Rivaroxaban

Rivaroxaban

Rivaroxaban là một chất chống đông máu; được dùng trong điều trị và phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi.

Cùng tìm hiểu về tác dụng của thuốc rivaroxaban, liều dùng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc rivaroxaban là gì?

Thuốc rivaroxaban là một chất ức chế yếu tố Xa (một yếu tố tham gia vào quá trình đông máu) trực tiếp. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông. Rivaroxaban thường được sử dụng để:

  • Phòng và điều trị biến cố thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng và thay toàn bộ khớp gối;
  • Giảm nguy cơ đột quỵ và hình thành huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim;
  • Điều trị và ngăn ngừa tái phát huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi.

Ngoài ra, Rivaroxaban cũng được chỉ định kết hợp với aspirin để giảm nguy cơ biến cố tim mạch nghiêm trọng ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành mạn tính hoặc bệnh động mạch ngoại vi.

Thuốc này còn được chỉ định để điều trị và phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhi từ sơ sinh; dự phòng huyết khối ở trẻ từ 2 tuổi trở lên mắc bệnh tim bẩm sinh sau thủ thuật Fontan.

Bạn nên dùng thuốc rivaroxaban như thế nào?

Bạn nên dùng thuốc này vào cùng một thời điểm trong ngày.

Khi dùng thuốc rivaroxaban, bạn nên nuốt nguyên viên hoặc đong đủ lượng hỗn dịch thuốc rivaroxaban, kèm hoặc không kèm với thức ăn, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu người lớn không thể uống được viên, bạn có thể nghiền nát và trộn với nước sốt táo sau đó nuốt ngay hỗn hợp vừa pha. Nhìn chung, viên 2,5mg và 10mg có thể uống cùng thức ăn hoặc không, viên 15mg và 20mg nên được dùng cùng bữa ăn.

Nếu uống thuốc và bị nôn hoặc khạc trong vòng 30 phút, hãy dùng ngay một liều khác càng sớm càng tốt. Sau đó, bạn dùng liều tiếp theo vào thời gian đã định. Nếu quá 30 phút, hãy bỏ qua liều bị nôn và uống liều tiếp theo vào thời gian bình thường. Nếu bị nôn hoặc khạc thuốc ra nhiều lần, bạn hãy thông báo cho bác sĩ.

Ngoài ra, bạn không được ngưng dùng rivaroxaban ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm mà không được bác sĩ cho phép. Nếu bạn ngừng dùng thuốc này, nguy cơ hình thành cục máu đông có thể tăng lên.

Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ bất kỳ thắc mắc nào của bạn trong quá trình sử dụng rivaroxaban.

Bạn nên bảo quản thuốc rivaroxaban như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Liều dùng

liều dùng thuốc rivaroxaban

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc rivaroxaban cho người lớn như thế nào?

  • Liều dùng thông thường cho người lớn để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu sau khi phẫu thuật thay khớp háng: Dùng 10 mg mỗi ngày một lần trong vòng 35 ngày. Liều khởi đầu nên được dùng ít nhất 6-10 giờ sau khi phẫu thuật.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu sau khi phẫu thuật thay khớp gối: Dùng 10 mỗi ngày một lần trong 12 ngày. Liều khởi đầu nên được dùng ít nhất 6-10 giờ sau khi phẫu thuật.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn để ngăn ngừa tái phát huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi: Dùng 10 mg mỗi ngày sau ít nhất 6 tháng điều trị bằng thuốc làm loãng máu.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn để ngăn ngừa đột quỵ và huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim: Dùng 15 hoặc 20 mg mỗi ngày một lần, dùng chung với bữa ăn tối.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi: Dùng 15 mg hai lần một ngày, uống kèm với thức ăn trong 21 ngày đầu tiên. Liều duy trì có thể 20 mg mỗi ngày một lần, uống trong bữa ăn một thời điểm mỗi ngày.
  • Để phòng ngừa cơn đau tim, đột quỵ và các vấn đề nghiêm trọng về tim ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành: Người lớn 2,5 mg x 2 lần mỗi ngày cùng với aspirin (75-100 mg/ lần/ ngày), uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
  • Để ngăn ngừa lưu lượng máu đến chân giảm đột ngột, cắt cụt chi, đau tim và đột quỵ ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên: Người lớn 2,5 mg x 2 lần mỗi ngày cùng với aspirin (75-100 mg/lần/ngày), uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
  • Để ngăn ngừa cục máu đông ở những người nhập viện vì bệnh cấp tính: Người lớn 10 mg, mỗi ngày một lần trong bệnh viện và sau khi xuất viện, trong tổng thời gian khuyến cáo từ 31-39 ngày, uống cùng hoặc không cùng thức ăn.

