NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN LIỆT CHU KỲ DO HẠ K+ MÁU

NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN LIỆT CHU KỲ DO HẠ K+ MÁU

NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN LIỆT CHU KỲ DO HẠ K+ MÁU
Nguyễn Đức Thuận1, Đặng Thành Chung2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh và nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) liệt chu kỳ do hạ K+ máu điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang được thực hiện ở 30 BN liệt chu kỳ do hạ K+ máu trên tổng số 9.837 BN điều trị nội trú tại Khoa. Chẩn đoán bệnh dựa vào tiêu chuẩn của Trung tâm Thần kinh cơ châu Âu (Hội thảo Quốc tế 2000). Nồng độ K+ máu được xác định trước và sau khi điều trị. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác được khai thác khi BN vào viện. Hạ K+ máu được điều trị theo phác đồ thống nhất của Bộ Y tế. Kết quả: Liệt chu kỳ do hạ K+ máu chiếm 0,3% (30/9.837 BN). Liệt tứ chi là biểu hiện hay gặp nhất (90%); liệt nặng ở chi trên và chi dưới lần lượt là 66,7% và 43,4%. Điện tim biến đổi gặp ở 90%, thường gặp ở ST chênh xuống (90%) và QT kéo dài (70,3%). Nồng độ K+ máu khi nhập viện chủ yếu ở mức rối loạn nặng (K+ < 2,5 mmol/l) chiếm 70,3% và có tương quan chặt với sức cơ chi trên (r = 0,620) và chi dưới (r = 0,639). Kết luận: Tỷ lệ liệt chu kỳ do hạ K+ máu chiếm 0,3% tổng số BN. Bệnh nhân có biểu hiện liệt tứ chi chiếm đa số, liệt nặng ở chi trên và chi dưới. Điện tim biến đổi gặp ở 90% BN. Nồng độ K+ máu khi nhập viện chủ yếu ở mức rối loạn nặng (K+ < 2,5 mmol/l) và có tương quan chặt với sức cơ chi thể.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment