Phẫu thuật điều trị chấn thương vỡ tá tràng ở trẻ em: nhân 2 trường hợp

Phẫu thuật điều trị chấn thương vỡ tá tràng ở trẻ em: nhân 2 trường hợp

Phẫu thuật điều trị chấn thương vỡ tá tràng ở trẻ em: nhân 2 trường hợp
Tô Mạnh Tuân, Trần Xuân Nam, Trần Hùng

Mục tiêu: Vỡ tá tràng do chấn thương ở trẻ em là bệnh rất hiếm gặp, việc chẩn đoán và điều trị sớm rất khó khăn do vị trí sau phúc mạc của tá tràng, làm tăng nguy cơ biến chứng và tử vong cho trẻ. Chúng tôi báo cáo 2 ca bệnh vỡ tá tràng do chấn thương được phẫu thuật đóng tổn thương tá tràng có kết quả.

Ca bệnh 1: Trẻ nữ 3 tuổi, có đau bụng sau ngã đập bụng vào tay lái xe máy. Trẻ được chuyển đến bệnh viện địa phương, chụp cắt lớp vi tính cho hình ảnh vỡ tá tràng và phẫu thuật khâu vỡ tá tràng 23 giờ sau chấn thương, qua đường trắng bụng bên phải. Ngày 3 sau mổ, trẻ có biểu hiện nhiễm trùng tiến triển, được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Trẻ được lọc máu, đặt ECMO. Ngày 11 sau chấn thương có rò dịch tiêu hóa qua vết mổ. Trẻ được mổ lần 2, tổn thương vỡ rộng D3-4 tá tràng, được nối tá – hỗng tràng. Sau mổ, tá tràng liền thì đầu và trẻ được ra viện sau mổ 39 ngày.

Ca bệnh 2: Trẻ nữ 2,5 tuổi, đến viện do ngã, tay lái xe máy đập vào bụng. Tình trạng khi vào viện trẻ tỉnh, có đau bụng vùng rốn, không nôn. Chụp cắt lớp vi tính bụng có dịch tự do ổ bụng, khí, dịch quanh D3 tá tràng. Trẻ có biểu hiện sốc, được hồi sức và phẫu thuật giờ 17 sau chấn thương. Tổn thương vỡ D2-D3 tá tràng, vết thương được khâu kín 1 lớp. Sau mổ, không có biến chứng, thời gian nằm viện sau mổ là 28 ngày.

Kết luận: Vỡ tá tràng do chấn thương bụng là tổn thương hiếm gặp ở trẻ em. Phát hiện và xử trí kịp thời sẽ góp phần giảm nguy cơ biến chứng. Chụp cắt lớp vi tính có vai trò quan trọng trong chẩn đoán vỡ tá tràng. Phẫu thuật khâu tổn thương tá tràng ở trẻ em cho kết quả phục hồi tốt.

 

 

Phẫu thuật điều trị chấn thương vỡ tá tràng ở trẻ em: nhân 2 trường hợp

Leave a Comment