Liều dùng thuốc rivaroxaban cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Liều trung bình được khuyến cáo như sau:

Dạng viên:

  • Để điều trị và phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch:
      • Trẻ em ≥ 6 tháng tuổi, ≥ 30 kg: Liều lượng dựa trên cân nặng và do bác sĩ chỉ định.
        • Cân nặng ≥ 50 kg: 20 mg, mỗi ngày một lần, uống cùng với thức ăn.
        • Cân nặng từ 30-49,9 kg: 15 mg mỗi ngày một lần, uống cùng với thức ăn.
      • Trẻ em ≥ 6 tháng tuổi, cân nặng dưới 30 kg: Sử dụng hỗn dịch uống.
      • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Buộc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phòng ngừa cục máu đông ở bệnh nhi tim bẩm sinh sau thủ thuật Fontan:
        • Trẻ em ≥ 2 tuổi, nặng ≥ 50 kg: Liều dựa trên cân nặng và do bác sĩ chỉ định. Liều thường là 10 mg/lần/ngày, uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
        • Trẻ em ≥ 2 tuổi trở lên, dưới 50 kg: Sử dụng hỗn dịch uống.
        • Trẻ em dưới 2 tuổi: Bác sĩ chỉ định.
  • Dạng hỗn dịch:

    • Để điều trị và phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch:
      • Trẻ em ≥ 6 tháng: Liều lượng dựa trên cân nặng và phải được chỉ định bởi bác sĩ.
        • Cân nặng ≥ 50 kg: 20 mg/lần/ngày, uống cùng với thức ăn.
        • Cân nặng từ 30-49,9 kg: 15 mg/lần/ngày, uống cùng với thức ăn.
        • Cân nặng từ 12-29,9 kg: 5 mg x 2 lần một ngày, uống cùng với thức ăn.
        • Cân nặng từ 10-11,9 kg: 3 mg x 3 lần một ngày, uống cùng với thức ăn.
        • Cân nặng từ 9-9,9 kg: 2,8 mg x 3 lần một ngày, uống cùng với thức ăn.
        • Cân nặng từ 8-8,9 kg: 2,4 mg x 3 lần một ngày, uống cùng với thức ăn.
        • Cân nặng từ 7-7,9 kg: 1,8 mg x 3 lần một ngày, uống cùng với thức ăn.
        • Cân nặng từ 5-6,9 kg: 1,6 mg x 3 lần một ngày, uống cùng với thức ăn.
        • Cân nặng từ 4-4,9 kg: 1,4 mg x 3 lần một ngày, uống cùng với thức ăn.
        • Nặng 3-3,9 kg: 0,9 mg x 3 lần một ngày, uống cùng với thức ăn.
        • Nặng 2,6-2,9 kg: 0,8 mg x 3 lần một ngày, uống cùng với thức ăn.
      • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi và cân nặng dưới 2,6 kg: Chỉ định bởi bác sĩ.
    • Phòng ngừa cục máu đông ở bệnh nhân tim bẩm sinh sau thủ thuật Fontan:
      • Trẻ em ≥ 2 tuổi: Liều lượng dựa trên cân nặng và phải do bác sĩ chỉ định.
        • Cân nặng ≥ 50 kg: 10 mg/lần/ ngày, uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
        • Cân nặng từ 30-49,9 kg: 7,5 mg/lần/ngày, uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
        • Cân nặng từ 20-29,9 kg: 2,5 mg x 2 lần một ngày, uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
        • Cân nặng từ 12- 19,9 kg: 2 mg x 2 lần một ngày, uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
        • Nặng 10-11,9 kg: 1,7 mg x 2 lần một ngày, uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
        • Nặng 8-9,9 kg: 1,6 mg x 2 lần một ngày, uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
        • Cân nặng từ 7-7,9 kg: 1,1 mg x 2 lần một ngày, uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
      • Trẻ em dưới 2 tuổi và cân nặng dưới 7 kg: Do bác sĩ chỉ định.

    Thuốc rivaroxaban có những dạng và hàm lượng nào?

    Thuốc rivaroxaban có dạng và hàm lượng:

    • Viên nén 2,5mg, 10 mg, 15 mg, 20 mg.
    • Hỗn dịch uống

    Tác dụng phụ

    Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc rivaroxaban?

    Khi dùng rivaroxaban có thể gây ra một số tác dụng phụ. Những tác dụng phụ thường xảy ra hơn bao gồm:

    • Đau lưng, chảy máu nướu răng, phân có máu, rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang, nóng rát, ngứa, tê, cảm giác kim châm hoặc ngứa ran;
    • Ho ra máu, khó thở hoặc khó nuốt, chóng mặt, đau đầu, tăng kinh nguyệt hoặc chảy máu âm đạo, yếu chân;
    • Chảy máu cam, tê, tê liệt, chảy máu kéo dài do vết cắt, phân đỏ hoặc đen, hắc ín;
    • Nước tiểu màu nâu đỏ hoặc đen;
    • Ói ra máu hoặc như bã cà phê.;

    Bên cạnh đó, những tác dụng phụ ít xảy bao gồm: ngất xỉu, đau ở cánh tay hoặc chân và tiết dịch từ vết thương.

    Bạn cũng có thể gặp những tác dụng phụ hiếm khi xảy ra như: nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu khó khăn hoặc đau.

    Các tác dụng phụ chưa rõ tần suất bao gồm:

    • Phồng rộp, bong tróc da
    • Mờ mắt
    • Tức ngực
    • Ớn lạnh
    • Phân màu đất sét
    • Ho
    • Nước tiểu sẫm màu
    • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn
    • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
    • Sốt, có hoặc không có ớn lạnh
    • Mệt mỏi, suy nhược
    • Phát ban, ngứa
    • Khàn giọng
    • Đau khớp hoặc cơ
    • Ăn mất ngon
    • Đau lưng hoặc đau hông
    • Sưng mí mắt, sưng dưới bọng mắt hoặc quanh mắt, mặt, môi hoặc lưỡi
    • Vùng tổn thương da màu đỏ, thường giữa vùng tổn thương có màu tím
    • Mắt bị kích thích, đỏ
    • Đau đầu dữ dội
    • Đau họng
    • Lở loét hoặc đốm trắng trong miệng hoặc trên môi
    • Đau bụng hoặc chướng bụng
    • Hơi thở có mùi khó chịu
    • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
    • Vàng mắt hoặc vàng da.

    Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Thận trọng

    chống chỉ định thuốc rivaroxaban

    Trước khi dùng thuốc rivaroxaban bạn nên biết những gì?

    Trước khi dùng rivaroxaban, bạn nên báo với bác sĩ nếu bạn:

    • Đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú;
    • Đang dùng bất cứ loại thuốc, dược liệu hoặc thực phẩm chức năng nào;
    • Từng bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác;
    • Có tiền sử chảy máu hoặc mắc vấn đề về đông máu, tăng huyết áp, các vấn đề mạch máu, thiếu máu hoặc các vấn đề khác về máu, nồng độ tiểu cầu trong máu thấp hoặc các vấn đề tiểu cầu khác, bệnh thận hoặc bệnh gan;
    • Có tiền sử đột quỵ, đặc biệt là trong vòng 6 tháng qua;
    • Loét dạ dày hoặc ruột gần đây hoặc một số vấn đề về di truyền hiếm gặp.

    Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

    Tương tác thuốc

    tương tác thuốc rivaroxaban

    Thuốc rivaroxaban có thể tương tác với thuốc nào?

