Đánh giá tác dụng của bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị kết hợp điện châm trên người bệnh mất ngủ không thực tổn
Luận văn bác sĩ nội trú Đánh giá tác dụng của bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị kết hợp điện châm trên người bệnh mất ngủ không thực tổn.Mất ngủ là một trạng thái không thỏa mãn về số lượng và/hoặc chất lượng giấc ngủ, rối loạn này tồn tại một thời gian dài. Các than phiền thường gặp nhất là khó đi vào giấc ngủ sau đó đến khó duy trì giấc ngủ và thức dậy sớm, tuy nhiên trên thực tế, bệnh nhân thường có cả ba tình trạng này [1].
Theo thống kê, năm 2012 có khoảng 6,2-10% tỷ lệ người dân bị mất ngủ tại Hoa Kỳ [2], tại Pháp tỷ lệ này dao động 3-19% [3] và tại Anh là 37% [4]… Tại Việt Nam, theo Bùi Quang Huy có tới 30-40% người lớn bị mất ngủ mỗi năm [5]. Mất ngủ gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh như các rối loạn tâm thần, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, tỷ lệ tai nạn lao động ngày càng tăng, gánh nặng kinh tế lớn…[6], [7]. Tổng chi phí điều trị trực tiếp và gián tiếp cho chứng mất ngủ ở Hoa Kỳ vượt quá 100 tỷ đô la mỗi năm [8].
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), liệu pháp nhận thức hành vi cho chứng mất ngủ (CBT) được coi là phương pháp điều trị hàng đầu với hiệu quả đã được chứng minh rõ ràng, tuy nhiên liệu pháp này còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận, chi phí cao và chưa thực sự hiệu quả ở một số bệnh nhân [9], [10]. Do đó, liệu pháp dược lý – các thuốc gây ngủ, phương pháp điều trị thứ hai được các bác sĩ lâm sàng kê đơn rộng rãi [9], [10], tuy nhiên các thuốc an bình thần/gây ngủ ngày càng gây ra nhiều lo ngại liên quan đến vấn đề lạm dụng và phụ thuộc thuốc, nhiều tác dụng phụ [10], [11].
Y học cổ truyền (YHCT) mô tả mất ngủ trong phạm trù chứng “Thất miên”, “Bất mị”, “Bất đắc miên”,… Với nguồn dược liệu phong phú, cùng kinh nghiệm sử dụng phương pháp không dùng thuốc hàng nghìn năm nay, YHCT có thế mạnh lớn trong việc tìm lại giấc ngủ cho người bệnh. Các phương pháp có thể kể đến như sử dụng bài thuốc cổ phương, điện châm, cấy chỉ, ngâm chân, xoa bóp bấm huyệt, khí công dưỡng sinh,… Sự kết hợp các phương pháp YHCT trong điều trị mất ngủ đang là xu thế nghiên cứu hiện nay, điển hình như các nghiên cứu kết hợp bài thuốc “Ngô thị Toan táo an thần thang” và hào châm điều trị mất ngủ thể can thận âm hư của Châu Nhị Vân [12], nhĩ châm với thở 4 thì của Phùng Đức Đạt [13],… Phương pháp điện châm điều trị mất ngủ đã được Bộ y tế công nhận và hướng dẫn phác đồ điều trị [14], bài thuốc “Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị” gồm bài Kỷ cúc địa hoàng thang (Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Trạch tả, Phục linh, Đan bì, Kỷ tử, Cúc hoa) có tác dụng tư thận dưỡng âm minh mục, gia thêm 04 vị: Toan táo nhân sao đen, Viễn chí, Liên nhục, Phục thần, đã được nhóm nghiên cứu chứng minh tác dụng an thần trên thực nghiệm [15]. Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị trên lâm sàng cũng như của phương pháp kết hợp bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị và điện châm, vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị kết hợp điện châm trên người bệnh mất ngủ không thực tổn” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị” kết hợp điện châm trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn thể âm hư hỏa vượng.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
1.1. MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI ……….. 3
1.1.1. Giấc ngủ bình thường……………………………………………………………. 3
1.1.2. Mất ngủ không thực tổn ………………………………………………………… 6
1.2. MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN…. 15
1.2.1. Bệnh danh………………………………………………………………………….. 15
1.2.2. Bệnh nguyên bệnh cơ………………………………………………………….. 15
1.2.3. Thể lâm sàng và pháp điều trị ………………………………………………. 16
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN….. 18
1.3.1. Công trình nghiên cứu trong nước………………………………………… 18
1.3.2. Các nghiên cứu trên thế giới ………………………………………………… 19
1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM VÀ HUYỆT VỊ…………………………. 20
1.4.1. Định nghĩa và cơ sở lý luận của điện châm ……………………………. 20
1.4.2. Chỉ định và chống chỉ định của điện châm [55] ……………………… 21
1.4.3. Nhóm huyệt trong nghiên cứu ……………………………………………… 21
1.5. BÀI THUỐC “KỶ CÚC ĐỊA HOÀNG THANG GIA VỊ”……………. 21
1.5.1. Xuất xứ bài thuốc “Kỷ cúc địa hoàng thang” …………………………. 21
1.5.2. Thành phần bài thuốc nghiên cứu…………………………………………. 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 25
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………. 25
2.1.1. Bài thuốc nghiên cứu ………………………………………………………….. 25
2.1.2. Công thức huyệt điều trị………………………………………………………. 26
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………………… 26
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ……………………………………………. 26
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân………………………………………………. 27
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ………………………………. 272.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………… 28
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………….. 28
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn cỡ mẫu………………………………………………………. 28
2.4.3. Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………….. 28
2.4.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu……………………………………………………….. 29
2.4.5. Phương pháp đánh giá kết quả……………………………………………… 30
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN……………………………….. 33
2.6. SAI SỐ VÀ CÁCH KHỐNG CHẾ SAI SỐ………………………………….. 33
2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU………………………………………………………………………… 34
2.8. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU………………………………………………………….. 34
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………… 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 36
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………….. 36
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ …………………………………………………………………. 40
3.2.1. Kết quả cải thiện tình trạng mất ngủ……………………………………… 40
3.2.2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị. 51
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 53
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………. 53
4.1.1. Bàn luận về tuổi và giới ………………………………………………………. 53
4.1.2. Bàn luận về nghề nghiệp……………………………………………………… 54
4.1.3. Bàn luận về khu vực dân cư…………………………………………………. 55
4.1.4. Bàn luận về yếu tố thúc đẩy sang chấn tâm lý và stress …………… 55
4.1.5. Bàn luận về hôn nhân và hoàn cảnh gia đình………………………….. 56
4.1.6. Bàn luận về thời gian mất ngủ ……………………………………………… 58
4.2. TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ…………………………… 58
4.2.1. Kết quả cải thiện thời gian vào giấc………………………………………. 58
4.2.2. Kết quả cải thiện thời lượng giấc ngủ……………………………………. 614.2.3. Hiệu suất giấc ngủ………………………………………………………………. 63
4.2.4. Chất lượng giấc ngủ chủ quan ……………………………………………… 64
4.2.5. Rối loạn trong giấc ngủ và các rối loạn trong ngày…………………. 65
4.2.6. Sự thay đổi tổng điểm PSQI và hiệu quả điều trị ……………………. 67
4.3.7. Triệu chứng thứ phát sau mất ngủ…………………………………………. 68
4.2.8. Sự biến đổi các chứng trạng Y học cổ truyền…………………………. 69
4.2.9. Hiệu quả điều trị chung……………………………………………………….. 70
4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU
TRỊ ………………………………………………………………………………………….. 75
4.3.1. Biến đổi chỉ số mạch, huyết áp …………………………………………….. 75
4.3.2. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm………. 75
4.3.3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Kỷ cúc địa hoàng thang
gia vị” ………………………………………………………………………………………… 75
4.3.4. Biến đổi các chỉ số cận lâm sàng ………………………………………….. 76
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 77
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH SÁCH PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Thành phần bài thuốc “Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị” …………. 25
Bảng 2. 2. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin………………………….. 33
Bảng 3. 1. Bảng phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi………………………. 36
Bảng 3. 2. Đặc điểm về nghề nghiệp của ĐTNC ………………………………….. 37
Bảng 3. 3. Đặc điểm phân bố về tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh gia đình
của ĐTNC ………………………………………………………………………. 38
Bảng 3. 4. Đặc điểm yếu tố thúc đẩy sang chấn tâm lý và stress của ĐTNC . 39
Bảng 3. 5. Đặc điểm về thời gian mất ngủ của ĐTNC ………………………….. 39
Bảng 3. 6. Sự thay đổi thời gian vào giấc tại các thời điểm D0, D10, D21. 40
Bảng 3. 7. Thời lượng giấc ngủ trung bình trước và sau điều trị …………….. 40
Bảng 3. 8. Sự thay đổi hiệu suất giấc ngủ trước và sau điều trị………………. 42
Bảng 3. 9. Sự thay đổi CLGN chủ quan trước và sau điều trị…………………. 43
Bảng 3. 10. Sự thay đổi các rối loạn trong giấc ngủ và rối loạn trong ngày trước
và sau điều trị …………………………………………………………………… 44
Bảng 3. 11. Biển đổi thành tố trong thang điểm PSQI trước và sau điều trị.. 45
Bảng 3. 12. Sự thay đổi tổng điểm PSQI trước và sau điều trị …………………. 46
Bảng 3. 13. Sự biến đổi các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ trước và sau điều
trị. …………………………………………………………………………………… 47
Bảng 3. 14. Sự biến đổi các chứng trạng theo y học cổ truyền…………………. 49
Bảng 3. 15. Hiệu quả điều trị chung……………………………………………………… 50
Bảng 3. 16. Sự biến đổi mạch, huyết áp sau 21 ngày điều trị …………………… 51
Bảng 3. 17. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm ……. 51
Bảng 3. 18. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Kỷ cúc địa hoàng
thang gia vị” …………………………………………………………………….. 52
Bảng 3. 19. Thay đổi các chỉ số cận lâm sàng sau 21 ngày điều trị…………… 52DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm phân bố về giới của đối tượng nghiên cứu ………….. 36
Biểu đồ 3. 2. Đặc điểm về khu vực dân cư của đối tượng nghiên cứu……….. 37
Biểu đồ 3. 3. Sự thay đổi thời gian vào gian và thời lượng ngủ của ĐTNC tại
các thời điểm D0, D10, D21 ……………………………………………. 41
Biểu đồ 3. 4. Sự thay đổi tổng điểm PSQI trước và sau điều trị ………………. 46
Biểu đồ 3. 5. Sự thay đổi các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ trước và sau
điều trị ………………………………………………………………………….. 4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com