Nội soi lồng ngực một lỗ qua đường vào dưới mũi ức cắt kén khí hai bên – Báo cáo ca lâm sàng và nhìn lại y văn

Nội soi lồng ngực một lỗ qua đường vào dưới mũi ức cắt kén khí hai bên – Báo cáo ca lâm sàng và nhìn lại y văn

Nội soi lồng ngực một lỗ qua đường vào dưới mũi ức cắt kén khí hai bên – Báo cáo ca lâm sàng và nhìn lại y văn
Phan Sĩ Hiệp, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Hiền, Trương Thanh Thiết, Trương Kim Minh, Quách Đỗ Mai Khanh
Tổng quan: tràn khí màng phổi tự phát với kén khí đối bên thường gặp trên lâm sàng. Cách điều trị phổ biến hiện nay là phẫu thuật nội soi xuyên thành ngực từng bên để cắt kén khí trong cùng một cuộc mổ.  Gần đây mổ nội soi một lỗ dưới mũi kiếm xương ức để cắt kén khí 2 bên là bước tiến mới. Chưa có nhiều báo cáo về đề tài này trên thế giới, ở Việt Nam chưa có báo cáo nào.
Phương pháp nghiên cứu: dựa trên một ca phẫu thuật tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và nhìn lại y văn, báo cáo nhằm đánh giá khả năng tiến hành, những thuận lợi, khó khăn của phẫu thuật.
Kết quả: bệnh nhân nam, 53 tuổi, tràn khí màng phổi phải tự phát tái phát, có kén khí phổi cả 2 bên, được phẫu thuật cắt kén khí phổi 2 bên với đường mổ nội soi một lỗ dưới mũi kiếm xương ức.
Kết luận: phẫu thuật cắt kén khí phổi 2 bên với đường mổ nội soi một lỗ dưới xương ức có thể thực hiện thành công với đội ngũ phẫu thuật có kinh nghiệm mổ nội soi một lỗ.

Bệnh  nhân  tràn  khí  màng  phổi(TKMP)tự phát  nguyên  phát  bên  này  có  thể  phát  hiện  kén khí ở phổi bên kia có tỉ lệ khoảng 53.6%, trong số này  có  khoảng  26.7%  phát  triển  thành  tràn  khí màng phổi(1). Con số này là lớn hơn rất nhiều so với tần suất xuất hiện của tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát trong dân số trong một năm là 18-28/100000  cho  nam  và  1.2-6/100000  cho  nữ(2).  Điều  này  đặt  ra  yêu  cầu  phẫu  thuật  cắt  kén khí  và  làm  dính  màng  phổi dự  phòng  trong  các trường hợp này là cần thiết.Mặc dù cách mổ kinh điển nhất là phẫu thuật chia làm 2 lần với lần đầu mổ bên có tràn khí và lần  thứ  2  mổ  bên  đối  diện  sau  một  khoảng  thời gian thay đổi tùy từng trung tâm. Một cách tiếp cận khác là xử lý cả 2 bên trong cùng một cuộc mổ(3).Trong  trường  hợp  này,  cách  mổ  thông thường  là  nội  soi lồng  ngực xuyên  thành  ngực từng bên một (Transthoracic VATS) với nhiều lỗ hay một lỗ cho mỗi bên. Cách mổ này có bất lợi là tạo ra nhiều vết thương trên thành ngực, ít nhất là 2 vị trí, tại đây dây thần kinh liên sườn sẽ bị tổn thương, vốn là yếu tố quan trọng nhất gây đau sau  mổ.  Ngoài  ra  cách  mổ  nội  soi lồng  ngực xuyên thành ngực từng bên một thường cũng đòi hỏi phải kê nghiêng bệnh nhân một bên trước, sau khi mổ xong bên này sẽ phải nghiêng bệnh nhân sang  bên  đối  diện  để  mổ  tiếp,  việc  này  vừa  tốn thời  gian  vừacó nguy  cơảnh  hưởng  đến  thông khí của bệnh nhân

https://thuvieny.com/noi-soi-long-nguc-mot-lo-qua-duong-vao-duoi-mui-uc-cat-ken-khi-hai-ben/

Leave a Comment