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

    • Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây thường không được khuyến cáo, nhưng có thể được yêu cầu trong một số trường hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng: abciximab, aceclofenac, acemetacin, acenocoumarol, alipogene tiparvovec, alteplase tái tổ hợp, amtolmetin guacil, anagrelide, anistreplase, apixaban, argatroban, aspirin, bivalirudin, boceprevir, bromfenac, bufexamac, carbamazepine, celecoxib, choline salicylate, cilostazol, clonixin, clopidogrel, cobicistat, collagenase, Clostridium histolyticum, conivaptan, dabigatran etexilate, dalteparin, danaparoid, darunavir, desirudin, dexamethason, dexibuprofen, dexketoprofen, diclofenac, diflunisal, dipyridamole, dipyrone, drotrecogin alfa, droxicam, edoxaban, eliglustat, enoxaparin, eptifibatide, etodolac, etofenamate; etoricoxib; Felbinac; fenofibrate, axit fenofibric, fenoprofen, fepradinol, feprazone, floctafenine, axit flufenamic, fluoxetine, flurbiprofen, fondaparinux, fosphenytoin, heparin, ibuprofen, ibuprofen lysine, indinavir, indomethacin, itraconazole, ketoconazole, ketoprofen, ketorolac, lepirudin, levomilnacipran, lomitapide, lopinavir, lornoxicam, loxoprofen, lumiracoxib, meclofenamate, axit mefenamic, meloxicam, morniflumate, nabumeton, naproxen, nelfinavir, nepafenac, axit niflumic, nilotinib, nimesulide, nintedanib, oxaprozin, oxyphenbutazone, parecoxib, pentosan polysulfate natri, phenindione, phenobarbital, phenprocoumon, phenylbutazone, phenytoin, piketoprofen, piroxicam, posaconazole, prasugrel, primidone, proglumetacin, axit propionic, propyphenazone, proquazone, protein C, reteplase tái tổ hợp, rifampin, rifapentine, ritonavir, rofecoxib, axit salicylic, salsalate, saquinavir, simeprevir, natri salicylate, Wort St John, streptokinase, sulfinpyrazone, sulindac, telaprevir, tenecteplase, tenoxicam, axit tiaprofenic, ticlopidine, tinzaparin, tipranavir, tirofiban, tocophersolan, axit tolfenamic, tolmetin, treprostinil, urokinase, valdecoxib, venlafaxine, vilazodone, vorapaxar, voriconazole, vortioxetine, warfarin;

    Sử dụng thuốc này với Amiodaron có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bạn vẫn được chỉ định dùng chung để tăng hiệu quả điều trị. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều và/hoặc tần suất sử dụng thuốc cho bạn.

    Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc rivaroxaban không?

    Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc rivaroxaban?

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

    • Các vấn đề chảy máu
    • Các vấn đề mạch máu
    • Chèn ống thông ở cột sống
    • Bệnh gan vừa đến nặng
    • Loét dạ dày hoặc tá tràng, chảy máu tiêu hóa;
    • Từng bị đột quỵ gần đây;
    • Từng hoặc sắp phẫu thuật;
    • Bệnh thận;
    • Chảy máu nhiều;
    • Đã thay van tim cơ học.

    Trường hợp khẩn cấp/quá liều

    Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

    Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm:

    • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
    • Phân có máu, đen hoặc hắc ín
    • Có máu trong nước tiểu
    • Ho ra hoặc nôn ra máu hoặc chất giống như bã cà phê.

    Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

    Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

    • Liều dùng một lần mỗi ngày: Nếu bạn bỏ lỡ một liều, hãy uống ngay khi có thể trong cùng một ngày. Sau đó dùng liều tiếp theo theo lịch trình vào ngày hôm sau.
    • Liều dùng hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng về tim hoặc mạch máu (viên nén 2,5 mg): Nếu bạn bỏ lỡ một liều, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo vào thời gian kế tiếp. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
    • Liều dùng hai lần mỗi ngày để điều trị cục máu đông (uống dạng hỗn dịch hoặc viên nén 15 mg): Nếu bạn bỏ lỡ một liều, hãy uống ngay khi có thể trong cùng một ngày. Bạn có thể uống 2 liều cùng lúc để bù cho liều đã quên. Sau đó dùng liều tiếp theo theo kế hoạch.
    • Liều dùng ba lần mỗi ngày: Nếu bạn bỏ lỡ một liều, hãy bỏ qua liều đã quên, sau đó dùng liều theo lịch trình bình thường vào ngày hôm sau.

    Chuyên mục: Thông tin thuốc

    Nguồn: hellobacsi.com

    Leave a Comment