RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIÊN GIANG

RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIÊN GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIÊN GIANG.Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, kinh tế, kỹ thuật công nghệ….thì bên cạnh đó kéo theo nhiều biến đổi trong đời sống của con người, đặc biệt là phát sinh ra nhiều mối tiềm ẩn nguy hãi cho sức khỏe con người. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì ngày nay có Về nhân loại (khoảng 25% dân số thế giới) bị ảnh hưởng bởi sức khỏe tâm thần và tới năm 2020 trầm cảm – lo âu chỉ đứng sau các bệnh tim mạch về gánh nặng bệnh tật. Đặc biệt là dạng trầm cảm – lo âu do căn nguyên tâm lý xã hội gây nên [3, tr.10]. Còn theo, Gro Harlem nguyên tổng thư ký Tổ chức Y tế thế giới nói “Ngày nay, không một cá nhân nào, không một gia đình nào, lúc này hay lúc khác lại không có vấn đề về sức khỏe tâm thần” [3, tr.16].

Trong đời sống thường ngày của con người không phải lúc nào cũng diễn ra tốt đẹp, mà là một chuỗi thăng trầm. Mỗi khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn hay nguy hiểm con người thường rơi vào trạng thái phổ biến là “lo lắng”, sự lo lắng ấy được xem như một phản ứng tự vệ bản năng của con người. Ở một khía cạnh nào đó, sự lo lắng này có thể mang ý nghĩa tích cực, như là động lực giúp con người hành động để giải quyết những khó khăn hay nguy hiểm và chấm dứt trạng thái lo lắng. Tuy nhiên, nếu trạng thái tâm lý này ảnh hưởng thái quá đến nhận thức, cảm xúc, hành vi và sinh lý của cá nhân thì dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống như học tập, làm việc, giao tiếp, vui chơi.. .Lúc đó, lo lắng trở thành tình trạng bệnh lý thường gọi là “rối loạn lo âu”.

về mặt lý thuyết, đối tượng có nhiều nguy cơ rối loạn lo âu nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên, do lứa tuổi này đang chuyển từ thời kỳ quá độ của sự trưởng thành “không hoàn toàn là trẻ con và cũng chưa phải người lớn”, giai đoạn này các em đang trải qua nhiều thay đổi quan trọng, với những thay đổi xảy ra nhanh, không đồng đều, không cân bằng.. .nếu như không có sự quan tâm hợp lý từ người lớn. Hơn nữa, những xáo trộn này kết hợp với hoàn cảnh, điều kiện không thuận lợi trong cuộc sống thì dễ dàng phát sinh những rối loạn tâm lý như trầm cảm, stress, loạn thần cấp, hysteria (rối loạn phân ly) đặc biệt là RLLA. Những rối loạn tâm lý này, không được chữa trị kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành, “Chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hiện tại và phát triển nhân cách sau này” [16, tr.490]. Theo các nhà tâm lý học và sinh lý học cho rằng lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi chưa hoàn thiện những kỹ năng để ứng phó với những khó khăn
rong cuộc sống. Tâm lý chưa thật sự vững vàng, một khi rơi vào trạng thái RLLA thì các em rất khó khăn trong việc ứng phó. Những nghiên cứu RLLA gần đây cho thấy lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ cao gấp nhiều lần so với dân số chung.

Với sự phát triển của y học, tâm thần học nói chung và tâm lý học nói riêng, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về RLLA ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu trong lĩnh vực tâm thần học chủ yếu đề cập nguyên nhân RLLA là do sự mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền thần kinh, gen di truyền, cấu trúc của vỏ não.. .Cho nên việc chữa trị RLLA chủ yếu là dùng liệu pháp hóa dược tác động trực tiếp lên các chất dẫn truyền thần kinh.

Thế nhưng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến RLLA ở học sinh THPT ngoài các yếu tố sinh học nêu ở trên, còn có sự tác động của các yếu tố tâm lý – xã hội như: Áp lực thành tích học tập, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và liên quan đến bản thân cá nhân. Những nguyên nhân này gây nhiều xáo trộn trong tâm tư, tình cảm của học sinh THPT, nếu những xáo trộn đó không kiểm soát được sẽ phát sinh những rối loạn về mặt tâm lý cho các em.

Để có thể lý giải cho câu hỏi trên, ít nhất phải xác định được RLLA ở học sinh THPT có những đặc trưng gì, nguyên nhân và mức độ biểu hiện như thế nào, trên cơ sở đó, đưa ra những cách ứng phó và điều trị đúng đắn, phù hợp.

Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài: RÔI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIÊN GIANG” làm luận văn tốt nghiệp, đề tài sẽ góp phần nhỏ giúp các nhà khoa học, đặc biệt những nhà tâm lý học có nhận định và phương pháp điều trị rối RLLA ở học sinh THPT một cách thiết thực mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn.
2.    Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng và xác định một số nguyên nhân tâm lý – xã hội gây RLLA ở học sinh THPT huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp khắc phục giảm thiểu RLLA ở học sinh THPT.
3.    Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1.    Đối tượng nghiên cứu Rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
3.2.    Khách thể nghiên cứu
  
 MỤC LỤC RÔI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIÊN GIANG

LỜI CAM ĐOAN    1

LỜI CẢM ƠN    2

MỤC LỤC    3

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT    6

MỞ ĐẦU    7
1.    Lý do chọn đề tài    7
2.    Mục đích nghiên cứu    8
3.    Đối tượng và khách thể nghiên cứu    8
4.    Giả thuyết nghiên cứu    9
5.    Nhiệm vụ nghiên cứu    9
6.    Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài    9
7.    Phương pháp nghiên cứu    10
8.    Đóng góp của đề tài    11
9.    Cấu trúc của luận văn    11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG         12
1.1.    Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề    12
1.1.1.    Một số nghiên cứu trên thế giới    12
1.1.2.    Một số nghiên cứu ở Việt Nam    14
1.2.    Những vấn đề lý luận về rối loạn lo âu    17
1.2.1.    Khái niệm rối loạn lo âu    17
1.2.2.    Biểu hiện rối loạn lo âu    20
1.2.3. Rối loạn lo âu ở học sinh THPT    21
1.2.4.    Phân loại rối loạn lo âu    25
1.2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu    29
1.2.6.    Cơ chế tâm lý về rối loạn lo âu    30
1.2.7.    Nguyên nhân rối loạn lo âu    34
1.2.8.    Điều trị rối loạn lo âu    36
1.3. Những đặc điểm tâm lý – xã hội của học sinh THPT    38
1.3.1. Khái niệm học sinh THPT    38
1.3.2. Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh THPT    38
1.33. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh THPT    39
CHƯƠNG 2: THỰC trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học PHỔ THÔNG HUYỆN cHÂU thành Tỉnh tiền giang    .41
2.1.    Giới thiệu khái quát về huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang    41
2.2.    Tổ chức nghiên cứu    41
2.2.1.    Tổ chức nghiên cứu lý luận    41
2.2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng    42
2.3.    Kết quả nghiên cứu thực trạng    47
2.3.1.    Tổng quan thực trạng RLLA ở học sinh THPT    47
2.3.2.    Đặc điểm của học sinh THPT có RLLA ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang    49
2.3.3.    Thực trạng sự hiểu biết về RLLA ở học sinh THPT    50
2.3.4.    Thực trạng tự đánh giá về RLLA của học sinh THPT    53
2.3.5.    Thực trạng biểu hiện RLLA ở học sinh THPT    57
2.3.6.    Những cách ứng phó với RLLA ở hoc sinh THPT    62
2.3.7.    Các nguyên nhân gây RLLA ở học sinh THPT    64
2.3.8.    Những yếu tố giúp học sinh THPT ứng phó với RLLA    72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH TRUNG Học PHỔ THÔNG HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG                                                       77
3.1.    Cơ sở đề xuất biện pháp    77
3.1.1.    Cơ sở lý luận    77
3.1.2.    Cơ sở thực tiễn (từ kết quả nghiên cứu thực trạng)    82
3.2.    Nghiên cứu trường hợp điển hình về RLLA ở học sinh THPT huyện Châu
Thành tỉnh Tiền Giang    82
3.3.    Một số biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu RLLA ở học sinh THPT huyện Châu
Thành tỉnh Tiền Giang    90
3.3.1.    Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục, thầy cô giáo, phụ huynh và các tổchức xã hội    90
3.3.2.    Cải thiện mối quan hệ gia đình (cha, mẹ, người thân)    91
3.3.3.    Tăng cường vai trò chủ đạo của nhà trường trong việc giảm thiểu RLLA ở học sinhTHPT    92
3.3.4.    Nâng cao vai trò tự ý thức của học sinh THPT trong việc chủ động phòng ngừa vàứng phó với RLLA    95
3.3.5.    Thành lập hệ thống tham vấn tâm lý học đường ở các trường THPT    97
3.3.6.    Đẩy mạnh các hình thức sinh hoạt tập thể    98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ    101

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment