Phát hiện một số đột biến gen và đối chiếu kiểu gen với kiểu hình của bệnh nhi Thalassemia tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
Luận án tiến sĩ y học Phát hiện một số đột biến gen và đối chiếu kiểu gen với kiểu hình của bệnh nhi Thalassemia tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.Thalassemia là một nhóm bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh do đột biến gen globin gây nên thiếu hụt tổng hợp một phần hay toàn bộ mạch polypeptid trong globin của hemoglobin. Các thể bệnh Thalassemia được mô tả và đặt tên dựa theo chuỗi globin bị ảnh hưởng, thường gặp nhất trong lâm sàng là α- Thalassemia, β-Thalassemia hay δβ-Thalassemia [1], [2]. Liên đoàn Thalassemia thế giới ước tính hiện có khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh. Hàng năm có 300 đến 400 nghìn đứa trẻ sinh ra bị thiếu máu do mắc căn bệnh này. Bệnh ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, nhưng có sự khác biệt đáng kể ngay cả trong các khu vực địa lý nhỏ [3]. Trước đây, bệnh phổ biến ở khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông và Đông Nam Á. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng gia tăng ở các khu vực khác, bao gồm cả Bắc Âu và Bắc Mỹ, chủ yếu do di cư [4].
Việt Nam nằm trong “vành đai Thalassemia”. Theo thống kê, nước ta đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh Thalassemia cao nhất thế giới. Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam (VITA) năm 2014 ước tính có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, bao gồm khoảng 20.000 bệnh nhân cần được điều trị và 44% trong số đó là trẻ em. Tại Hải Phòng, vấn đề chẩn đoán và điều trị bệnh Thalassemia đã và đang được thực hiện rất tích cực, song còn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Chúng ta chưa thực sự khống chế và kiểm soát được bệnh, nguyên nhân chủ yếu vì nguồn gen bệnh chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Từ đó dẫn đến việc lan truyền nguồn gen gây bệnh từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm suy thoái giống nòi và mang lại nhiều hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.
Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị Thalassemia, kể cả liệu pháp ghép tế bào gốc, nhưng quá trình điều trị sẽ cực kì khó khăn và tốn kém. Do đó giải pháp tốt nhất với bệnh Thalassemia là dự phòng, tư vấn di truyền nhằm không sinh ra thế hệ bị thể bệnh nặng [5].2
Như vậy, những đột biến gen gây bệnh Thalassemia ở trẻ em Hải Phòng là gì? Kiểu hình và kiểu gen của bệnh nhi Thalassemia như thế nào?
Đây là việc rất cần thiết và tối quan trọng, góp phần tạo nền móng cho việc phát hiện sớm, phòng ngừa chủ động, lấy giải pháp phòng bệnh làm chiến lược giải quyết vấn đề Thalassemia, tiến tới có thể bước đầu loại bỏ và giảm nguồn gen gây bệnh. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phát hiện một số đột biến gen và đối chiếu kiểu gen với kiểu hình của bệnh nhi Thalassemia tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng” với 3 mục tiêu sau:
1, Xác định một số đột biến gen của các bệnh nhi Thalassemia tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ 01/01/2016 đến 31/12/2020.
2, Đối chiếu kiểu gen với kiểu hình của các bệnh nhi Thalassemia ở Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
3, Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng theo gen đột biến và bước đầu xây dựng 1 số phả hệ của bệnh nhi Thalassemia tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
Hi vọng với kết quả thu được sẽ góp phần vào chẩn đoán, điều trị, tiên lượng và phòng bệnh Thalassemia, một bệnh rất thường gặp ở trẻ em nước ta
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………….. 3
1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh Thalassemia…………………………………………….. 3
1.2. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm…………………………………………………… 16
1.3. Tổng quan phương pháp lập và phân tích phả hệ bệnh Thalassemia ……. 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU…………….. 34
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………. 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………….. 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 49
3.1. Đột biến gen gây bệnh Thalassemia ở bệnh nhi tại Bệnh viện Trẻ em
Hải Phòng…………………………………………………………………………………………… 49
3.2. Đối chiếu kiểu gen với kiểu hình của các bệnh nhi Thalassemia ở Bệnh
viện Trẻ em Hải Phòng ………………………………………………………………………… 60
3.3. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng theo gen đột biến và bước
đầu xây dựng 1 số phả hệ……………………………………………………………………… 67
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………….. 80
4.1. Xác định đột biến gen gây bệnh Thalassemia ở bệnh nhi tại Bệnh viện
Trẻ em Hải Phòng. ………………………………………………………………………………. 80
4.2. Đối chiếu kiểu gen với kiểu hình của các bệnh nhi Thalassemia ở Bệnh
viện Trẻ em Hải Phòng ……………………………… Error! Bookmark not defined.
4.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng theo gen đột biến và bước đầu xây
dựng 1 số phả hệ ……………………………………………………………………………….. 107
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………… 113
NHƯNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ………………………………………. 115
NHƯNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI………………………………………………………. 116
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………. 117
PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ……………………………….. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………… 118
DANH SÁCH BỆNH NHÂN……………………………………………………………….. 136DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tỷ lệ người mang gen Thalassemia tại Việt Nam………………………….. 5
Bảng 1.2. Đột biến trên gen Hb (tổng hợp từ nhiều nghiên cứu) ……………………. 6
Bảng 1.3. Tỉ lệ người mang gen ở nước ta (tổng hợp từ nhiều nghiên cứu) …….. 7
Bảng 1.4. Cấu trúc globin của Hb sinh lý ……………………………………………………. 8
Bảng 1.5. Các loại allen đột biến của bệnh α-Thalassemia ………………………….. 11
Bảng 1.6. Các đột biến gây bệnh β-Thalassemia………………………………………… 13
Bảng 1.7. Các kiểu gen và kiểu hình của bệnh α-Thalassemia ………………………….. 17
Bảng 2.1. Trình tự mồi và kích thước của 5 đột biến thường gặp…………………. 40
Bảng 2.2. Các thông số của phản ứng GAP-PCR của 5 đột biến thường gặp…. 41
Bảng 2.3 Trình tự mồi và kích thước của 2 đột biến điểm thường gặp………….. 42
Bảng 2.4. Các thông số của phản ứng ARMS-PCR ……………………………………. 43
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi vào viện và tuổi phát hiện bệnh ……………………….. 49
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhi α và β-Thalassemia theo nhóm tuổi vào viện…….. 49
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo tuổi phát hiện bệnh……………………………….. 50
Bảng 3.4. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu………………………………… 50
Bảng 3.5. Đặc điểm về địa dư của đối tượng nghiên cứu…………………………….. 51
Bảng 3.6. Phân bố đột biến gen hemoglobin ở bệnh nhân α-Thalassemia……… 52
Bảng 3.7. Phân loại bệnh nhân α-Thalassemia theo kiểu đột biến gen ………….. 52
Bảng 3.8. Phân bố đột biến gen β-globin ở bệnh nhân β-Thalassemia…………… 55
Bảng 3.9. Phân loại đột biến β-globin theo vị trí gen bị đột biến………………….. 57
Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân β-Thalassemia theo chức năng gen bị đột biến. 58
Bảng 3.11. Phân bố bệnh nhân β-Thalassemia theo kiểu gen đột biến ………….. 59
Bảng 3.12. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lý do vào viện…………………….. 60
Bảng 3.13. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo triệu chứng lâm sàng khi vào
viện ………………………………………………………………………………………………………. 61
Bảng 3.14. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ lách to khi vào viện…. 62Bảng 3.15. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo triệu chứng bộ mặt
Thalassemia…………………………………………………………………………………………… 62
Bảng 3.16. Đặc điểm niêm mạc lợi của đối tượng nghiên cứu khi vào viện…… 63
Bảng 3.17. Phân bố bệnh nhân theo tuổi bắt đầu truyền máu……………………….. 63
Bảng 3.18. Phân bố bệnh nhân theo số lần truyền máu mỗi năm………………….. 64
Bảng 3.19. Đặc điểm lệ thuộc truyền máu của bệnh nhân Thalassemia ………… 64
Bảng 3.20. Đặc điểm huyết học của đối tượng nghiên cứu ………………………….. 65
Bảng 3.21. Đặc điểm sắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân Thalassemia……. 66
Bảng 3.22. Đặc điểm GOT, GPT, ure, creatinin ở bệnh nhân Thalassemia……. 67
Bảng 3.23. Hội chứng tán huyết theo gen đột biến α-Thalassemia ……………….. 68
Bảng 3.24. Đặc điểm lâm sàng theo gen đột biến α-Thalassemia …………………. 68
Bảng 3.25. Đặc điểm huyết học theo số lượng gen đột biến α-Thalassemia
(n=27)…………………………………………………………………………………………………… 69
Bảng 3.26. Đặc điểm điện di huyết sắc tố theo số lượng gen đột biến…………… 69
Bảng 3.27. Đặc điểm lâm sàng theo đột biến gen HBB ở β-Thalassemia………. 70
Bảng 3.28. Đặc điểm huyết học theo đột biến gen HBB ở β-Thalassemia …….. 71
Bảng 3.29. Đặc điểm điện di HST theo đột biến gen HBB của β-Thalassemia . 7
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Gen α và β globin (trên nhiễm sắc thể 16 và 11) ………………………….. 14
Hình 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kiểu hình bệnh (n=83) …………… 51
Hình 3.2. Hình ảnh điện di thu được của đột biến SEA, 3.7 ………………………… 53
Hình 3.3. Hình ảnh điện di thu được của đột biến c2delT……………………………. 53
Hình 3.4. Hình ảnh điện di thu được của đột biến HbCs……………………………… 54
Hình 3.5. Phân loại bệnh nhân α-Thalassemia theo số lượng gen đột biến
(n=27)…………………………………………………………………………………………………… 54
Hình 3.6. Hình ảnh điện di thu được của đột biến CD17, CD41/42………………. 55
Hình 3.7. Hình ảnh điện di thu được của đột biến CD95 …………………………….. 56
Hình 3.8. Hình ảnh điện di thu được của đột biến CD26 …………………………….. 56
Hình 3.9. Hình ảnh điện di thu được của đột biến CD71/72 ………………………… 57
Hình 3.10. Hình ảnh điện di đột biến IVS1.1 …………………………………………….. 57
Hình 3. 11. Phả hệ gia đình số 1 ………………………………………………………………. 72
Hình 3. 12. Phả hệ gia đình số 2 ………………………………………………………………. 72
Hình 3. 13. Phả hệ gia đình số 3 ………………………………………………………………. 73
Hình 3. 14. Phả hệ gia đình số 4 ………………………………………………………………. 74
Hình 3. 15. Phả hệ gia đình số 5 ………………………………………………………………. 74
Hình 3. 16. Phả hệ gia đình số 6 ………………………………………………………………. 75
Hình 3. 17. Phả hệ gia đình số 7 ………………………………………………………………. 76
Hình 3. 18. Phả hệ gia đình số 8 ………………………………………………………………. 76
Hình 3. 19. Phả hệ gia đình số 9 ………………………………………………………………. 77
Hình 3. 20. Phả hệ gia đình số 10 …………………………………………………………….. 78
Hình 3. 21. Phả hệ gia đình số 11 …………………………………………………………….. 78
Hình 3. 22. Phả hệ gia đình số 12 …………………………………………………………….. 79
Hình 4.1. Kết quả phát hiện đột biến CD95 ở gia đình phả hệ số 11 …………… 10
Nguồn: https://luanvanyhoc.com