RÁCH ĐỘNG MẠCH CHẬU GỐC TRONG PHẪU THUẬT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG: BÁO CÁO 01 TRƯỜNG HỢP

RÁCH ĐỘNG MẠCH CHẬU GỐC TRONG PHẪU THUẬT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG: BÁO CÁO 01 TRƯỜNG HỢP

RÁCH ĐỘNG MẠCH CHẬU GỐC TRONG PHẪU THUẬT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG: BÁO CÁO 01 TRƯỜNG HỢP
Phạm Trọng Thoan1, Trần Huy Hùng1
1 Bệnh viện TWQĐ 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phẫu thuật điều trị rách động mạch chậu gốc do tai biến trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân nữ, 66 tuổi, thể trạng to khỏe, vào viện với chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L4-5 trung tâm lệch trái. Được phẫu thuật cắt một phần cung sau L4 bên trái, lấy đĩa đệm thoát vị và một phần thân đĩa. Sau khi lấy bỏ đĩa đệm thì thấy máu trào lên nhẹ – liên tục, tiến hành cầm máu các diện cắt, mạch máu vùng ngách rễ thần kinh. Đặt dẫn lưu và đóng vết mổ theo lớp. Sau đó bệnh nhân cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn nhiều, rồi ngất đi. Kiểm tra siêu âm ổ bụng thì nghi ngờ máu chảy vào ổ bụng. Monitoring thấy mạch nhanh, huyết áp tụt dần, không đáp ứng với các thuốc vận mạch. Tiến hành hồi sức cấp cứu, chuyển bệnh nhân sang phòng can thiệp mạch. Chụp mạch phát hiện rách động mạch chậu gốc trái, đã tiến hành bịt lỗ rách bằng stent, sau can thiệp về khoa hồi sức tích cực điều trị tiếp. Kết quả: Sau một tuần được ra viện trong tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh, hai chân vận động-cảm giác tốt, không có rối loạn cơ tròn. Kết luận: Tổn thương động mạch chậu trong phẫu thuật đĩa đệm thắt lưng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, tai biến này rất nghiêm trọng, có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Các phẫu thuật viên phải luôn luôn đề phòng, phát hiện và có xử trí nhanh chóng.

Tổn thương mạch máu trong phẫu thuật lấy đĩa đệm là tai biến đã được ghi nhận lần đầu tiên từ năm 1945 bởi Linton và White [1]. Tai biến này mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng có tỷ lệ tử vong  rất  cao.  Các  mạch  máu  lớn  nằm  ở  phía trước thân đốt sống,nên có rủi ro lớn khi phẫu thuật can thiệp vào thân đĩa đệm. Trong hầu hết các  trường  hợp,  triệu  chứng  lâm  sàng  diễn  ra rầm rộ và nhanh chóng, nhưng cũng có trường hợp diễn ra âm thầm và chậm rãi, bởi dạng tổn thương như rò động-tĩnh mạch hoặc giả phình mạch. Nguyên nhân chính của tình trạng đe dọa đến tính mạng bởi tốc độ mất máu rất nhanh mà không phát hiện ra tổn thương. Yu-Ling Hui đã có nghiên cứu cho thấy có đến 2.4% các trường hợp cắt một phần cung sau đốt sống thắt lưng có tai biến gây ra tổn thương mạch máu[2]. Có báo cáo thì cho thấy tỷ lệ xảy ra các tai biến tổn thương  mạch  nghiêm  trọng  như  rò  động-tĩnh mạch, rách động mạch hay giả phình mạch là 1-5/10.000 trường hợp phẫu thuật đĩa đệm[3]. Tỷ lệ tử vong cao một phần là do lượng máu mất rất  nhanh  chảy  vào  các  khoang  trong  và  sau phúc mạc, dẫn đến phẫu thuật viên không nhận biết được. Việc nhận ra và xử trí sớm giúp nâng cao tỷ lệ thành công. Điều trị theo phương thức truyền thống là phẫu thuật mổ mở phía trước ổ bụng  vào  can  thiệp  khâu  vá  mạch  máu.  Tuy nhiên, hiện nay với phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại, việc can thiệp ít xâm lấn qua lòng mạch máu là phương pháp tối ưu vượt trội.Chúng tôi xin trình bày một trường hợp lâm sàng, một phụ nữ 66 tuổi, mổ cắt một phần cung sau L4 bên trái, bị rách động mạch chậu gốc trái. Được  cấp  cứu,  chẩn  đoán  tổn  thương  và  can thiệp ít xâm lấn, nội soi lòng mạch, bịt vết rách động mạch chậu gốc bằng stent.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment