PHONG BẾ THẦN KINH THẸN TIÊM MỘT LẦN DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT CẮT TRĨ
PHONG BẾ THẦN KINH THẸN TIÊM MỘT LẦN DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT CẮT TRĨ
Vũ Hoàng Phương1,2, Trần Khánh Dư1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tác dụng giảm đau và các tác dụng không mong muốn của phương pháp phong bế thần kinh thẹn tiêm một lần dưới hướng dẫn siêu âm sau phẫu thuật cắt trĩ . 20 bệnh nhân phẫu thuật cắt trĩ theo chương trình được được giảm đau sau mổ bằng phương pháp phong bế thần kinh thẹn tiêm một lần dưới hướng dẫn siêu âm tại khoa Gây mê hồi sức và Chống đau – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2021. Thời gian thực hiện kĩ thuật, vùng phong bế cảm giác, điểm đau VAS khi nghỉ và khi vận động, mức độ hài lòng của bệnh nhân và một số tác dụng không mong muốn được ghi lại trong 24 giờ sau mổ. Thời gian thực hiện kĩ thuật trung bình là 12,1 ± 1,6 (phút). 89,5% người bệnh phong bế được vùng tam giác chậu phía sau; 10,5% người bệnh có phong bế toàn bộ tầng sinh môn; không có ai bị phong bế vùng tam giác trước. Độ sâu trung bình từ mặt da cho đến vị trí TK thẹn là 5,1 ± 0,9 (cm). Điểm VAS trung bình khi nghỉ đều < 3 và khi vận động đều xấp xỉ 4 ở tất cả các thời điểm. 90,0% bệnh nhân có mức độ hài lòng và rất hài lòng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phong bế thần kinh thẹn tiêm một lần dưới hướng dẫn siêu âm có hiệu quả giảm đau tốt sau mổ cho các phẫu thuật cắt trĩ.
Đau sau phẫu thuậtcắt trĩcó mức độ từ vừa đến nặng, đặc biệt đau ở mức độ rất nhiều trong 24 giờ phẫu thuật đầu tiên. Để giảm đau sau phẫu thuật tầngsinh môn nói chung và phẫu thuật cắttrĩnói riêng, đã có nhiều phương pháp được nghiên cứu như giảm đau toàn thân qua đường tĩnh mạch (PCA), thuốcgiảm đau NSAID và gây tê thân thần kinh (TK) ngoại vi1,2. Gây tê TKthẹn để giảm đau cho các phẫu thuật tầng sinh môn, được sử dụng phổ biến trong sản khoa, tiết niệu.. với kĩ thuật tiêm phong bế dựa theo mốc giải phẫu ở tư thế bệnh nhân nằm ngửa3, 4.Tác giả Kovacs (2001) đã mô tả banđầu kích thước của thần kinh thẹn và động mạch thẹn dưới hướng dẫn của siêu âm5. Tác giả Mongelli (2021) nghiên cứu phân tích tổng hợp cho thấy gây tê thần kinh thẹn trongphẫu thuật cắttrĩ chothấy hiệu quả giảm sửdụng opiod, giảm thời gian nằm viện và giảm đau sau 24 giờ6. Ở Việt Nam, phương pháp phongbế thần kinh thẹn dưới hướng dẫn siêu âm vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứuđề tài: “Phong bế thần kinh thẹn tiêm một lần dưới hướng dẫn siêu âm ở bệnh nhânphẫu thuậtcắttrĩ”
Nguồn: https://luanvanyhoc.com