Phân tích đặc điểm thể chất và xây dựng ẩm thực liệu pháp theo y học cổ truyền cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Phân tích đặc điểm thể chất và xây dựng ẩm thực liệu pháp theo y học cổ truyền cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Luận văn thạc sĩ y học Phân tích đặc điểm thể chất và xây dựng ẩm thực liệu pháp theo y học cổ truyền cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh.Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân, bệnh đặc trưng là tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai [1]. Bệnh có xu hướng tăng nhanh một cách đáng ngại trong cộng đồng những năm đầu thế kỷ 21, nhất là ở các nước đang phát triển tại Châu Á, trong đó có Việt Nam [2]. Dựa trên số liệu của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới – IDF (International Diabetes Federation) năm 2018, trên thế giới có 425 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, tương đương cứ 11 người có 1 người mắc ĐTĐ, dự đoán số người mắc bệnh ĐTĐ đến năm 2030, sẽ là 522 triệu. Tại Việt Nam, nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho thấy: Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. ở độ tuổi 50-59 chiếm 7,5%, độ tuổi 60-69 chiếm 9,9% [3].


ĐTĐ type 2 không những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống mà nếu không được kiểm soát và điều trị lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở tim, mắt, não, thận, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ gấp 1,5 – 3 lần [4]. Nguyên nhân gây ĐTĐ type 2 và làm bệnh nặng lên được chứng minh có liên quan mật thiết tới dinh dưỡng và lối sống không thích hợp của bệnh nhân [5]. Chính vì vậy, ngoài việc kiểm soát bệnh từ giai đoạn sớm bằng thuốc, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 70% trường hợp ĐTĐ type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm diễn biến của bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường tập luyện thể lực [6]. Tuy nhiên, việc tìm ra những chế độ ăn uống và tập luyện hiệu quả cho bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang trở thành một yêu cầu quan trọng khi cuộc sống ngày càng bận rộn [7].
Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, với mục đích tìm ra các phương pháp nhằm điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ là một việc làm cấp thiết của các nhà khoa học, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới [8]. Hiện nay, bên cạnh chế độ dùng thuốc để kiểm soát đường huyết thì chế độ ăn uống, luyện tập là biện pháp không thể thiếu trong điều trị ĐTĐ type 2 [9]. Y học hiện đại (YHHĐ) đã có những biện pháp hướng dẫn người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp và đảm bảo năng lượng cần thiết [10], thì Y học cổ truyền (YHCT) dựa trên cơ sở lý luận phân loại thể chất cũng có những liệu pháp ẩm thực hỗ trợ người bệnh, tương ứng với những món ăn, bài thuốc thích hợp [11]. YHCT cho rằng, thể chất của cá thể là quá trình từ khi sinh ra dựa trên cơ sở bẩm tố tiên thiên và tiếp thụ hậu thiên hình thành nên kết cấu hình thái, tổng hợp lại trên các phương diện chức năng sinh lý và trạng thái tâm lý, vốn có đặc điểm thể chất tương đối ổn định. Trong quá trình sinh trưởng của con người, quá trình phát triển hình thành tự nhiên và đặc điểm cá tính của con người sẽ thích ứng với hoàn cảnh xã hội [12]. Nó góp phần giúp thầy thuốc sớm biết được thiên hướng của cơ thể dễ bị tác động bởi một yếu tố gây bệnh nào đó trong các yếu tố gây bệnh của YHCT [13].
Việc nghiên cứu về vấn đề thể chất để khuyến cáo vấn đề ẩm thực, dinh dưỡng cho phù hợp với thể chất người bệnh theo YHCT nói chung, áp dụng đối với bệnh nhân ĐTĐ nói riêng tại Việt Nam góp phần tích cực trong việc phòng và điều trị bệnh là vấn đề thiết thực, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Xuất phát từ lý do trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Phân tích đặc điểm thể chất và xây dựng ẩm thực liệu pháp theo y học cổ truyền cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh ” với mục tiêu sau:
1. Phân tích đặc điểm thể chất theo YHCT trên người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2020.
2. Xây dựng ẩm thực liệu pháp theo YHCT cho người bệnh ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………………… 3
1.1. Tổng quan đái tháo đường type 2 theo y học hiện đại…………………………. 3
1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường………………………………………………………………… 3
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh đái tháo đường type 2………………………. 3
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của đái tháo đường type 2 …………. 4
1.1.4. Một số bệnh lý liên quan tới Đái tháo đường type 2……………………………… 6
1.2. Tổng quan đái tháo đường type 2 theo y học cổ truyền……………………….. 7
1.2.1. Bệnh danh……………………………………………………………………………………….. 7
1.2.2. Bệnh nguyên bệnh cơ……………………………………………………………………….. 8
1.2.3. Phân thể lâm sàng bệnh đái tháo đường theo Y học cổ truyền……………….. 9
1.3. Phân loại thể chất cơ bản theo y học cổ truyền…………………………………. 11
1.3.1. Thể chất bình hòa (Dạng A)…………………………………………………………….. 11
1.3.2. Thể chất khí hư (Dạng B)………………………………………………………………… 11
1.3.3. Thể chất dương hư (Dạng C) …………………………………………………………… 12
1.3.4. Thể chất âm hư (Dạng D)………………………………………………………………… 12
1.3.5. Thể chất đàm thấp (Dạng E) ……………………………………………………………. 12
1.3.6. Thể chất thấp nhiệt (Dạng F) …………………………………………………………… 12
1.3.7. Thể chất huyết ứ (Dạng G)………………………………………………………………. 13
1.3.8. Thể chất khí uất (Dạng H)……………………………………………………………….. 13
1.3.9. Thể chất cơ địa, bẩm sinh (Dạng I)…………………………………………………… 13
1.4. Chế độ ăn uống luyện tập ở người bệnh đái tháo đường type 2 ………….. 14
1.5. Tình hình nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể chất và bệnh
tật trên thế giới và ở Việt Nam……………………………………………………………… 16
1.5.1. Trên thế giới ………………………………………………………………………………….. 16
1.5.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………………………. 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu……………………………………….. 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu…………………………………………. 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………… 19
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu …………………………………………………… 192.2.3. Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………………… 20
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………………….. 21
2.2.5. Các bước tiến hành…………………………………………………………………………. 21
2.2.6. Phương pháp đánh giá kết quả …………………………………………………………. 21
2.3. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………………………………… 22
2.4. Địa điểm, thời gian nghiên cứu………………………………………………………. 23
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………… 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ…………………………………………………………………………….. 24
3.1. Đặc điểm các dạng thể chất theo y học cổ truyền ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại
Bệnh viện Tuệ Tĩnh……………………………………………………………………………… 24
3.1.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu …………………………………………….. 24
3.1.2. Một số đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân theo nhóm thể
chất……………. …………………………………………………………………………………….. 27
3.2. Xây dựng ẩm thực liệu pháp phù hợp với từng dạng thể chất cho bệnh nhân
ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh………………………………………………………. 35
3.2.1. Nhóm thức ăn đề xuất cho từng dạng thể chất của bệnh nhân………………. 35
3.2.2. Một số thực đơn mẫu cho từng dạng thể chất theo tuần ………………………. 37
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….. 50
4.1. Đặc điểm các dạng thể chất của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh
viện Tuệ Tĩnh …………………………………………………………………………………….. 50
4.1.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu …………………………………………….. 50
4.1.2. Đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân theo nhóm thể chất . 55
4.2. Xây dựng ẩm thực liệu pháp phù hợp với từng dạng thể chất cho bệnh nhân
ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh………………………………………………………. 61
4.2.1. Đặc điểm nhóm thức ăn đề xuất cho từng dạng thể chất ……………………… 61
4.2.2. Một số thực đơn mẫu cho từng dạng thể chất theo tuần ………………………. 66
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………. 68
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………… 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo ESH/ESC năm 2018…………………………… 6
Bảng 1.2. Phân loại thể trạng theo chỉ số BMI áp dụng cho người châu Á–Thái
Bình Dương (IDI & WPRO năm 2000)…………………………………………………. 7
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu…………………………………………………………….. 20
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá quy về dạng thể chất theo YHCT…………………. 22
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi …………………………………………………. 24
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới …………………………………………………. 24
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tính chất công việc ……………………………….. 25
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh………………………………. 25
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân ĐTĐ type 2 theo thể bệnh y học cổ truyền….. 26
Biểu đồ 3.4. Phân loại các dạng thể chất của bệnh nhân đái tháo đường……….. 26
type 2 ……………………………………………………………………………………………………. 26
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm tần số mạch của bệnh nhân theo dạng thể chất………….. 27
Bảng 3.3 Đặc điểm về chỉ số huyết áp tâm thu của bệnh nhân theo dạng thể chất
……………………………………………………………………………………………………….. 28
Bảng 3.4 Đặc điểm về chỉ số huyết áp tâm trương của bệnh nhân theo dạng thể
chất …………………………………………………………………………………………………. 29
Bảng 3.5. Đặc điểm về chỉ số BMI của bệnh nhân theo dạng thể chất ………….. 30
Bảng 3.6. Mối tương quan giữa thể bệnh YHCT và dạng thể chất của bệnh nhân
……………………………………………………………………………………………………….. 31
Bảng 3.7. Đặc điểm chỉ số đường máu lúc đói của bệnh nhân theo thể chất ….. 32
Biểu đồ 3.6 Đặc điểm chỉ số HbA1c ở các dạng thể chất…………………………….. 33
Bảng 3.8 Đặc điểm một số chỉ số lipid máu theo dạng thể chất của bệnh nhân. 34
Bảng 3.9. Nhóm thức ăn giàu tinh bột đề xuất cho từng dạng thể chất………….. 35
Bảng 3.10. Nhóm thức ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất đề xuất cho
từng dạng thể chất…………………………………………………………………………….. 36
Bảng 3.11. Nhóm thức ăn giàu chất đạm đề xuất cho từng dạng thể chất……… 37
Bảng 3.12. Một số thực đơn mẫu cho dạng thể chất dương hư ……………………. 37
Bảng 3.13. Một số thực đơn mẫu cho dạng thể chất âm hư…………………………. 39
Bảng 3.14. Một số thực đơn mẫu cho dạng thể chất khí hư ………………………… 40
Bảng 3.15. Một số thực đơn mẫu cho dạng thể chất đàm thấp……………………… 41
Bảng 3.16. Một số thực đơn mẫu cho dạng thể chất thấp nhiệt…………………….. 43
Bảng 3.17. Một số thực đơn mẫu cho dạng thể chất huyết ứ………………………… 44
Bảng 3.18. Một số thực đơn mẫu cho dạng thể chất khí uất…………………………. 46
Bảng 3.19. Một số thực đơn mẫu cho dạng thể chất cơ địa bẩm sinh ……………. 47DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh đái tháo đường …………………………….. 4
Hình 1.2. Biến chứng của bệnh đái tháo đường……………………………………………. 5
Hình 1.3. Tháp dinh dưỡng cân đối tính theo ngày …………………………………….. 1

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment