PHẪU THUẬT CẮT GAN ĐIỀU TRỊ SỎI TRONG GAN

PHẪU THUẬT CẮT GAN ĐIỀU TRỊ SỎI TRONG GAN

 PHẪU THUẬT CẮT GAN ĐIỀU TRỊ SỎI TRONG GAN 

Nguyễn Cao Cương*, Phan Hiệp Lợi*, Lê Văn Nghĩa*, Lê Văn Cường*, Văn Tần* 
TÓM TẮT 
Sỏi trong gan (STG) chiếm tỉ lệ # 13-30% sỏi đường mật, các phương pháp lấy STG thường để sót sỏi hoặc sỏi tái phát sau này, cắt gan là 1 phương pháp điều trị triệt để STG tránh được sót sỏi và sỏi tái phát. 
Mục tiêu: xác định các chỉ định cắt gan và đá nh giá kế t quả cắ t gan điề u trị STG. 
Nghiên cứu tiền cứu thực hiện trong thời gian 5 năm (10/1998 – 9/2003). Chúng tôi có cắt gan cho 132 bệnh nhân (BN) gồm 43 nam, 89 nữ. Có 41,66% BN có tiền sử mổ đường mật 1-3 lần. Về vị trí: STG (T) 12,87%, STG(T) kết hợp 72,71%, STG 2 bên 14,4%. Có 131 trường hợ p (TH) được phẫu thuật cắt hạ phân thùy 2,3 (HPT), 1 TH cắt HPT 5,6 và có kèm mở ống mật chủ(OMC) lấy sỏi và cắt túi mật (12 TH). Với chỉ định cắt gan là xơ gan thứ phát 34,09%, áp xe đường mật 16,66%, hẹp đường mật 38,63%, chỉ định khác 10,6%…Tỉ lệ biến chứng là 28,78%, nhiề u nhất là nhiễm trùng vết mổ. Không có tử vong.Sót sỏi có tỉ lệ 12,12%, được lấy sỏi qua ERCP hay tán sỏi qua đường Kehr. Có 43,94% theo dõ i đượ c trung bình là 25,56 thá ng trong đó có 13 TH sỏi tái phát; 8 TH được theo dõi, 5 TH đươc mổ lại 2 TH và ERCP 2 TH, cắt cơ vòng nội soi 1 TH. 
Kết luận: cắt phân thùy bên gan (T) theo đúng chỉ định là 1 phương pháp điều trị triệt để STG có kết quả tốt. Đối với sỏi gan 2 bên có thể cắt gan bên (T) và lấy sỏi gan (P) kết hợp nội soi tán sỏi lúc mổ và nốiOMChỗng tràng 1 quai dưới da.Chỉ định cắt gan bên (P) cần được xem xét kỹ và có thể thực hiệnđược cắt HPT

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment