NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO

NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO

NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO
Nguyễn Thị Giang1,, Võ Hồng Khôi1,2,3, Vũ Văn Giáp1,2
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của hội chứng ngưng thở khi ngủ ở bệnh nhân đột quỵ não. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 29 bệnh nhân đột quỵ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. Kết quả: Nhóm nam gồm 24 người (82.76%), tuổi trung bình bằng 68.33±9.67. Nhóm nữ gồm 5 người (17.24%), tuổi trung bình: 69.2±7.66. Không có sự khác biệt về trung bình tuổi giữa 2 giới (p=0.52). Trong số 29 bệnh nhân có 2 bệnh nhân nhân có cân nặng bình thường, 7 bệnh nhân thừa cân, 20 bệnh nhân béo phì. Chu vi vòng cổ ≥40 cm gặp ở 20 bệnh nhân. Tăng huyết áp là bệnh lí đồng mắc hay gặp nhất  chiếm 82.76%. Trong 29 bệnh nhân, ngưng thở khi ngủ mức độ nhẹ là 10 bệnh nhân, trung bình là 7 bệnh nhân, nặng là 12 bệnh nhân. Ngủ ngáy là triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất ở nhóm nghiên cứu (26 bệnh nhân, chiếm 89.66%). Không có sự khác biệt về huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giữa các mức độ ngưng thở khi ngủ. Trong 29 bệnh nhân có 19 bệnh nhân đột quỵ mức độ nhẹ, và 10 bệnh nhân đột quỵ mức độ vừa. Không có sự khác biệt về điểm NIHSS giữa các mức độ ngưng thở khi ngủ. Kết luận: Nên chú ý và sàng lọc những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ như có chỉ số BMI cao, đái tháo đường, tiền sử thường xuyên ngáy to-không đều và cơn ngừng thở được chứng kiến.

Vì  tỷ  lệ  hội  chứng  ngưng  thở  khi  ngủ  cao trong số bệnh nhân đột quỵ cấp tính nên SDB cóthể ảnh hưởng không chỉ đến nguy cơ đột quỵ mà còn cả kết quả và tái phát đột quỵ. Ngưng thở khi ngủ là một yếu tố nguy cơ độc lập được thiết lập rõ ràng đối với đột quỵ, làm tăng nguy cơ đột quỵ lên khoảng hai lần1. Không chỉ vậy ngưng thở khi ngủ là hiện tượng phổ biến sau đột quỵ và có liên quan đến kết quả tồi tệ hơn sau đột quỵ2. Chứng ngưng thở khi ngủ là một mục tiêu hấp dẫn để nghiên cứu giải quyết vấn đề phòng ngừa và phục hồi đột quỵ thứ phát.Vìvậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng của hội chứng ngưng thở khi ngủ ở bệnh nhân đột quỵ não.”

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment