Phục hồi chức năng phát âm sau cắt thanh quản toàn phần bằng prosthesis khí – thực quản loại Provox

Phục hồi chức năng phát âm sau cắt thanh quản toàn phần bằng prosthesis khí – thực quản loại Provox

Ung thư thanh quản và ung thư hạ họng là loại ung thư hay gặp trong chuyên khoa tai mũi họng.

Tại Mỹ hai loại ung thư này chiếm 10-20% ung thư đường tiêu hoá và hô hấp trên, chiếm khoảng 1,5-2% ung thư toàn cơ thể, mỗi năm có khoảng 15.000 bênh nhân mới [110].

Nước ta chưa có thống kê đầy đủ về số bênh nhân mắc bênh và số bênh nhân được điều trị hàng năm. Nhưng theo thống kê của khoa B1 Bênh viên Tai mũi họng trung ương, mỗi năm có khoảng 150 bênh nhân đến khám và được chẩn đoán là ung thư thanh quản và ung thư hạ họng, có khoảng 80-100 bênh nhân được phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần [1].

Điều trị ung thư thanh quản phụ thuộc vào giai đoạn của bênh. Nếu bênh nhân đến sớm khối u còn nhỏ, khu trú chỉ cần điều trị tia xạ đơn thuần hoặc cắt thanh quản bán phần. Với phương pháp điều trị này vừa loại bỏ được khối u, kéo dài được cuộc sống cho bênh nhân vừa giữ được chức năng thanh quản cho bênh nhân. Nếu bênh nhân đến muộn khối u đã lan rộng, điều trị cần triêt để, kết hợp nhiều phương pháp: cắt thanh quản toàn phần, cắt thanh quản toàn phần và cắt một phần hạ họng, nạo vét hạch cổ kết hợp tia xạ hậu phẫu.

Sau khi cắt thanh quản toàn phần mặc dù khối u đã được loại bỏ, nhưng bênh nhân không nói được, không giao tiếp được với gia đình và xã hội. Đây là một thiêt thòi lớn cho bênh nhân và gia đình, nhiều bênh nhân đã chán nản, trầm cảm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chính vì điều này, một số bênh nhân đã từ chối phẫu thuật mặc dù vẫn có trong chỉ định phẫu thuật, hoặc lo sợ mà đến muộn.

Các phương pháp phục hồi chức năng phát âm cho bênh nhân cắt thanh quản mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu nhưng hiên nay vẫn là vấn đề thời sự, được nhiều sự quan tâm của các nhà Tai Mũi Họng và các nhà luyện giọng nhằm tăng thêm chất lượng cuộc sống cho bênh nhân.

Trải qua hơn một trăm năm phát triển, nhiều phương pháp phục hồi phát âm đã đựơc thực hiện. Một số phương pháp đạt kết quả tốt, một số phương pháp khác do có nhiều biến chứng, tỉ lệ thành công thấp nên không còn được áp dụng. Hiện nay người ta có thể chia ra làm 3 loại giọng sau cắt thanh quản toàn phần [117]:

+ Giọng thanh quản nhân tạo (dùng thiết bị phát âm điện)

+ Giọng thực quản.

+ Giọng khí – thực quản.

Ở Việt nam, các nhà Tai Mũi Họng mới chỉ chú trọng đến điều trị bệnh, loại bỏ bệnh tích, kéo dài đời sống cho bệnh nhân còn vấn đề phục hồi chức năng phát âm chưa được nghiên cứu nhiều. Nguyên nhân chính là chi phí cho việc phục hồi chức năng phát âm sau cắt thanh quản còn quá đắt so với thu nhập hiện nay của người dân. Giá một thanh quản điện khoảng 700-1000 USD, giá một van phát âm khoảng 100-200 USD, còn để luyện được giọng thực quản phải mất ít nhất 4 đến 6 tháng với sự giúp đỡ của nhà luyện giọng chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Trong các phương pháp trên, sử dụng giọng khí-thực quản được dùng nhiều hơn cả do kỹ thuật đặt van khá đơn giản, tỉ lệ thành công khá cao và chất lượng giọng nói tốt hơn các phương pháp khác. Hiện nay, Khoa Tai Mũi Họng-Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành Phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và sử dụng loại van phát âm tự tạo kiểu Blom-Singer để phục hồi chức năng phát âm cho những bệnh nhân cắt thanh quản toàn phần, nhưng phạm vi áp dụng chưa được rộng rãi [14]. Có nhiều lọai van phát âm được sử dụng, nhưng hai loại hay được dùng nhất là

Blom-Singer và Provox. Van phát âm Provox được sản xuất tại Hà lan và được dùng nhiều ở châu Âu. Có nhiều nghiên cứu cho thấy ưu điểm của van loại Provox như: chất lượng giọng tốt, thời gian sử dụng dài, biến chứng ít, viêc chăm sóc, vê sinh van hằng ngày dễ dàng hơn…

Phục hồi phát âm bằng sử dụng van khí-thực quản đòi hỏi phải diễn đạt được tình cảm, sắc thái của con người trong ngôn ngữ giao tiếp. Đặc biêt, trong tiếng Viêt là ngôn ngữ có thanh điêu. Tại Viêt nam từ trước tới nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá về mặt ngữ âm học của các phương pháp phục hồi phát âm cho bênh nhân cắt thanh quản, cũng như các bài tập để tăng chất lượng giọng cho bênh nhân.

Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Phục hồi chức năng phát âm sau cắt thanh quản toàn phần bằng prosthesis khí – thực quản loại Provox

Nghiên cứu của chúng tôi nhằm các mục tiêu:

1. Đánh giá kết quả, khả năng phát âm ngay sau đặt van Provox

2. Xây dựng bài tập, huấn luyện phát âm và giao tiếp bằng lời nổi thích hợp cho bệnh nhân đặt van phát âm sau cắt thanh quản toàn phần.

3. Đánh giá khả năng phát âm của bệnh nhân sau huấn luyện.

MỤC LụC

ĐẶT VấN Để 1

Chương 1: TổNG QUAN 4

l.l. LịCH Sử CAC PHƯƠNG PHÁP PHụC HồI CHứC NÄNG PHÁT ÂM SAU CắT THANH quẢN TOÀN PHầN .’ 4

1.1.1 Nước ngoài 4

1.1.2 Viêt Nam ó

1.2 Xây dụng bài tập phát Âm và đánh giá kết quẢ phát âm của

BN SAU ĐặT VAN ó

1.2.1 Xây dựng bài tạp phát âm ó

1.2.1.1 Nước ngoài ó

1.2.1.2 Việt nam l

1.2.2 Đánh giá kết quả phát âm sau đạt van l

1.2.2.1 Nước ngoài l

1.2.2.2 Việt nam l

1.3 SƠ LƯợC GIảI PHẫU THANH qUẢN 8

1.4. CƠ CHế PHÁT ÂM l2

1.4.1 Cơ chế luồng hơi 12

1.4.2 Tạo thanh 14

1.42.1. Luồng hơi (Airstream)

l.4.2.2. Hoạt động đóng của dây thanh

1.42.3. Sự rung của dây thanh

1.42.4. Cấu trúc bề mặt của dây thanh 19

1.4.2.5 Các kiêu tạo thanh khác nhau 19

1.4.3. Công hưởng 20

1.4.4 Cấu âm 21

1.4.4.1 Phụ âm 22

1.4.4.2 Nguyên âm 23

1.4.5 Điều hoà phát âm 24

1.4.5.1 Cơ chế’điều hòa cao độ âm 25

1.4.5.2 Cơ chế’điều hòa độ vang của âm thanh 25

1.4.6 Cơ chế’ phát âm giọng khí-thực quản 2l

1.4.7. Các phương pháp phục hồi phát âm được sử dụng sau cắt TQTP hiên nay 29

1.47.1. Giọng thực quản 29

1.4.7.2 Giọng thanh quản điện 29

1.4.7.3 Giọng khí-thực quản 29

1.5. NGỮ ÂM TIếNG VIệT 3Q

1.5.1. Âm tiết 30

1.5.2 Thanh điêu 31

1.5.2.1 Những nét khu biệt của thanh điệu 32

1.5.2.2 Mô tả thanh điệu tiếng Việt 34

1.5.3 Nguyên âm và phụ âm 36

1.6 CÁC ĐẠC TRUNG CUA CHẤT THANH 38

1.7 CẤU TRÚC VAN PHÁT ÂM PROVOX 41

Chương 2 : Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 42

2.1. ĐỐI TUỢNG NGHIÊN CỨU 42

2.1.1. Nhóm nghiên cứu 42

2.1.2 Nhóm chứng cho nghiên cứu chất thanh 43

2.2 PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.2.1 Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 44

2.2.2 Các bước nghiên cứu 46

2.2.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu 50

2.2.4 Phương pháp xử lý số liêu 52

Chương 3: KÕT QUẢ 53

3.1 ĐạC ĐIểM CHUNG 53

3.1.1 Số lượng bênh nhân, giới 53

3.1.2 Tuổi 53

3.1.3 Chẩn đoán bênh 54

3.1.4 Phương pháp điều trị 55

3.1.5 Điều trị tia xạ hậu phẫu 56

3.2. ĐẠT VAN PHÁT ÂM 56

3.2.1 Thì đặt van 56

3.2.2 Thời gian đặt van 57

3.2.3 Cắt cơ xiết họng 58

3.2.4 Biến chứng đặt van 58

3.2.5 Thời gian theo dõi 60

3.2.6 Tuổi thọ của van 60

3.3. KHẢ NĂNG PHÁT ÂM NGAY SAU ĐẠT VAN 60

3.3.1 Tiếng thở khi phát âm 60

3.3.2 Tiếng ồn khi phát âm 61

3.3.3 Số lượng âm tiết phát ra trong 1 lần thở 61

3.3.4 Thời gian phát âm tối đa (tính bằng giây) 62

3.3.5 Chất giọng 62

3.3.6 Khả năng phát âm thanh điêu 63

3.3.7 Tốc đô lời nói 63

3.3.8 Khả năng người nghe hiểu lời nói của bênh nhân 63

3.4 XÂY DỤNG BAI TậP PHÁT ÂM 64

3.5 KHẢ NÄNG PHÁT ÂM CỦA BN SAU HUAN LUYệN 66

3.5.1 Tiếng thở khi phát âm 66

3.5.2 Tiếng ồn khi phát âm 67

3.5.3 Số lượng âm tiết phát ra trong 1 lần thở 69

3.5.4 Thời gian phát âm tối đa (tính bằng giây) 70

3.5.5 Chất giọng 71

3.5.6 Khả năng phát âm thanh điêu 72

3.5.7 Tốc đô lời nói 73

3.5.8 Khả năng người nghe hiểu lời nói của bênh nhân 74

3.5.9 Khả năng giao tiếp qua điên thoại 75

3.5.10 Tổng hợp kết quả phát âm 77

3.5.11. Khả năng phát âm phụ âm 77

3.6 KẾT QUẢ NGHIÊN CứU CHAT THANH 79

3.6.1 Tỉ lê đoạn vô thanh cục bô 79

3.6.2 Số đoạn gãy giọng 80

3.6.3 Mức đô gãy giọng 82

3.6.4 Đô hài thanh 83

3.6.5 Sự bất định về tần số (Jitter) 85

3.6.6 Sự bất định về biên đô (Shimmer) 86

Chương 4: BAN LUẬN 88

4.1 ĐặC ĐIểM CHUNG 88

4.1.1 Đạc điểm về tuổi và giới 88

4.1.2 Chẩn đoán bênh 88

4.1.3 Phương pháp điều trị 89

4.2 ĐẶT VAN PHÁT ÂM 90

4.2.1 Thì đạt van 90

4.2.2 Thời gian đạt van 90

4.2.3 Cắt cơ xiết họng 90

4.2.4 Thời gian theo dõi 92

4.2.5 Tuổi thọ của van 93

4.2.6 Biến chứng 94

4.3 ĐÁNH GIÁ KHẢ NÄNG PHÁT ÂM NGAY SAU ĐẶT VAN 97

4.3.1 Khả năng phát âm của BN 97

4.3.2 Khả năng giao tiếp của BN 98

4.4 XÂY DỤNG BÀI TẬP PHÁT ÂM 99

4.4.1 Đặc điểm của cơ chế tạo tiếng nói bằng giọng KTQ 99

4.4.2. Dựa trên những đặc điểm riêng tiếng Việt 100

4.4.3 Dựa vào khả năng phát âm của BN ngay sau đặt van 101

4.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT ÂM SAU HUAN LUYỆN PHÁT ÂM 101

4.5.1 Tiếng thở khi phát âm 102

4.5.2 Tiếng ồn từ lỗ thở khi phát âm 103

4.5.3 Số âm tiết phát ra trong một lần thở 104

4.5.4 Thời gian phát âm tối đa 106

4.5.5 Chất lượng giọng 107

4.5.6 Khả năng phát âm thanh điệu 108

4.5.7 Tốc độ lời nói 112

4.5.8 Mức độ hiểu lời nói của bệnh nhân (intelligibility) 113

4.5.9 Khả năng giao tiếp qua điện thoại 114

4.5.10 Tổng hợp kết quả phát âm 114

4.5.11 Khả năng phát âm phụ âm 116

4.6 PHÂN TÍCH CHAT THANH 118

4.6.1 Tỷ lệ đoạn vô thanh cục bộ 119

4.6.2 Số đoạn gãy giọng 119

4.6.3. Mức độ gãy giọng 120

4.6.4 Độ hài thanh 120

4.6.5 Độ bất định về tần số và biên độ (Jitter và Shimmer) 122

4.7 XÂY DỤNG HOÀN THIỆN BÀI TẬP VA PHƯƠNG PHÁP TẬP PHÁT ÂM

CHO BN CAT TQTP sử DỤNG GIỌNG KTQ .’ 123

4.7.1 Giai đoạn 1: Tháng đầu sau khi đặt van 123

4.7.2. Giai đoạn 2: tháng thứ 2-3 sau khi đặt van 124

4.7.3 Chương trình tập phát âm trên máy tính 131

KẾT LUẬN 132

KIẾN NGHỊ 135

NHỦNG ĐONG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 136

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIÊU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1 : BIỂU Đồ MINH HỌA

PHỤ LỤC 2: BỆNH ÁN MAU

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH NHÓM CHỨNG

PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH BỆNH NHÂN

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment