí Y học Việt Nam. 508(2). 
3. Hoàng Thị Xuyến (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phân loại và tỷ lệ nhiễm Cytomegalovirus ở bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 
4. Phạm Thị Hải Yến (2019), Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố liên quan đến kết quả dẫn lưu mật sau phẫu thuật Kasai trên bệnh nhân teo mật bẩm sinh, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment