NỒNG ĐỘ AXIT URIC HUYẾT THANH TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN

NỒNG ĐỘ AXIT URIC HUYẾT THANH TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN

NỒNG ĐỘ AXIT URIC HUYẾT THANH TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN
Nguyễn Thị Kim Hương1, Nguyễn Thu Hường2, Lê Hữu Doanh3,4
1 Bệnh viện Hữu Nghị
2 Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn
3 Trường Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Da liễu Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm xác định nồng độ axit uric huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da liễu Trung ương. Nghiên cứu tiến hành trên 240 bệnh nhân vảy nến và 122 bệnh nhân có bệnh da khác thuộc nhóm đối chứng. Kết quả cho thấy, nồng độ axit uric huyết thanh trung bình trên nhóm bệnh nhân vảy nến tương đối cao 365,1 ± 88,2 µmol/L, cao hơn so với nhóm đối chứng 322,8 ± 68,5 µmol/L có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ phần trăm số ca có nồng độ axit uric huyết thanh tăng trong nhóm bệnh nhân vảy nến cao hơn 3 lần so với nhóm đối chứng (28,3% và 8,2%), khác biệt có ý nghĩa thống kê. Không có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tuổi khởi phát bệnh vảy nến với nồng độ axit uric huyết thanh. Nồng độ axit uric huyết thanh trung bình của nhóm bệnh nhân vảy nến mức độ nặng có giá trị cao nhất và giảm dần theo mức độ bệnh theo chỉ số PASI. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ bệnh nhân có tăng axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh mức độ nhẹ, vừa và nặng.

Vảy nếnlà một bệnh viêm mạn tính gây ra bởi đa yếu tố bao gồm di truyền, miễn dịch và môi trường,chiếm khoảng 2-3% dân số thế giới.Bệnh gây tổn thương ở da, móng, khớp và một số  cơ  quan  nội  tạng,  tác  động  xấu  đến  chất lượngcuộc sống bệnh nhân và hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu1. Một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng những bệnh nhân vảy nến với mức độ tổn thương bề mặt da càng nặng thì nguy cơ bị tăng axit uric huyết  thanh  càng  cao2,3,4.  Bên  cạnh  đó,  nhiều nghiên cứu đã góp thêm bằng chứng về việc nồng độ axit uric trong máu cao có liên quan đến các yếu  tố  rối  loạn  chuyển  hóa  như  béo  phì,  tăng huyết  áp,  bệnh  tim  mạch  và  tiểu  đường.  Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những bệnh nhân bị bệnh vảy nến nặng có nguy cơ cao mắc các bệnh  kèm  theo  như  bệnh  mạch  vành  và  hội chứng chuyển hóa3. Do đó, việc kiểm soát nồng độ  axit  uric  huyết  thanh  ở  người  bình  thường, cũng như bệnh vảy nến rất quan trọng.Ở Việt Nam, gần đây có một số nghiên cứu về rối  loạn  chuyển  hóa trên  bệnh  nhân  vảy  nến, trong đó bao gồm cả rối loạn chuyển hóa axit uric như nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hào5về rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin hay nghiên cứu của Trương Lê Anh Tuấn6về mối liên quan giữa  bệnh  vảy  nến  và  hội  chứng  chuyển  hóa. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về sự thay đổi nồng độ axit uric huyết thanh trên bệnh  nhân  vảy  nến  và  mối  liên  quan  với  lâm sàng được công bố. Nghiên cứu này được thực hiện  nhằm:  “Xác  định  nồng  độ  axit uric  huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da liễu Trung ương”

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment