NỒNG ĐỘ hs-CRP TRONG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
NỒNG ĐỘ hs-CRP TRONG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Lâm Vĩnh Niên1, Nguyễn Thanh Trầm1, Nguyễn Lê Hà Anh1, Vũ Trí Thanh2
1 Đại học Y Dược TP. HCM
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đánh giá hs-CRP theo nguy cơ tim mạch với các đặc tính khác ở bệnh nhân đái tháo đường là cần thiết để hỗ trợ can thiệp điều trị kịp thời. Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Phân tích nồng độ hs-CRP của 118 bệnh nhân đái tháo đường týp 2, đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 2 từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Kết quả: Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu là nữ giới. Có 33,1% bệnh nhân thuộc ngưỡng thừa cân/ béo phì, và 64,4% bệnh nhân có tăng huyết áp. Nồng độ hs-CRP trung bình là 3,9±1,7 mg/L thuộc ngưỡng nguy cơ tim mạch cao. Nồng độ glucose máu lúc đói trung bình 174,1±82,8 mg/dL và chỉ số HbA1c trung bình là 8,3±2,4 mg/dL cũng phân bố chủ yếu ở ngưỡng nguy cơ tim mạch cao. Chỉ số BMI dưới 25 kg/m2 ở ngưỡng nguy cơ tim mạch cao, khác biệt so với nhóm còn lại (p=0,015). Kết luận: Nồng độ hs-CRP và nguy cơ tim mạch cao có sự liên quan với chỉ số BMI, glucose máu lúc đói và chỉ số HbA1c nhưng chưa tìm thấy sự liên quan với các đặc tính khác như tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh và tăng huyết áp.
trễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng mạn tính thường gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng ở mạch máu nhỏ (mắt), tim mạch, thận hay thần kinh(2). Do vậy, để hạn chế sự gia tăng mạnh mẽ của bệnh tiểu đường đồng thời hạn chế sự xuất hiện các biến chứng thì chẩn đoán sớm và điềutrị dự phòng được xem là giải pháp cần thiết. Protein phản ứng C (CRP) là dấu ấn sinh học trong chẩn đoán tình trạng viêm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy đây là một chỉ dấu có ý nghĩa trong bệnh đái tháo đường và các biến chứng liên quan của bệnh, đặc biệt là biến chứng về tim mạch(3,4). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng phản ứng viêm là một trong những yếu tố then chốt tham gia vào cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ, và sự gia tăng nồng độ CRP trong phản ứng viêm có liên quan tới tình trạng kháng insulin, mà trong đó tình trạng béo phì và các tổ chức mỡ là yếu tố nguy cơ chính(5, 6). Nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã được mô tả có sự tăng đáng kể so với người bình thường, đồng thời có mối liên quan mật thiết giữa nồng độ hs-CRP với việc kiểm soát đường huyết (HbA1c) và các yếu tố nguy cơ khác ở bệnh nhân ĐTĐ. Tại Việt Nam, chỉ số hs-CRP thường được quan tâm trong những nghiên cứu ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành, và hạn chế khảo sát ở người bệnh ĐTĐ týp 2. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với kỳ vọng cung cấp những minh chứng khoa học trong tiên lượng nguy cơ tim mạch cùng với những rối loạn đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, hỗ trợ trong theo dõi và phát hiện sớm biến chứng của ĐTĐ để có giải pháp can thiệp kịp thời nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứuKhảo sát nồng độ hs-CRP theo phân loại nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com